Những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng trên bên phải
Trong thời kỳ mang thai, từng dấu hiệu hay những cơn đau của mẹ bầu đều được đặc biệt chú ý. Tình trạng bà bầu bị đau lưng trên bên phải là 1 trong những hiện tượng phổ biến. Những cơn đau lưng trên thường khiến mẹ bầu cảm thấy hoang mang, lo sợ, không biết có gây nguy hiểm gì không. Hôm nay, DiskDr sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây ra cơn đau lưng trên bên phải và cách cách giảm đau nhé.
Bà bầu bị đau lưng trên bên phải có nguy hiểm không?
Đau lưng trên bên phải là tình trạng đau âm ỉ ở vùng lưng trên bên phải. Đây là hiện tượng thường thấy ở các bà bầu do nhiều nguyên nhân chính như thay đổi cân nặng, hormone… nên không gây ảnh hưởng hay nguy hiểm tới thai nhi và sức khỏe của mẹ. Khi đi khám thai, bạn cần nói với bác sĩ để nhận được hỗ trợ và nhận các lời khuyên kịp thời.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đau lưng không thuyên giảm trong thời gian dài, xuất hiện các triệu chứng như sốt, đổ mồ hay, chảy máu âm đạo, đau buốt khi đi tiểu… Bạn cần ngay lập tức tới bệnh viện và cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Đau lưng trên bên phải rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến bạn sinh non, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng trên bên phải
DiskDr sẽ tổng hợp cho bạn những nguyên nhân phổ biến và thông dụng nhất gây ra tình trạng đau lưng trên bên phải. Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi cơ thể khi mang thai hoặc là triệu chứng của 1 số bệnh lý khác.
Trọng lượng cơ thể tăng
Khi mang thai, cơ thể bạn thường sẽ tăng 25-30% trọng lượng trong thời gian ngắn. Vì vậy, cơ lưng của bạn không kịp thích nghi với thay đổi này, khi đột ngột chịu 1 lực tác động lớn sẽ gây ra tình trạng đau lưng.
Thay đổi tư thế
Việc mở rộng mô vú khi mang thai có thể làm thay đổi tư thế và gây căng thẳng ở cổ, vai, cột sống ngực. Khi thai nhi và tử cung phát triển theo hướng ra ngoài, trọng tâm cơ thể của mẹ bầu sẽ hướng về phía trước gây thêm áp lực lên lưng, cột sống và khung xương chậu. Vì vậy, cơ lưng của bạn cần phải làm việc nhiều hơn để duy trì tư thế. Bên cạnh đó, trong suốt thai kỳ, tử cung sẽ phát triển làm chèn ép các dây thần kinh ở lưng. Cơ thể mẹ bầu lại càng đau đớn nhiều hơn.
Thay đổi hormone
Để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết hormone relaxin làm giãn khung chậu, lỏng dây chằng và cơ. Khung chậu giãn nở làm khiến khớp xương lỏng lẻo và giảm sự ổn định ở xương chậu và lưng. Từ đó gây ra các cơn đau ở lưng trên bên phải.
Căng thẳng khiến bà bầu bị đau lưng trên bên phải
Tâm trạng căng thẳng khiến các cơ không có thời gian và cơ hội hồi phục, thư giãn. Nếu bạn ở trong tình trạng căng thẳng trong thời gian dài, không chỉ sức khỏe tinh thần sẽ suy yếu mà còn khiến các cơ luôn căng cứng gây ra những cơn đau lưng. Vì vậy, việc giữ cho tinh thần thoải mái đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ mang thai.
Cơ bụng yếu
Cơ bụng có nhiệm vụ chịu những sức ép từ cơ thể con người khi nằm sấp và gập người. Sự phát triển của thai nhi gây ra tình trạng chèn ép và kéo giãn các cơ bụng quá mức. Theo thời gian, cơ bụng sẽ yếu dần và không thể chịu được áp lực, căng thẳng khi nằm, gập người nữa.
Sỏi mật
Viêc đau lưng trên bên phải có thể là 1 trong những dấu hiệu mẹ bầu bị mắc bệnh sỏi mật. Nếu bạn xuất hiện thêm 1 số triệu chứng như buồn nôn, đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, sốt rét cần ngay lập tức tới bệnh viện kiểm tra để có thể chữa trị kịp thời.
Viêm khớp sụn sườn làm bà bầu bị đau lưng trên bên phải
Đây là tình trạng các khớp nối giữa sụn xương sườn và xương ức bị viêm nhiễm gây ra những cơn đau lưng. Triệu chứng của bệnh viêm khớp sụn sườn là đau nhói như bị dao đâm, khi ho hay cử động sẽ đau dữ dội, thở gấp, cơn đau lan sang các bộ phận khác… Mẹ bầu không nên chủ quan và bỏ qua những cơn đau nhức bất thường của cơ thể.
Xem thêm: Vì sao bà bầu bị đau lưng khi mang thai và cách khắc phục an toàn
Những cách giảm đau lưng trên bên phải cho bà bầu
Để có thể giảm tình trạng đau lưng trên bên phải, mẹ bầu hãy áp dụng những cách dưới đây. Nếu hiện tượng đau lưng vẫn kéo dài và có xu hướng ngày càng nặng thêm theo thời gian thì bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra và làm các xét nghiệm chẩn đoán.
- Chú ý tư thế khi ngồi, ngồi và nằm. Mẹ bầu nên dùng tay chống hoặc vịn vào ghế rồi từ từ đứng lên, ngồi xuống. Bạn cũng không nên nằm cả ngày trên giường sẽ gây ra căng thẳng cho cột sống. Khi ngồi ở nhà hoặc tại công ty, bạn nên chọn những chiếc ghế có lưng tựa và đệm chắc chắn. Bạn có thể lót 1 chiếc gối nhỏ sưng lưng. Tuyệt đối không ngồi vắt chéo chân vì sẽ khiến tình trạng căng cơ ở lưng bạn nghiêm trọng hơn.
- Mẹ bầu không ngồi quá lâu mà hãy đi bộ hoặc đứng giãn cơ thường xuyên. Khi vận động, cơ thể bạn sẽ dẻo dai và không bị căng cứng trong thời gian dài.
- Tránh khuân vác vật quá nặng, trong trường hợp phải bê vật nặng, bạn đừng sử dụng cơ lưng mà hãy gập đầu gối và nâng vật bằng tay và chân từ từ.
- Theo dõi cân nặng thay đổi của cơ thể. Không nên ăn uống quá mức sẽ có thể khiến cân nặng tăng quá mức.
- Để bổ sung dinh dưỡng khi mang thai, bạn nên bổ sung các thực phẩm chức nặng, ăn những thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin và chất béo. Chẳng hạn như trứng, các cây họ đậu, khoai lang, thịt nạc, cá hồi, cá chép, dầu gan cá, vừng, lạc, ngũ cốc, trái cây, hoa quả tươi, bơ… Mẹ bầu cần hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn sống, thịt nướng, cá đóng hộp… Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn mua được những thực phẩm chức năng phù hợp với tình trạng của mình. Bác sĩ sẽ thiết kế thực đơn chứa đầy đủ dưỡng chất và chất dinh dưỡng cho mẹ và con.
- Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái để giảm áp lực cho lưng, xương chậu, vùng thắt lưng và có thể ngủ ngon. Đặc biệt, tư thế này còn giúp thai nhi hấp thụ máu, oxy và dưỡng chất từ mẹ tốt hơn.
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái và vui vẻ, tránh căng thẳng, buồn đau quá mức trong thời gian dài.
- Đi giày đế bằng và rộng rãi, tuyệt đối không được đi giày cao gót. Giày cao gót sẽ khiến tư thế thay đổi khiến dây chằng bị kéo căng, tạo áp lực lên khớp sau và xương chậu.
- Mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi. Bạn có thể mặc những chiếc quần chuyên dụng dành riêng cho bà bầu.
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, ngồi bóng, đi bộ sẽ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh và dẻo dai hơn và giúp giảm cơ đau vùng lưng trên bên phải. Khi tập yoga, bạn sẽ được hướng dẫn cách hít thở để kiểm soát tâm trạng và giúp thư giãn tâm trí. Bạn nên tập thể dục trong 30-45 phút, 3 -5 ngày/tuần để cơ thể không bị kiệt sức.
- Tắm bằng nước ấm để giúp các cơ thư giãn và giảm tình trạng đau lưng hiệu quả
- Mát xa vùng lưng và toàn thân sẽ giúp làm dịu đi các cơ bị kích thích ở lưng trên bên phải, từ đó giúp mẹ bầu thư giãn và dễ chịu hơn.
- Khi bụng bầu phát triển khá lớn (thường từ tháng 7 thai kỳ trở đi), bạn nên đeo đai đỡ bụng để giảm áp lực và nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể của lưng
- Nếu vùng lưng trên bên phải bà bầu cảm thấy quá đau nhức thì có thể uống thuốc giảm đau, dán cao dán. Tuy nhiên, bạn không được làm dụng hay sử dụng quá liều lượng mà không có chỉ định của bác sĩ bởi có thể gây hại cho thai nhi. Nếu cơ thế có những bất thường như dị ứng, mẩn đỏ nên tới bệnh viện kiểm tra kịp thời.
