6 cách chữa bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp nguy hiểm. Chính vì vậy, việc chữa bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm từ sớm sẽ làm tăng khả năng phục hồi bệnh và phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

1. Chữa bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

Người bị thoát vị đĩa đệm không nhất thiết phải dùng thuốc để điều trị bệnh. Trong trường hợp thoát vị ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể dùng một hoặc nhiều liệu pháp dưới đây để đẩy lùi các cơn đau.

1.1. Chiropractic (phương pháp kéo nắn xương khớp)

Phương pháp kéo nắn xương khớp chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp kéo nắn xương khớp chữa thoát vị đĩa đệm

Chiropractic là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm an toàn hiệu quả. Chiropractic bao gồm vật lý trị liệu kết hợp với trị liệu dây thần kinh cột sống. Đây là phương pháp giúp giảm đau cột sống tận gốc, tăng biên độ vận động cho lưng, cổ và phục hồi chức năng cho đĩa đệm mới bị thoát vị.

Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng tay hoặc các thiết bị hỗ trợ như máy kéo giãn cột sống, đai kéo giãn cột sống để kéo giãn cột sống và điều chỉnh các khớp cũng như đĩa đệm dịch chuyển về đúng vị trí ban đầu.

Tùy thuộc vào cơn đau và biên độ vận động các bác sĩ sẽ thiết kế phác đồ điều trị bằng chiropractic sao cho phù hợp với từng bệnh nhân. Nhìn chung, phác đồ điều trị sẽ bao gồm hai phần: Điều trị nắn chỉnh các khớp và điều trị hỗ trợ (mát xa, chườm lạnh, nóng).

Lưu ý:

  • Chiropractic không áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị loãng xương, chèn ép tủy hay viêm khớp.
  • Việc nắn chỉnh cột sống cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa uy tín, dày dặn kinh nghiệm vì một sai sót nhỏ cũng có thể khiến cho tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên tệ hơn.

1.2. Châm cứu

Châm cứu là thủ thuật dùng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể với tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể và giảm đau nhanh chóng. Châm cứu thường được áp dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh và phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

Các phương pháp châm cứu chữa thoát vị phổ biến thường được áp dụng hiện nay bao gồm: điện châm, thủy châm và đốt tinh dầu ngải.

1.2.1. Điện châm

Điện châm chữa thoát vị đĩa đệm
Điện châm chữa thoát vị đĩa đệm

Điện châm là việc tác động lên các huyệt vị bằng dòng điện. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng một dòng điện vừa đủ với cơ thể của từng người nối qua kim châm. Khi dòng điện đi vào cơ thể sẽ tác động lên các huyệt đạo và giảm tình trạng đau nhức cho người bệnh.

1.2.2. Thủy châm

Thủy châm là phương pháp tiêm các loại thuốc Adrenalin, Vitamin B1, Coramin tiêm trực tiếp vào các huyệt đạo để làm giảm đau nhanh chóng. Biện pháp này được thực hiện 2 ngày/lần. Khi tiêm thuốc vào cơ thể người bệnh cũng sẽ thấy xuất hiện một số tác dụng phụ như căng và tê tại vị trí thủy châm.

1.2.3. Đốt tinh dầu ngải

Ngải cứu có công dụng trị thoát vị đĩa đệm rất tốt nên người ta thường:

  • Phơi khô ngải cứu và một số dược liệu khác để chế ra tinh dầu. Khi châm cứu, bác sĩ sẽ cho một lượng tinh dầu vào cơ thể thông qua các đường dẫn của kim châm.
  • Ngoài ra cũng có thể dùng đốt ngải cứu sao vàng, đã tán nhuyễn thành bột và hơ trực tiếp hoặc gián tiếp lên các huyệt đạo.
  • Thông qua sự kích thích ấm nóng, các cơ sẽ được giãn, khí huyết lưu thông tốt hơn giúp giảm triệu chứng đau dây thần kinh cột sống.

Lưu ý:

  • Châm cứu chỉ dùng để giải quyết tình trạng thoát vị đĩa đệm nhẹ.
  • Để đạt hiệu quả lâu dài bệnh nhân nên kết hợp cùng các bài tập vật lý trị liệu.
  • Việc châm cứu phải được tiến hành ở các địa chỉ khám chữa bệnh thoát vị đĩa đệm uy tín với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu về hệ thống các huyệt đạo trên cơ thể.
  • Kết hợp chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý để bệnh nhanh chóng phục hồi

1.3. Bấm huyệt

Bấm huyệt là việc dùng các ngón tay để ấn, day, nắn, bóp hoặc mát xa lên các huyệt đạo trên cơ thể để giảm đau thoát vị. Ngoài giảm đau, bấm huyệt cũng giúp giảm viêm sưng, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp và cột sống, giúp máu và khí huyết lưu thông dễ dàng, nuôi dưỡng và phục hồi đĩa đệm bị tổn thương.

Các huyệt cần bấm để chữa bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Huyệt Thận du: Cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 1,5 tấc về phía ngoài.
  • Huyệt Đại trường du: Cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 1,5 tấc về phía ngoài.
  • Huyệt Cách du: Cách bờ dưới mỏm gai đốt sống lưng 6 1,5 tấc về phía ngoài.
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau nhanh chóng

Quy trình bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm rất phức tạp, đòi hỏi người bấm huyệt phải tuân thủ đúng và đầy đủ các bước sau:

  • Bước 1- Làm mềm và giãn cơ ở vùng lưng và mông: Bệnh nhân nằm sấp, tay và chân duỗi thẳng, thư giãn thoải mái. Người bấm huyệt dùng tay để làm nóng cơ thể, kích thích khí huyết lưu thông.
  • Bước 2 – Bấm huyệt: Tại các huyệt đạo, người bấm huyệt sẽ dùng tay ấn, day, xoa bóp theo chiều kim đồng hồ để giảm đau và giúp các cơ được thư giãn. Lúc đầu lực bấm sẽ vừa phải sau đó tăng dần lên khi chạm ngưỡng đau của người bệnh thì dừng lại.
  • Bước 3 – Nắn chỉnh các đĩa đệm bị thoát vị: Người bấm huyệt sử dụng các ngón tay cái để thao tác ấn, nắn theo nguyên tắc nghịch hướng với đĩa đệm bị thoát vị để đẩy các đĩa đệm dịch chuyển về vị trí ban đầu. Sử dụng lực nhẹ nhàng phù hợp với cơn đau của người bệnh trong thời gian 3 – 5 phút.

Lưu ý:

  • Khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt bệnh nhân cần hít thở sâu để các mô nhận được đủ lượng oxy cần thiết.
  • Quá trình bấm huyệt phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa uy tín, giàu kinh nghiệm.
  • Không thực hiện bấm huyệt khi bệnh nhân quá no hoặc quá đói hoặc khi đang say rượu.
  • Phụ nữ đang mang thai và bệnh nhân bị bệnh tim mạch không nên thực hiện phương pháp này.

1.4. Diện chẩn

Diện chẩn là hình thức xem mặt chẩn đoán bệnh dựa trên các huyệt vị tương ứng. Khi diện chẩn, bác sĩ sẽ dùng tay để day ấn các huyệt đạo phản xạ thần kinh ở trên khuôn mặt. Thông qua các tác động lên huyệt đạo sẽ giúp giảm đau và phục hồi chức năng cho người thoát vị.

Các huyệt đạo phản xạ thần kinh ở trên khuôn mặt
Các huyệt đạo phản xạ thần kinh ở trên khuôn mặt

Cách diện chẩn chữa bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm sẽ được thực hiện như sau:

  • Làm giãn cơ và thông tắc: Day ấn các huyệt vị 0, 1, 19, 41, 16-, 61-, 275, 290.
  • Chữa bệnh về lưng và thoát vị đĩa đệm: Day ấn các huyệt 7-, 15-, 13-, 28, 106, 103, 207, 284, 97, 73, 65.

Đối với người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng từ L4 – S1, thì diện chẩn được thực hiện như sau:

  • Bước 1- Hơ, lăn, bấm các huyệt trên sống mũi: Sử dụng dụng cụ gõ, lăn trực tiếp lên các đốt sống lưng từ L4 – S1 để kích thích huyệt đạo.
  • Bước 2 – Diện chẩn: Dùng tay ấn vào các huyệt đạo 8, 19, 26, 34, 37, 87, 143 kết hợp với việc khai thông các huyệt đạo ở trán, mũi, sống bàn chân nếu cần.

Lưu ý:

  • Diện chẩn không áp dụng cho người bệnh tim.
  • Việc thực hiện diện chẩn phải được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao, am hiểu sơ đồ các huyệt vị trên khuôn mặt.
  • Kết hợp luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ chất để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.
  • Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

1.5. Massage

Massage là liệu pháp dùng tay để xoa, bóp, lăn, day trên sống lưng, giúp lưu thông khí huyết đến các vùng thoát vị để làm giảm các cơn đau nhanh chóng.

Liệu pháp massage giúp cơ thể thư giãn và giảm đau hiệu quả
Liệu pháp massage giúp cơ thể thư giãn và giảm đau hiệu quả

Bài massage cho người bị thoát vị đĩa đệm sẽ bao gồm 2 bước:

Bước 1: Thư giãn cho cơ lưng và mông

  • Dùng mu bàn tay ấn vào da của người bệnh rồi di chuyển tay theo hình tròn từ đốt sống cổ xuống mông.
  • Sử dụng khớp cổ tay và ngón tay để đè và kéo giãn vùng thịt dọc cột sống.
  • Thực hiện động tác kéo khoảng 3 lần.

Bước 2: Massage vùng thắt lưng tổn thương

  • Kết hợp các động tác day ấn theo chiều kim đồng hồ lên các huyệt cách du, thận du, đại trường du. Mỗi huyệt ấn khoảng 3 phút.
  • Dùng tay ấn vào vị trí các đốt sống bị thoát vị theo hướng ngược lại để giúp các khối thoát vị dần dịch chuyển về vị trí cũ.

Lưu ý:

  • Khi massage sử dụng lực vừa đủ, phù hợp với mức độ nặng nhẹ của bệnh.
  • Ngoài massage bằng tay, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại ghế massage để hỗ trợ điều trị bệnh.

1.6. Cấy chỉ

Cấy chỉ là phương pháp đưa một đoạn chỉ catgut vào huyệt đạo bằng kim châm để tạo ra kích thích liên tục tại vị trí của huyệt đạo đó. Thực chất của cấy chỉ chính là châm cứu nhưng được cải tiến hơn.

Phương pháp cấy chỉ
Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm

Chỉ catgut là một loại chỉ có khả năng tự tiêu trong vòng 20 – 25 ngày. Khi được đưa vào huyệt đạo, loại chỉ này sẽ tạo ra phản ứng hóa sinh, kích thích sản sinh protein, hydratcarbon và tăng tuần hoàn máu, tăng dinh dưỡng tại vùng huyệt đạo, giúp giảm đau và phục hồi tổn thương cho đĩa đệm.

Lưu ý:

  • Tùy thuộc vào mục đích điều trị mà các bác sĩ sẽ cấy chỉ vào các huyệt đạo phù hợp.
  • Việc cấy chỉ phải được thực hiện trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối để tránh nhiễm trùng da.
  • Bác sĩ cấy chỉ phải là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về vị trí các huyệt đạo và có kinh nghiệm dày dặn nhiều năm trong nghề.
  • Trước khi cấy chỉ bệnh nhân phải được thăm khám kĩ lưỡng để xác định mức độ bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
  • Sau cấy chỉ bệnh nhân nên ngồi lại nghỉ ngơi và theo dõi phản ứng của cơ thể
  • Hạn chế tắm ra ngoài trời tiếp xúc với bụi bẩn trong 4 – 6 giờ.
  • Không cấy chỉ cho phụ nữ có thai, người mắc bệnh ngoài da và người dị ứng với chỉ catgut.

1.7. Sử dụng đai kéo giãn

Kéo giãn cột sống là một trong những giải pháp chữa bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm không cần thuốc được rất nhiều bác sĩ chỉ định điều trị cho bệnh nhân. Để kéo giãn cột sống, bệnh nhân có thể sử dụng máy kéo giãn hoặc đai kéo giãn.

