Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật người bệnh cần lưu ý gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nguy hiểm cần được chữa trị kịp thời, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật là một phương pháp được đánh giá hiệu quả cao. Vậy khi tiến hành điều trị người bệnh cần lưu ý những gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Xem thêm: Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất hiệu quả
1. Có nên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật?
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một thành phần của đĩa đệm (nhân nhầy, mâm sụn hay vòng sợi) bị di chuyển khỏi vị trí bình thường của nó gây chèn ép các rễ thần kinh.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể được chữa trị bằng hai phương pháp đó là điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Theo các chuyên gia đánh giá khoảng 80% người bị thoát vị đĩa đệm có thể được chữa trị bằng điều trị bảo tồn và 20% là cần phải mổ.
Vì thế có nên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật hay không thì cần căn cứ vào tình hình bệnh lý cũng như sức khỏe của người bệnh thì mới quyết định được.
Khi thấy có các dấu hiệu bất thường bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, khi đó sẽ được các bác sĩ cho lời khuyên cũng như xây dựng phác đồ điều trị hợp lý nhất, nếu cần thiết thì sẽ phải tiến hành phẫu thuật để điều trị thoát vị đĩa đệm.
2. Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Chỉ 20% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần tiến hành phẫu thuật, đó là trong các trường hợp:
- Bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên đau thần kinh tọa nặng, cấp tính và không đáp ứng thuốc giảm đau: lúc này người bệnh phải chịu những cơn đau dữ dội, việc sử dụng thuốc giảm đau không có tác dụng.
- Khi đã điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp điều trị bảo tồn tích cực từ 6-8 tuần nhưng thất bại: thời gian điều trị dài nhưng không mang đến kết quả thậm chí bệnh có thể diễn biến xấu đi, lúc này bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm bị tái phát sau khi mổ: người bệnh đã từng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nhưng bệnh tình tái phát cũng sẽ được chỉ định mổ thì mới điều trị được bệnh.
- Thoát vị đĩa đệm gây các biến chứng như liệt vận động hoặc gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa: đây là tình trạng bệnh ở giai đoạn nặng khiến người bệnh đã mất khả năng vận động, cần được tiến hành phẫu thuật ngay vì rất nguy hiểm.
3. Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật sẽ giúp giải phóng rễ thần kinh đang bị chèn ép bởi khối thoát vị từ đó làm giảm đau nhức cho bệnh nhân cũng như phục hồi khả năng vận động.
Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:
3.1. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật ít xâm lấn
Phẫu thuật ít xâm lấn sẽ giúp loại bỏ phần đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh, ở một số trường hợp còn có thể loại bỏ toàn bộ phần đĩa đệm.
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để tiếp cận vùng bị thoát vị với đường mổ nhỏ ở lối sau bằng đường rạch 3cm, sau đó sẽ cắt dây chằng vàng một bên và một phần tối thiểu nhất bản sống rồi lấy khối thoát vị.
Ưu điểm:
- Ít xâm lấn, không gây tàn phá.
- Không cần sử dụng tới những trang thiết bị đắt tiền.
Nhược điểm:
Dễ gặp các biến chứng sau phẫu thuật và người bệnh cần nhiều thời gian để hồi phục sau khi tiến hành mổ.
3.2. Phẫu thuật cắt đĩa đệm vi phẫu qua ống banh nội soi
Ở phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật này bác sĩ sẽ mổ một vết nhỏ trên da của bệnh nhân sau đó dùng thiết bị ống banh nội soi để hỗ trợ loại bỏ các nhân thoát vị gây chèn ép rễ thần kinh.
Phương pháp này được áp dụng tốt nhất đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở ngoài lỗ liên hợp, thể lỗ liên hợp với vị trí đốt sống L5/S1.
Ưu điểm:
- Vết mổ nhỏ nên người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng.
- Ít gây ra các biến chứng.
Nhược điểm:
Đòi hỏi bác sĩ cần phải có chuyên môn cao cùng với các thiết bị đắt tiền.
3.3. Phẫu thuật cắt đĩa đệm nội soi qua lỗ liên hợp, lỗ liên bản sống
Bác sĩ sẽ cắt một vết nhỏ trên da sau đó sẽ sử dụng phương pháp ghi hình ở đầy dụng cụ phẫu thuật sau đó tiến hành phẫu thuật căn cứ vào các hình ảnh nhận được. Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ phần thoát vị nhanh chóng.
Ưu điểm:
- Vết rạch nhỏ nên hạn chế được các biến chứng tại vết mổ.
