Những điều cần biết về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Trong tất cả các loại thoát vị đĩa đệm thì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh phổ biến nhất. Nguyên nhân là do vị trí đốt sống lưng luôn phải chịu nhiều áp lực từ các hoạt động sinh hoạt. Vậy cụ thể nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoát vị đĩa đệm lưng ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời bạn nhé.

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Đĩa đệm đóng vai trò trong việc liên kết các đốt sống với nhau, có chức năng phân tán đều lực lên các phần đốt sống, cân bằng cấu trúc của cột sống. Địa đệm được cấu tạo từ phần nhân nhày bên trong, được bảo vệ bởi phần bao xơ bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao xơ bị rách, khiến cho phần nhân nhày bị thoát ra bên ngoài.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Trong các đốt vùng cột sống lưng, thì các đốt ở vị trí L4 L5 và L5 S1 chịu ảnh hưởng lớn nhất từ các hoạt động của phần trên và dưới cơ thể, do đó thoát vị đĩa đệm L4 L5 và L5 S1 xuất hiện phổ biến nhất ở những người bệnh. 

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm L4-L5 và L5-S1

2. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có chữa được không?

Không có một phương pháp nào có thể hoàn toàn hồi phục đĩa đệm trở về trạng thái ban đầu được. Vì quá trình lão hóa cũng như tổn thương tích tụ trong nhiều năm làm việc, nên đĩa đệm sẽ ít nhiều kém đi.

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị bảo tồn và phục hồi có thể khắc phục 70 – 80% sức khỏe của người bệnh. Cơ chế tự lành ở phần bao xơ có thể được đẩy nhanh nếu người bệnh biết kết hợp những phương pháp điều trị.

Có chữa được thoát vị đĩa đệm thắt lưng không?

Xem thêm: Khả năng phục hồi của đĩa đệm và các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

Khả năng hồi phục sức khỏe của người bệnh phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

  • Cấp độ thoát vị đĩa đệm: Những người bệnh trẻ tuổi đang ở những giai đoạn đầu của bệnh có khả năng phục hồi cao hơn. 
  • Tuân theo sự chỉ định của bác sĩ: Để đạt được hiểu quả cao và nhanh chóng, người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ. 
  • Phương pháp chữa trị: Người bệnh nên tìm hiểu các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà để tăng hiệu quả trong việc phục hồi và phòng ngừa bệnh. 

3. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm thắt lưng, sau đây là một số nguyên nhân chính: 

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?

  • Quá trình lão hóa tự nhiên: Theo thời gian, cấu trúc bao xơ bị hao mòn, dễ bị tổn thương khi có tác động từ bên ngoài. Quá trình thoái hóa ngày càng xuất hiện ở những người trẻ tuổi do đặc thù công việc, chế độ sinh hoạt không hợp lý. 
  • Sai tư thế trong sinh hoạt: Ngồi học và làm việc sai tư thế trong thời gian dài tạo một áp lực lớn lên phần đĩa đệm, tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. 
  • Tai nạn: Đĩa đệm có khả năng bị nứt, rách, chệch vị trí nếu có một lực lớn đột ngột tác động lên phần cột sống thắt lưng. 
  • Cân nặng: Béo phì là nguyên nhân âm thầm gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Do một trọng lực lớn thường xuyên đè ép lên các đĩa đệm, đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp. 
  • Chế độ dinh dưỡng: Việc không trao đổi đủ chất làm cho chất lượng xương khớp giảm, đĩa đệm không có đủ dưỡng chất để tăng độ chắc chắn, dẻo dai. 
  • Đặc thù công việc: Với những công việc phải ngồi lâu trong một tư thế như dân văn phòng, lái xe đường dài, sẽ tạo một sự chèn ép lên các đốt sống thắt lưng, thúc đẩy quá trình thoái hóa.

Xem thêm: 10 nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm lưng phổ biến nhất

4. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường biểu hiện thông qua các triệu chứng như:

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có triệu chứng gì

  • Xuất hiện cảm giác đau đớn tại vùng thắt lưng, nhất là khi cúi người, ho hoặc hắt hơi, vận động mạnh. Ở thời gian đầu, cơn đau xuất hiện đột ngột, bất ngờ. Tuy nhiên, khi trở nặng thì cơn đau sẽ dai dẳng, kéo dài liên tục, đau buốt từng cơn.
  • Cảm giác tê nhức, đau mỏi từ vùng thắt lưng lan xuống phần bắp và cẳng chân sau khi ngồi, nằm lâu trong một tư thế. 
  • Ở giai đoạn bệnh nặng, thì việc đi lại, sinh hoạt bị hạn chế do các dây thần kinh vận động đã bị chèn ép, làm suy giảm tín hiệu vận động từ não.  
  • Xúc cảm về nóng, lạnh cũng như cảm giác đau, tê bị ảnh hưởng từ việc dây thần kinh bị chèn ép. 
  • Khi các dây thần kinh hoạt động của cơ vòng bị chèn ép và tổn thương, khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện bị hạn chế, lâu dần không tự chủ được việc đi vệ sinh. 