Tuy nhiên, máy kéo giãn cột sống có giá thành rất cao chỉ có các bệnh viện lớn mới được đầu tư trang bị và chi phí cho một lần kéo giãn cột sống cũng khá mắc. Do đó, rất nhiều bác sĩ đã khuyến nghị bệnh nhân nên sử dụng đai kéo giãn cột sống để vừa tiết kiệm chi phí lại giúp hỗ trợ điều trị bệnh ngay tại nhà.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các dòng đai kéo giãn cột sống với mẫu mã, giá thành và chất lượng khác nhau. Trong đó, có một dòng đai giúp chữa bệnh từ căn nguyên và được rất nhiều bệnh nhân tin dùng đó chính là đai kéo giãn cột sống của DiskDr.

Đai kéo giãn cột sống DiskDr.
Đai kéo giãn cột sống DiskDr.

DiskDr là dòng đai kéo giãn tốt nhất của Hàn Quốc có thương hiệu uy tín trên 20 năm.

  • Đây cũng là dòng đai đầu tiên ứng dụng nguyên lý kéo giãn cột sống bằng hơi. Với nguyên lý này, lực kéo giãn cột sống sẽ mạnh hơn rất nhiều so với các loại đai thường thấy trên thị trường, giúp nâng khoảng cách giữa các đốt sống lên đến 3mm.
  • Khi đốt sống được kéo giãn tối đa, áp lực lên nội đĩa đệm giảm, các dây thần kinh bị chèn ép sẽ được giải phóng hoàn toàn từ đó các cơn đau bị đẩy lùi nhanh chóng.
  • Việc kéo giãn cột sống cũng làm kích thích lưu thông máu và đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi đĩa đệm, giúp đĩa đệm không thoái hóa.
  • Ngoài khả năng kéo giãn, DiskDr. cũng trang bị thêm chức năng nắn chỉnh để điều chỉnh đốt sống các các đĩa đệm mới bị thoát vị về trạng thái ban đầu.

2. Sử dụng thuốc Tây

Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa dứt điểm thoát vị đĩa đệm. Đa phần các thuốc tây y được chỉ định điều trị chủ yếu có tác dụng giảm đau, chống viêm, cải thiện tình trạng đau nhức cột sống.

2.1. Nhóm thuốc giảm đau

Công dụng: Thành phần chủ yếu của các loại thuốc giảm đau là Paracetamol. Với dược tính mạnh mẽ các loại thuốc này giúp giảm các cơn đau thoát vị một cách nhanh chóng, tức thì, cải thiện khả năng phục hồi của bệnh tốt hơn.

Liều dùng: Paracetamol 500 mg-1000mg/ lần tùy thể trọng, uống 4 đến 6 lần/ngày, không quá 4g/ngày.

Lưu ý: Thuốc có thể gây hại cho gan thận và dạ dày nếu sử dụng quá nhiều trong thời gian dài. Chính vì vậy để tránh các biến chứng không mong muốn bệnh nhân nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

2.2. Nhóm thuốc kháng viêm không steroid

Công dụng: Giảm triệu chứng sưng viêm cho cột sống và các dây thần kinh xung quanh. Giảm các cơn đau cột sống cấp.

Liều dùng: Hai loại thuốc kháng viêm không steroid thường được dùng là Diclofenac và Meloxicam. Riêng Diclofenac có thể dùng theo cả ba đường uống, tiêm hoặc bôi.

  • Diclofenac viên 25mg, 50mg, 75mg: Uống liều 50 – 150mg/ ngày, dùng sau khi ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống. Nếu bôi thì xoa 2-3 lần/ngày ở vị trí đau.
  • Meloxicam viên 7,5 mg: 2 viên/ngày sau khi ăn no. Nếu tiêm bắp thì 15mg/ngày, tiêm trong 2- 3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

Lưu ý: Chỉ lựa chọn một trong các loại thuốc kháng viêm giảm đau không steroid để trị bệnh. Tuyệt đối không dùng phối hợp các loại thuốc với nhau vì không tăng thêm hiệu quả mà còn gây ra nhiều biến chứng hơn.

2.3. Nhóm thuốc thần kinh

Nhóm thuốc thần kinh vitamin B
Nhóm thuốc thần kinh vitamin B

Công dụng: Nhóm thuốc thần kinh đa phần là vitamin B, có công dụng rất lớn trong việc bổ máu, kích thích sản sinh máu, tăng cường chuyển hóa năng lượng, giúp cải thiện chức năng vận động của cột sống.

Liều lượng:

  • Vitamin B1: 1,5mg/ngày
  • Vitamin B6: 2mg/ngày
  • Vitamin B12: 100 – 500mcg/ngày.

Lưu ý: Dùng vitamin nhóm B với liều lượng vừa đủ. Không nên lạm dụng vì có thể dẫn đến tác dụng phụ như khó thở, nổi mề đay, giảm trí nhớ…

2.4. Thuốc tiêm ngoài màng cứng

  • Công dụng: Dùng để giảm các cơn đau thoát vị đĩa đệm nặng và dữ dội do khối thoát vị chèn ép dây thần kinh tọa.
  • Liều dùng: Tiêm 3 mũi/đợt, mỗi mũi tiêm cách nhau khoảng 3 – 7 ngày để thuốc phát huy hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
  • Lưu ý: Tiêm ngoài màng cứng có thể làm tổn thương tủy sống. Do đó, việc tiêm phải được tiến hành ở các cơ sở y tế chữa thoát vị đĩa đệm uy tín do các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm đảm nhiệm.

3. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam được lưu truyền trong dân gian cũng là lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân. Dưới đây là các bài thuốc trị bệnh an toàn, hiệu quả được nhiều bệnh nhân áp dụng.

3.1. Bài thuốc bằng lá lốt

Công dụng: Lá lốt chứa nhiều hoạt chất piperin, piperolin nên có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm rõ rệt. Trong đông y, lá lốt thường được ứng dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như: viêm khớp, sưng khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm.

Nguyên liệu: 300ml sữa bò tươi, 100g lá lốt.

Cách thực hiện: Lá lốt rửa sạch, giã nát chắt lấy nước cốt. Hòa nước cốt lá lốt với sữa bò tươi sau đó đun sôi.

Cách dùng:

  • Hỗn hợp sữa bò và lá lốt sau khi đun sôi chia thành hai phần bằng nhau. Uống vào buổi sáng và buổi chiều.
  • Áp dụng bài thuốc liên tục trong 1 tuần sẽ thấy các cơn đau cột sống thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý:

  • Bài thuốc từ lá lốt chỉ có hiệu quả với trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ, ở giai đoạn nặng hơn hiệu quả từ việc sử dụng lá lốt là rất ít.
  • Không dùng lá lốt cho các bệnh nhân bị đau dạ dày, táo bón, nóng trong, nhiệt miệng.
Bài thuốc từ lá lốt giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc từ lá lốt giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

3.2. Bài thuốc bằng lá ngải cứu

Công dụng: Theo y học cổ truyền, tinh dầu từ lá ngải cứu có chứa rất nhiều hoạt chất kháng khuẩn và giảm đau cực kỳ hiệu quả nên chúng thường được ứng dụng để làm giảm nhanh các cơn đau cột sống do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra.

Nguyên liệu: 300g ngải cứu, 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu đem rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát.
  • Trộn ngải cứu với muối hạt rồi cho lên bếp sao nóng.
  • Cho ngải cứu ra một tấm vải mỏng, sạch, để nguội bớt.

Cách dùng:

  • Đắp trực tiếp ngải cứu lên các vùng bị đau.
  • Khi thuốc đắp nguội thì đem sao lại rồi đắp tiếp thêm 15 phút nữa.
  • Đắp thuốc từ 2 – 3 ngày/lần, liên tục trong một tuần để thấy các cơn đau được xoa dịu.