- Thời gian hồi phục nhanh, người bệnh có thể xuất viện ngay khi mổ.
Nhược điểm:
Cần sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại và đắt tiền cũng như bác sĩ có chuyên môn cao.
Xem thêm: Điều trị sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
4. Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm cột sống lưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Tình trạng bệnh lý: người bị thoát vị đĩa đệm ở tình trạng nặng thì chi phí phẫu thuật sẽ cao hơn so với bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ.
- Phương pháp điều trị: mỗi phương pháp điều trị khác nhau thì mức chi phí sẽ khác nhau, chi phí mổ nội soi sẽ cao hơn so với mổ hở.
- Thời gian điều trị: thời gian điều trị cũng là một yếu tố quyết định đến chi phí phẫu thuật vì việc nằm lưu trú lâu hơn thì sẽ tốn nhiều chi phí hơn.
- Cơ sở điều trị: với những cơ sở uy tín có các máy móc trang thiết bị hiện đại, cùng với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao thì sẽ có mức chi phí cao hơn các cơ sở khác.
- Chế độ bảo hiểm: nếu người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế thì chi phí sẽ được giảm đi đáng kể.
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh: khi tiến hành phẫu thuật trong điều trị thoát vị đĩa đệm, nếu bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, men gan cao,… thì sẽ có mức chi phí cao hơn người không mắc các chứng bệnh này.
Từ các yếu tố trên, mức chi phí phẫu thuật cho người bị thoát vị đĩa đệm sẽ có mức giá dao động khác nhau cho mỗi phương pháp.
- Người bệnh được chỉ định phương pháp mổ hở lưng thì chi phí sẽ rơi vào khoảng 15-20 triệu.
- Với các trường hợp cần được tiến hành mổ nội soi chi phí sẽ trong khoảng 30-40 triệu.
- Trường hợp bệnh nhân bị hẹp ống sống và cần được đặt nẹp vít chi phí phẫu thuật sẽ tăng thêm từ 30-32 triệu.
5. Lưu ý trước khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Để điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Ăn uống, tập luyện để có sức khoẻ tốt: Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi, protein, omega3; đồng thời tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, đồ ăn cay nóng vì có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó cần tập luyện mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp thể trạng để tăng cường sức khỏe, giúp xương khớp được vận động linh hoạt hơn.
- Chuẩn bị kinh phí, phương tiện đi lại: người bệnh cần chuẩn bị đủ kinh phí để đóng trước khi phẫu thuật cũng như kinh phí để mua sắm những đồ đạc phát sinh trong quá trình nằm viện hay điều trị. Cũng cần bố trí phương tiện đưa đón trước và sau phẫu thuật phù hợp, tốt nhất nên sử dụng ô tô.
- Bố trí người chăm sóc: sau khi phẫu thuật cơ thể người bệnh còn yếu, sẽ cần thời gian phục hồi vì thế cần có người để chăm sóc trong khoảng thời gian này…
6. Biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Biến chứng là vấn đề không ai mong muốn, tuy nhiên với bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những biến chứng này, với điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật có thể có những biến chứng sau:
- Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ngay sau khi mổ thoát vị đĩa đệm ở vị trí vết mổ hoặc những vị trí liên quan đến đĩa đệm như trong tủy sống,… Nếu nhiễm trùng tại vết mổ bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh và người bệnh chỉ cần dùng thuốc theo đơn này.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát: Sau khi mổ thoát vị đia đệm bệnh vẫn có nguy cơ tái phát trở lại. Theo số liệu thống kê có từ 10-15% bệnh nhân bị tái phát bệnh trên cũng một đĩa đệm. Khi bệnh tái phát việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn và người bệnh khó có thể phục hồi được.
- Đau dai dẳng: Sau khi phẫu thuật có thể xảy ra tình trạng đau nhức kéo dài nguyên nhân là do các dây thần kinh bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm không được phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật, các mô sẹo phát triển xung quanh dây thần kinh khiến các cơn đau nhức trở nên dai dẳng, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu.
- Thoái hóa cột sống: Các tổn thương ở đĩa đệm chính là nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa cột sống, vì thế khi đĩa đệm bị thoát vị và được cắt bỏ đi sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống. Do đó người bệnh sau mổ cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật là phương pháp chỉ được chỉ định khi các phương pháp bảo tồn không mang đến hiệu quả. Vì thế bạn nên nghe theo hướng dẫn và chỉ định của các y bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn chữa trị hiệu quả và có sức khỏe tốt.
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop