Cách phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý nguy hiểm, vậy cách phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào để giúp bảo vệ sức khỏe của mỗi người. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để biết cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây đau lưng
Bệnh thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý nguy hiểm

1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí bình thường lúc đầu, gây chèn ép lên các rễ thần kinh, làm xuất hiện các cơn đau nhức, tê bì cho người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào của cột sống nhưng thường gặp nhất là tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Các nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Do chấn thương: Các chấn thương gặp phải trong quá trình lao động, tai nạn giao thông,… có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Do tuổi cao, lão hóa: Tuổi cao khiến cho sức đề kháng của vòng sợi kém đi, làm giảm đáng kể khả năng tổng hợp mucopolysaccharide và collagen của đĩa đệm. Tế bào mâm sụn cũng bị mất đi dần khả năng tái tạo, trong khi cột sống vẫn phải chịu những áp lực và tải trọng lớn, từ đó gây nên tình trạng thoát vị.
  • Đặc thù nghề nghiệp: Những người thường xuyên phải làm việc trong các tư thế gò bó, cúi gập, vận động quá giới hạn như nhân viên văn phòng, lái xe, công nhân khuân vác đồ nặng,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Thói quen xấu: Thói quen ngồi gù lưng, gập cổ, nâng vật nặng đột ngột,… làm ảnh hưởng xấu tới cột sống và đĩa đệm.

2. Cách phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm

2.1. 11 tư thế đúng phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

2.1.1.Tư thế đứng

Tư thế đứng cần phải thực hiện đúng cách
Tư thế đứng cần phải thực hiện đúng cách

Tư thế sai phổ biến:

  • Đứng đầu chúi về phía trước, lưng thẳng, chân khụy.
  • Hoặc ở tư thế chân thẳng nhưng lưng cong, đầu chúi về phía trước.

Tư thế đúng:

  • Giữ cho hai bàn chân được tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất
  • Hai chân đứng thẳng để tạo sự cân bằng.
  • Giữ cho lưng thẳng, đầu thẳng và mắt nhìn hướng về phía trước.

2.1.2. Tư thế ngồi

Cách ngồi đúng tư thế
Cách ngồi đúng tư thế

Tư thế sai phổ biến:

  • Ngồi dựa lưng hoàn toàn vào ghế, chân không tiếp xúc với mặt đất
  • Hoặc ngồi khoanh chân trên ghế.

Tư thế đúng:

  • Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn xuống mặt đất, lưng thẳng,
  • Hai đầu gối vuông góc
  • Giữ cho đầu và cổ thẳng trục với lưng, mắt nhìn hướng về phía trước.

2.1.3. Tư thế nằm: nằm ngửa và nằm nghiêng

Tư thế nằm ngủ đúng
Tư thế nằm ngủ đúng

Nằm ngửa

  • Tư thế sai phổ biến: Nằm co chân hoặc gác chân lên vật khác
  • Tư thế đúng: Gối trên chiếc gối mỏng, giữ cho đầu, cổ, thân và chân nằm thẳng trên một trục.

Nằm nghiêng

  • Tư thế sai phổ biến: Co chân sát vào bụng, hoặc nằm người hơi úp xuống giường.
  • Tư thế đúng: Kẹp một chiếc gối giữa hai chân, hơi co chân và đưa về phía trước. Tay để ở trước mặt, lưng thẳng, có thể hơi nghiêng người ra phía trước hoặc sau.

2.1.4. Ngồi dậy từ giường và nằm xuống

Tư thế ngồi dậy từ giường đúng
Tư thế ngồi dậy từ giường đúng

Tư thế sai phổ biến: Nằm ngửa trên giường co chân và bật dậy luôn

Tư thế đúng:

  • Nằm quay nghiêng người về phía cạnh giường, hai đầu gối co lại.
  • Cho hai chân ra ngoài xuống dưới giường, chống hai tay lên rồi từ từ ngồi dậy.
  • Khi nằm xuống thì thực hiện ngược lại các bước trên.

2.1.5. Bê vật nặng và đặt vật nặng xuống

Tư thế bê vật nặng
Tư thế bê vật nặng

Tư thế sai phổ biến: Cúi xuống đột ngột đặt vật nặng, cúi gập lưng trong khi khiêng vật nặng.

Tư thế đúng: Hai chân dang rộng bằng vai, cong hai đầu gối rồi từ từ hạ thấp người xuống nhưng vẫn giữ cho lưng thẳng, đặt vật nặng xuống đất.

2.1.6. Bế em bé

Tư thế sai phổ biến: Cúi khom người và nhấc bổng em bé lên

Tư thế đúng:

  • Quỳ hai chân xuống, ôm em bé vào sát thân mình.
  • Giữ cho lưng thẳng, hai chân thẳng rồi từ từ đứng lên.