Lưu ý:

  • Bài thuốc từ ngải cứu chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh ở giai đoạn nhẹ.
  • Không dùng ngải cứu cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người có vấn đề về gan thận, mắc bệnh máu di truyền porphyria.
  • Kiểm tra nhiệt độ cẩn thận trước khi sử dụng để tránh bị bỏng.

3.3. Bài thuốc bằng xương rồng

Công dụng: Cũng giống như lá lốt và ngải cứu trong thành phần của xương rồng có chứa nhiều hoạt chất chống viêm và giảm đau nên có khả năng cải thiện chứng thoát vị. Trong tự nhiên xương rồng có rất nhiều loại nhưng chỉ có 3 loại có khả năng điều trị bệnh là xương rồng ông, xương rồng bẹ và xương rồng tai thỏ.

Nguyên liệu: 2 – 3 lá xương rồng bẹ, cúc tần, ngải cứu, dây tơ hồng mỗi loại một ít.

Cách thực hiện:

  • Xương rồng bẹ rửa sạch, loại bỏ gai, ngâm trong nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho xương rồng, cúc tần, tơ hồng, ngải cứu vào chảo nóng, sao vàng.
  • Để nguyên liệu nguội bớt rồi đổ ra miếng vải sạch, đắp trực tiếp lên vùng bị thoát vị để đẩy lùi cơn đau.

Lưu ý:

    • Kiên trì thực hiện bài thuốc này hàng ngày để bệnh tình mau chóng được cải thiện.
    • Bài thuốc từ cây xương rồng chỉ có tác dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ.

4. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật chữa bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị ngoại khoa có xâm lấn. Phẫu thuật thường được áp dụng trong các trường hợp:

  • Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng có hiện tượng chèn ép ống sống và dây thần kinh.
  • Thoát vị đĩa đệm tái phát lại sau mổ.
  • Thoát vị đĩa đệm gây liệt hoặc gây hội chứng đuôi ngựa
  • Điều trị nội khoa tích cực thất bại sau 6-8 tuần.

Hiện nay phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm hai kỹ thuật chính là: Phẫu thuật mổ hở và phẫu thuật mổ nội soi.

4.1 Phẫu thuật mổ hở

Là phương pháp truyền thống, được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới từ xưa đến nay. Với kỹ thuật này bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường mổ nhỏ khoảng 3cm ở lối sau, cắt dây chằng vàng một bên và một phần tối thiểu bản sống, sau đó lấy khối thoát vị ra ngoài.

Ưu điểm:

  • Kỹ thuật này không cần trang bị các thiết bị mổ đắt tiền.
  • Chi phí điều trị thấp.

Nhược điểm:

  • Thời gian phục hồi bệnh lâu.
  • Dễ xảy ra biến chứng sau phẫu thuật như chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, tổn thương dây thần kinh cột sống và các đĩa đệm khác lân cận.

4.2 Phẫu thuật nội soi

Là phương pháp phẫu thuật hiện đại, tiên tiến đang được áp dụng để thay thế cho kỹ thuật mổ hở truyền thống trong nhiều năm trở lại đây. Với kỹ thuật này bác sĩ sẽ đưa ống nội soi gắn thiết bị ghi hình và phẫu thuật vào bên trong cột sống thông qua lỗ liên hợp (đường bên) và lỗ liên bản sống (đường sau) để cắt bỏ các khối thoát vị chèn ép dây thần kinh.

Ưu điểm:

  • Quá trình mổ nhanh chóng, kích thước vết mổ nhỏ chỉ khoảng 7mm nên bệnh nhân sẽ không bị mất máu nhiều, vết thương nhanh chóng lành lại chỉ sau một thời gian ngắn.
  • Ít biến chứng sau phẫu thuật.

Nhược điểm:

  • Quá trình phẫu thuật phải cần đến các trang thiết bị và máy móc hiện đại.
  • Chi phí phẫu thuật cao.

Xem thêm: 5 thông tin cần biết về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

5. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là một trong những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm an toàn không biến chứng được áp dụng ở nước ta từ năm 1999.

Nguyên lý của kỹ thuật

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là việc ứng dụng năng lượng của tia laser để đốt một lượng nhỏ nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài, giúp giảm áp lực cho nội đĩa đệm và giải phóng sự chèn ép cho dây thần kinh.