Xem thêm: Bà bầu đau lưng phải làm sao để hết?
Gợi ý 1 số bài tập giúp cải thiện tình trạng đau lưng trên bên phải
Tập thể dục và vận động có tác dụng và lợi ích rất lớn tới cơ thể con người, đặc biệt là mẹ bầu. Tập thể dục sẽ giúp giảm đau lưng, cải thiện giấc ngủ, dễ sinh con và luôn giữ được tinh thần vui vẻ thoải mái. DiskDr sẽ gợi ý cho mẹ bầu 1 số bài tập thể dục phù hợp nhất nhé.
1. Bài tập chiến binh
Bài tập này giúp giảm đau lưng hiệu quả, đồng thời giúp tay chân bạn săn chắc và cơ thể bạn giữ thăng bằng tốt hơn.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đứng thẳng lưng, hai chân bằng vai
Bước 2: Xoay bàn chân phải sang bên phải, đặt trọng tâm vào chân trái để giữ thăng bằng. Hơi gập đầu gối bên phải, chân trái duỗi thẳng
Bước 3: Chầm chậm nâng cánh tay lên, đặt song song với sàn nhà, mắt nhìn sang phải
Bước 4: Giữ tư thế trong 5 nhịp thở đều
Bước 5: Về lại tư thế ban đầu rồi đổi bên. Lặp lại động tác trong 10 lần
2. Bài tập con mèo dành riêng cho bà bầu bị đau lưng trên bên phải
Bài tập này sẽ kéo giãn toàn bộ vùng cột sống và cải thiện độ linh hoạt của cột sống. Từ đó, tình trạng đau lưng cũng sẽ thuyên giảm dần.
Cách thực hiện:
Bước 1: Dùng 2 tay và đồi gối để chống người sao cho cổ tay nằm ở dưới vai, đầu gối ở dưới hông
Bước 2: Áp ngón chân xuống sàn
Bước 3: Từ từ đẩy xương chậu về phía trước
Bước 4: Thở ra và hóp bụng lại
Bước 5: Cong người theo hướng trên sàn và siết hông để cột sống uốn cong tự nhiên trong 10 giây
Bước 6: Cúi đầu và mắt nhìn về phía rốn
Bước 7: Lặp lại động tác khoảng 5 – 10 lần. Chú ý thực hiện động tác trong 5 nhịp thở, nhịp cuối đưa cột sống về lại tư thế ban đầu.
3. Bài tập lưng với bóng lớn
Tư thế này giúp giảm áp lực lên cột sống và tăng lượng máu lưu thông. Đặc biệt, tư thế tập với bóng có ích trong quá trình chuyển dạ.
Cách thực hiện:
Ngồi lên bóng:
Bước 1: Ngồi dạng rộng 2 chân trên bóng, 2 tay vịn vào thành giường/bàn
Bước 2: Di chuyển sang 2 bên chậm rãi và nhẹ nhàng
Bước 3: Xoay hông theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Lặp lại động tác trong khoảng 15-20 phút.
Giãn cơ lưng trên bóng:
Bước 1: Quỳ gối xuống mặt thảm góc 90 độ với thảm tập
Bước 2: Giữ lưng thẳng hàng với cổ, 2 tay ôm bóng rồi từ từ kéo lưng về phía sau.
Bước 3: Trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác trong 10 lần
4. Bài tập xoay lưng
Bài tập xoay lưng giúp cải thiện tình trạng đau lưng và thư giãn cơ thể hiệu quả.
Cách thực hiện:
Bước 1: Ngồi thẳng lưng, hai chân xếp bằng
Bước 2: Tay phải giữ đầu gối rồi chậm rãi xoay thân trên qua phía bên trái trong 6 giây
Bước 3: Trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác trong 10 lần, mỗi bên 5 lần.
Trên đây là những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng trên bên phải và những cách cải thiện tình trạng đau lưng mà DiskDr đã tổng hợp. Nếu bạn đang trong tình trạng đau lưng trên bên phải, hy vọng bạn sẽ có thể áp dụng 1 số phương pháp giảm đau lưng hiệu quả.
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. Cho đến nay các phiên bản DiskDr. đã có Đai lưng, Đai cổ, Đai gối, Đai cổ tay với sự cải tiến ngày càng tốt hơn trước. Sản phẩm đã có mặt tại hơn 30 quốc gia và được người sử dụng Việt Nam tin dùng trong nhiều năm vừa qua với chất lượng cao và chế độ bảo hành 12 tháng. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr tại https://www.diskdr.vn/shop
Nếu bạn cần tư vấn về các vấn đề cột sống, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn sản phẩm DiskDr. phù hợp nhất.