2.1.7. Lấy vật trên cao

Tư thế lấy đồ vật trên cao
Tư thế lấy đồ vật trên cao

Tư thế sai phổ biến: Kiễng chân lên và cố với để lấy vật trên cao

Tư thế đúng:

  • Đặt ghế sát vào với vị trí của vật cần lấy.
  • Đứng vững chắc trên ghế và đảm bảo có độ cao phù hợp để lấy được vật.
  • Kéo vật sát vào người rồi từ từ bước xuống khỏi ghế.
  • Nếu vật nặng quá nên nhờ thêm sự trợ giúp của người thân.

2.1.8. Mang xách đồ

Mang xách đồ
Mang xách đồ đúng cách
  • Tư thế sai phổ biến: Đeo đồ nặng về một bên.
  • Tư thế đúng: Nên chia đều hai tay khi xách đồ và đeo đồ bằng hai dây đeo sau lưng để san đều trọng lượng.

2.1.9. Ngồi làm việc máy tính

Tư thế ngồi làm việc với máy tính
Tư thế ngồi làm việc với máy tính

Tư thế sai phổ biến: Ngồi cúi khom người, cong lưng để làm việc.

Tư thế đúng:

  • Chọn bàn và ghế làm việc có độ cao phù hợp
  • Ngồi thẳng lưn
  • Tay đặt lên bàn phím và chuột thoải mái, cổ tay không bị duỗi quá nhiều và khủy tay vừa phải.

2.1.10. Làm việc dưới thấp

Tư thế làm việc nhà
Tư thế làm việc nhà
  • Tư thế sai phổ biến: Cúi lom khom hoặc cố với ra xa để làm việc
  • Tư thế đúng: Quỳ trên sàn hoặc ngồi trên một ghế nhỏ, giữ lưng thẳng, không nên ngồi xổm quá lâu.

2.1.11. Hạn chế làm việc 1 bên, xoay cổ quá mức

  • Tư thế sai phổ biến: Quá nghiêng cổ khi làm việc hoặc làm việc hướng về một bên
  • Tư thế đúng: Không nên xoay cổ quá mức và hạn chế làm việc 1 bên.

2.2. Xây dựng lối sống khoa học

Một trong những phương pháp phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả chính là mỗi người cần xây dựng cho mình lối sống khoa học, cụ thể đó là:

2.2.1. Luyện tập thể dục thường xuyên, đều đặn

  • Việc tập luyện thể dục sẽ giúp xương khớp được vận động, tăng sự dẻo dai và linh hoạt; đồng thời cũng là cách để cải thiện sức khỏe cho mỗi người.
  • Các môn thể thao như bơi lội, tập yoga hay đi bộ mỗi ngày,… giúp vận động, tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan bộ phận, tăng sức đề kháng cho cơ thể để phòng tránh bệnh tật.

2.2.2. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng khoa học
  • Phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm, mỗi người cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, thực phẩm giàu canxi,… để giúp xương khớp được chắc khỏe
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh hay thức uống có gas vì gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bạn.

2.2.3. Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn

Cần tránh sử dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn hay việc hút thuốc bởi nó có chứa nhiều thành phần độc hại, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung cũng như hệ xương khớp nói riêng.

2.2.4. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý

  • Béo phì là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm vì thế mọi người cần lưu ý duy trì cân nặng ở mức hợp lý
  • Tránh việc tăng cân không kiểm soát sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

2.3. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm

Để điều trị thoát vị đĩa đệm, các bạn có thể áp dụng một số phương pháp như:

2.3.1. Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây Y giúp làm giảm nhanh các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra
Thuốc Tây Y giúp làm giảm nhanh các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra

Khi sử dụng thuốc tây bệnh nhân thường được bác sĩ kê các loại thuốc bao gồm thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ, thuốc chống động kinh. Trường hợp bệnh nặng có thể được chỉ định tiêm ngoài màng cứng bằng corticosteroids.

Các loại thuốc này mang đến tác dụng chống viêm, giảm đau nhức xương khớp cho người bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý ngưng hay dùng quá liều vì có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

2.3.2. Các bài thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y được đánh giá là một phương pháp an toàn trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Một số bài thuốc người bệnh có thể áp dụng như:

Bài thuốc từ lá lốt và sữa bò

  • Sử dụng 40g lá lốt, 300ml sữa bò.
  • Giã nát lá lốt rồi lấy nước, trộn cùng sữa bò rồi đun nóng lên là có thể dùng được.
  • Uống ngày 1-2 lần và dùng liên tục sẽ giúp giảm đau nhức đáng kể.

Ngải cứu và muối

  • Dùng một nắm ngải cứu giã nát ra trộn cùng muối trắng
  • Đun nóng hỗn hợp rồi đắp lên vùng bị thoát vị trong vòng 15 phút sẽ giúp giảm đau, thư giãn cơ thể.
Sử dụng bài thuốc đông y từ muối và ngải cứu để điều trị thoát vị đĩa đệm
Sử dụng bài thuốc đông y từ muối và ngải cứu để điều trị thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc từ cây xương rồng

  • Sử dụng 2-3 nhánh xương rồng 3 chia, mang đi rửa sạch loại bỏ gai.
  • Nướng xương rồng trên bếp than cho nóng rồi gói lại bằng miếng vải mỏng để đắp lên vùng lưng bị đau nhức.

2.3.3. Vật lý trị liệu

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu là phương pháp giúp giảm đau và phục hồi chức năng vận động hiệu quả cho người bệnh. Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến như dùng tia hồng ngoại, sóng cao tần, tia laser,… và vận động trị liệu.

Sóng cao tần

  • Sóng cao tần là một phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tiên tiến, bác sĩ sẽ dùng một mũi kim và đưa sóng radio cao tần vào trong vùng bị thoát vị.
  • Nhiệt độ được sử dụng từ 40-70 độ C sẽ giúp sóng cao tần tác động vào vị trí bị thoát vị để khối thoát vị thu nhỏ lại và trở về vị trí ban đầu, loại bỏ được tình trạng chèn ép lên rễ thần kinh
  • Từ đó xóa bỏ các cơn đau nhức.

Tia laser

  • Dùng năng lượng của tia laser sẽ giúp triệt tiêu được lượng nhân nhầy ở đĩa đệm.
  • Bác sĩ sẽ sử dụng đồng thời cùng với vật lý trị liệu để giúp làm giảm áp suất lên cột sống và hạn chế được sự chèn ép lên đĩa đệm, làm giảm đau.

Vận động trị liệu

  • Tư thế xấu và các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học sẽ phá vỡ đi sự cân bằng của xương khớp.
  • Tùy theo tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng cho mỗi bệnh nhân để hồi phục sự cân bằng, giúp kéo giãn các cơ bị co rút, tăng cường sức mạnh cho cơ.

Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau lưng
Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm đau lưng
  • Xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp sử dụng ngón tay và bàn tay để tác động lên da thịt, gân khớp và các huyệt đạo của người bệnh.
  • Từ đó giúp làm giãn mạch, tăng cường khả năng lưu thông máu để giúp chống viêm, giảm phù nề, làm giảm các cơn đau nhức.
  • Đối với hệ xương khớp thì xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp cải thiện tình trạng cơ cứng cơ, dây chằng và gân; giúp cho xương khớp được dẻo dai và linh hoạt hơn.

2.3.4 Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng được với các biện pháp điều trị bảo tồn. Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng đó là: mổ hở, mổ nội soi, thay thế một phần đĩa đệm hay hoàn toàn,…

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật có thể từ 1 đến 4 tuần tùy thuộc vào cơ địa cũng như sức khỏe người bệnh. Cần theo dõi kỹ bệnh nhân sau phẫu thuật và khi có những dấu hiệu bất thường cần báo cho bác sĩ ngay.

Xem thêm: Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

2.3.5. Dùng đai kéo giãn cột sống

Đai kéo giãn cột sống có tác dụng:

  • Kéo giãn, làm tăng khoảng cách giữa các đốt sống
  • Từ đó làm giảm đi áp lực và sự chèn ép của cơ thể lên vùng thắt lưng và cột sống.
  • Sử dụng đai kéo giãn cột sống sẽ làm giảm tình trạng căng cơ, tê cứng cũng như làm giảm các cơn đau nhức cho người bệnh
  • Giúp điều chỉnh các đốt sống để tránh sự sai lệch của cột sống.
Sử dụng đai kéo giãn cột sống DiskDr. giúp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Sử dụng đai kéo giãn cột sống DiskDr. giúp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại đai kéo giãn cột sống khác nhau trong đó đai kéo giãn cột sống DiskDr. là sản phẩm rất được ưa chuộng và đánh giá cao hiện nay. DiskDr. là đai kéo giãn cột sống được sản xuất tại Hàn Quốc và hiện được nhập khẩu và phân phối chính hãng bởi công ty T3 tại thị trường Việt Nam. Sử dụng đai kéo giãn cột sống DiskDr. mang đến nhiều ưu điểm cho người dùng khi có thể dễ dàng điều trị thoát vị đĩa đệm ngay tại nhà mà không cần phải đến các cơ sở y tế.

Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm cũng như mua được sản phẩm chính hãng, các bạn có thể truy cập tại https://www.diskdr.vn/

Qua bài viết trên các bạn đã có thể nắm rõ những thông tin về cách phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm, hãy áp dụng để luôn có được sức khỏe tốt nhé.

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.