Ưu điểm:

  • An toàn, ít biến chứng.
  • Không phá vỡ cấu trúc của cột sống.
  • Không phải mổ nên không để lại sẹo cũng như không làm ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh dọc xương sống.

Nhược điểm:

  • Không mang lại hiệu quả trị bệnh dứt điểm.
  • Vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát sau điều trị.
  • Không thể cải thiện, phục hồi đĩa đệm với trường hợp bị thoát vị mức độ nặng.
  • Sử dụng tia laser không đúng bước sóng có thể gây hại cho cơ thể do đó quá trình tiến hành phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa giỏi, dày dặn kinh nghiệm.
  • Chi phí điều trị cao.

Đối tượng áp dụng phương pháp điều trị bằng laser

  • Chỉ định tuyệt đối: Người bị thoát vị có mảnh rời, ung thư cột sống, u cột sống, xẹp đĩa đệm, trượt đốt sống cấp độ II trở lên, gãy cột sống, nứt hoặc lún cột sống.
  • Chỉ định tương đối: Người bị hẹp ống sống, lỗ liên hợp nặng do gai xương, dây chằng vàng, xơ dính sau phẫu thuật cắt bản sống, mở lỗ liên hợp, đĩa đệm mất nước nặng, xẹp đĩa đệm.

Lưu ý:

  • Sau điều trị bằng tia laser bệnh nhân có thể về nhà ngay mà không cần phải nằm viện.
  • Nghỉ ngơi tuyệt đối trong 15 ngày đầu và hạn chế di chuyển.
  • Sau 3 tháng thì các triệu chứng của bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Giai đoạn từ 3 – 5 tháng người bệnh cần kiêng mang vác vật nặng hoặc luyện tập thể thao với cường độ mạnh.
  • Tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phục hồi chức năng cho đĩa đệm.

6. Phương pháp tập luyện chữa bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh các phương pháp điều trị nội và ngoại khoa, bệnh nhân có thể tập luyện các bài tập như yoga, dưỡng sinh, chạy bộ, đạp xe để hỗ trợ chữa và phòng tránh thoát vị đĩa đệm ngay tại nhà.

6.1. Tập Yoga

Yoga được mệnh danh là bộ môn có thể chữa được bách bệnh và thoát vị đĩa đệm cũng không là một ngoại lệ. Với các động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển, Yoga giúp kéo giãn cột sống, giảm sự chèn ép từ đó giảm đau hiệu quả. Mặt khác, duy trì tập luyện yoga đều đặn hàng ngày còn giúp các khớp xương ổn định, dẻo dai, hạn chế sự thoái hóa khớp dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Dưới đây là một số bài tập yoga chữa bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm đơn giản, người bệnh có thể tham khảo:

Tư thế 1: Tư thế cây cầu

  • Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay đặt xuôi cạnh bên hông.
  • Gập đầu gối, hai chân mở, khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai.
  • Hít vào và từ từ nâng lưng lên cao, cảm nhận sự căng cứng của lưng và cổ.
  • Giữ tư thế trong khoảng 30 giây rồi thở ra và từ từ hạ lưng xuống.
  • Lặp lại tư thế từ 3 – 5 lần.
Tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu

Tư thế 2: Tư thế rắn hổ mang

  • Bệnh nhân nằm sấp xuống sàn, hai tay để xuôi bên hông, hai chân khép.
  • Di chuyển tay lên phía trên ngang vai, lòng bàn tay chống xuống sàn.
  • Hít vào và nâng người lên bằng tay, đầu hơi ngửa về sau. Siết cơ bụng, đùi và hai chân chạm sàn.
  • Giữ tư thế trong vòng 30 giây rồi về trạng thái ban đầu.
  • Thực hiện động tác từ 3 – 5 lần.
Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang

Tư thế 3: Tư thế cuộn người

  • Bệnh nhân nằm ngửa, gập gối lại về phía ngực, dùng tay vòng qua phía trước ôm lấy đầu gối, hít vào.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 giây rồi thả lỏng và tiếp tục lặp lại động tác.
Tư thế cuộn người
Tư thế cuộn người

Xem thêm: Tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm lưng – 8 bài tập bác sĩ khuyên

6.2. Tập dưỡng sinh

Trong các môn thể dục, thì tập dưỡng sinh có tác dụng rất tốt với những người có tuổi bị thoát vị đĩa đệm. Với những động tác nhẹ nhàng, thực hiện ngay tại chỗ các bài tập dưỡng sinh vừa giúp điều trị bệnh lại hạn chế được những tổn thương cho cột sống người già. Một số bài tập dưỡng sinh dành cho người có tuổi bao gồm:

Động tác 1: Ưỡn cổ

  • Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay xuôi bên hông lòng bàn tay úp, hai chân khép.
  • Dùng lực tay nhâng người hông lên cao sao cho cổ, lưng, bắp chân, cẳng chân không chạm thảm, hít vào.
  • Giữ tư thế trong khoảng 20 giây sau đó thở ra và từ từ hạ người xuống.
  • Lặp lại động tác 3 – 5 lần.
Động tác ưỡn cổ
Động tác ưỡn cổ

Động tác 2: Ưỡn mông

Bệnh nhân thực hiện tương tự như động tác ưỡn cổ nhưng khi đưa người lên cao thì chỉ có lưng, bắp đùi và cẳng chân không chạm sàn. Còn lại cổ và đầu vẫn tiếp xúc với mặt sàn.

Động tác ưỡng mông
Động tác ưỡng mông

Động tác 3: Động tác chiếc tàu

  • Bệnh nhân nằm sấp, hai tay xuôi bên hông, hai chân duỗi thẳng khép sát nhau
  • Từ từ ngửa cổ lên trước, đưa hai tay về sau lưng và giơ hai chân lên cao.
  • Xoay cổ đánh mặt sang hai bên trái phải khoảng 10 nhịp rồi trở về trạng thái ban đầu.
Động tác chiếc tàu
Động tác chiếc tàu

Với những bệnh nhân trẻ tuổi, thay vì tập dưỡng sinh bệnh nhân cũng có thể lựa chọn bộ môn kéo xà để tăng sức dẻo dai cho cơ lưng, giãn đốt sống và làm giảm áp lực cho nội đĩa đệm.

6.3. Các môn thể thao hỗ trợ

Ngoài yoga và các bài tập dưỡng sinh, thì đi bộ và đạp xe đạp cũng có tác dụng cải thiện tình trạng của bệnh thoát vị đĩa đệm rất tốt.

6.3.1. Đi bộ

Bộ môn đi bộ được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì sự nhẹ nhàng và rất dễ thực hiện. Đi bộ đúng cách sẽ giúp giảm đau, tăng cường lưu thông máu, tăng thẩm thấu chất dinh dưỡng vào đĩa đệm khiến đĩa đệm không bị khô.

Mặc dù đi bộ khá đơn giản và ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, trong quá trình đi bộ người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh gây hại cho sức khỏe.

  • Không nên gắng sức bước quá căng và dài.
  • Đi bộ với tốc độ vừa phải, bước chân thoải mái thư giãn.
  • Trong lúc đi bộ phải giữ nhịp thở đều đặn tránh bị mất sức.

6.3.2 Đạp xe đạp

Đạp xe đạp có tác dụng kéo giãn các gân cơ và đốt sống, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng của bệnh theo chiều hướng tốt hơn. Cũng giống như đi bộ, khi đạp xe đạp người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đi trên đường thẳng tránh đi vào chỗ xóc vì có thể làm gia tăng áp lực lên đĩa đệm khiến cho bệnh nặng hơn.
  • Người bị thoát vị đĩa đệm lưng có thể sử dụng kết hợp với đai lưng để bảo vệ cột sống và hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Chọn xe phù hợp với chiều cao của bản thân.
  • Lúc mới đạp xe chỉ nên đi đoạn đường ngắn khoảng 1 – 2km.

Trên đây là 6 cách chữa bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp. Ngoài ra, để tăng hiệu quả trị bệnh, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ kết hợp với tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đểu đặn mỗi ngày.

Rate this post

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.