Xem thêm: 9 triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường gặp

5. Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Các biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là không thể coi thường nếu người bệnh không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Cụ thể, bệnh nặng có thể dẫn đến các biến chứng sau:

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 có những biến chứng gì?

  • Tàn phế suốt đời: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh có thể gặp phải. Khối thoát vị chèn ép nặng lên hệ thống dây thần kinh vận động, khiến người bệnh bị liệt toàn thân, không thể tự thân vận động được nữa.
  • Bị teo cơ: Teo cơ là biến chứng nhẹ hơn so với tàn phế, tuy nhiên chúng cũng rất khó phục hồi. Biến chứng này xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép kết hợp với việc hạn chế vận động trong thời gian dài khiến trương lực cơ giảm dần, cấu trúc cơ bớt độ săn chắc và teo lại.
  • Gây bỏng: Như đã nói ở trên, những người bệnh nặng sẽ mất khả năng cảm nhận nóng, lạnh. Do đó, người thân cần chú ý đến nhiệt độ của nước tắm, thuốc đắp, đồ ăn trước khi để người bệnh sử dụng. 
  • Không kiểm soát được việc đi vệ sinh: Các dây thần kinh vận động bị chèn ép làm tín hiệu điều khiển từ não không đến được cơ thắt bàng quang, hay cơ thắt hậu môn khiến cho người bệnh không tự chủ được việc đi đại, tiểu tiện. Biến chứng này làm tổn thương đến tinh thần và cảm xúc của người bệnh, do đó hãy chăm sóc và động viên cũng như giải thích nguyên nhân của việc này. 
  • Dây thần kinh bị tổn thương: Việc dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày làm tổn thương, viêm dây thần kinh quan trọng ở vùng ống sống. Các cơn đau, nhức xuất hiện với cường độ nặng làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.

6. Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Chẩn đoán là bước quan trọng cần thực hiện để có thể đưa ra được kết luận về loại bệnh, tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh, từ đó có được phương án điều trị tốt nhất.

Thông thường chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bao gồm hai loại: chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.

Cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm lưng

6.1. Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng là những dấu hiệu bên ngoài mà người bệnh cảm thấy, từ đó bác sĩ chuyên môn sẽ bước đầu đưa ra kết luận về bệnh. Những dấu hiệu đó có thể là vị trí đau, tần suất đau, cơn đau lan sang các vị trí nào…. 

Cụ thể hơn, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán lâm sàng là bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng khi có 4 trong 6 dấu hiệu dưới đây:

  • Cơn đau xuất hiện do có yếu tố chấn thương cột sống thắt lưng.
  • Đau cột sống thắt lưng lan theo rễ, dây thần kinh hông to.
  • Đau khi vận động, cường độ tăng khi ho, hắt hơi…
  • Có tư thế giảm đau: Khi đặt bệnh nhân nằm nghiêng người về một bên thì các cơn đau giảm, người bệnh cảm giác thoải mái hơn.
  • Có dấu hiệu chuông bấm: Bác sĩ tiến hành ấn các điểm để tìm điểm đau. Dấu hiệu chuông bấm xuất hiện khi bệnh nhân có cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to cùng bên xuống dưới chân.
  • Có dấu hiệu Lasègue: Bệnh nhân nằm ngửa, khi nâng chân lên cao, duỗi thẳng chân, gây đau dọc dây thần kinh tọa, hạ thấp chân trở lại làm cơn đau giảm hoặc biến mất. 

6.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Ngoài việc dựa vào các yếu tố lâm sàng, thì các xét nghiệm cận lâm sàng là cần thiết để các bác sĩ có thể kết luận chính xác về bệnh. Những hình thức xét nghiệm cần làm sẽ là:

Cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

  • Chụp X quang quy ước: Thông qua các hình ảnh gửi về sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí bị thoát vị và các thương tổn khác của cột sống như: trượt đốt sống, mất vững cột sống, khuyết eo…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất cho phép xác định được vị trí, hình thái và số tần thoát vị.
  • Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: Được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhưng lại không thể chụp cộng hưởng từ. Kỹ thuật này cho phép xác định vị trí, mức độ thoát vị một cách chính xác với độ nhạy cực cao.

7. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

7.1. Bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Các bài tập tại nhà có hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ khả năng phục hồi của đĩa đệm ở giai đoạn đầu của bệnh, khi cơn đau chưa hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

7.1.1. Bài tập yoga

Đã từ lâu Yoga được biết đến là bộ môn có thể chữa được “bách bệnh” và thoát vị đĩa đệm cũng không ngoại lệ. Các động tác nhẹ nhàng của Yoga sẽ tác động sâu đến vùng cột sống thắt lưng. Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số bài tập Yoga bệnh nhân có thể tham khảo:

Tư thế 1: Tư thế con mèo

Tư thế con mèo chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5

  • Bệnh nhân quỳ xuống sàn nhà, hai tay chống thẳng, mắt nhìn về phía trước.
  • Chân, lưng và tay tạo thành hình chữ nhật.
  • Hít vào, đầu hơi hướng lên phía trước, lưng võng xuống về phía sàn nhà.
  • Thở ra, đầu cúi xuống, mắt nhìn về phía ngực, lưng cong lên trần nhà.
  • Lặp lại tư thế 5 – 8 lần.

Tư thế 2: Tư thế cây cầu

Đau thắt lưng chữa bằng bài tập yoga

  • Bệnh nhân nằm ngửa, hai đầu gối co lên và cách nhau một khoảng bằng hông, bàn chân úp xuống sàn và hướng về phía trước.
  • Hai cánh tay để dọc bên người, lòng bàn tay úp xuống sàn, cằm hướng về phía ngực.
  • Hít vào, nâng hông lên khỏi sàn, cao hết mức có thể và giữ khoảng 3 nhịp thở.
  • Thở ra và từ từ hạ hông xuống dưới sàn.
  • Lặp lại động tác từ 6 đến 8 lần.

7.1.2. Bài tập thể dục

Đối với các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng nếu thường xuyên tập luyện bài tập vận động dưới đây sẽ giúp kéo giãn cột sống, giảm đau và tăng sự linh hoạt cho các đốt sống.

Động tác gập người:

Chữa thoát vị đĩa đệm với bài tập gập người

  • Bệnh nhân ngồi trên thảm, lưng thẳng, hai chân duỗi về phía trước.
  • Từ từ cúi người xuống sao cho ngực chạm đầu gối, vươn hai tay dài về phía trước giữ lấy hai lòng bàn chân.
  • Cố gắng ép lưng và vươn người về phía trước càng xa càng tốt.
  • Giữ tư thế trong khoảng 30 giây rồi trở về trạng thái ban đầu.
  • Lặp lại động tác khoảng 10 lần.

Bài tập nâng chân:

Chữa đau lưng với bài tập nâng chân

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên sàn, hai tay để ngang hai bên vai, đầu gối hai chân chống.
  • Đưa một chân thẳng lên trên.
  • Dùng lực của vai kết hợp với chân co làm trụ nâng lưng và mông lên trên sao cho thân và chân tạo thành một đường thẳng.
  • Giữ tư thế trong khoảng 5 giây rồi đổi bên làm tương tự với chân còn lại.
  • Thực hiện động tác 4 lần.

Xem thêm: Bài tập cho người thoát vị đĩa đệm từ cơ bản đến nâng cao

7.2. Điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ

Các phương pháp vật lý trị liệu và liệu pháp phản xạ thường được ưu tiên sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm lưng, lý do là bởi có thể từ từ hạn chế được các cơn đau, giảm chèn ép, tăng cường lưu thông máu… giúp điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Các kỹ thuật trị liệu này thường bao gồm:

  • Đai kéo giãn cột sống:

Chữa thoát vị đĩa đệm với đai lưng kéo giãn cột sống DiskDr.

  • Giúp làm giãn khoảng cách giữa các đốt sống lưng, từ đó giảm sự chèn ép của cột sống lên các dây thần kinh để làm giảm tình trạng căng cứng và đau nhức.
  • Sử dụng đai kéo giãn cột sống cũng tạo điều kiện để khối thoát vị có thể trở về vị trí bình thường.
  • So với các phương pháp điều trị khác như bấm huyệt, châm cứu thì đai kéo giãn cột sống có giá thành rẻ hơn nhiều. Thêm vào đó, tính thuận tiện cao khi đai lưng có thể được đeo khi đi làm, nấu ăn, nằm nghỉ, trong lúc lái xe, gia tăng hiệu quả trong việc phục hồi thương tổn đĩa đệm. 
  • Khác với các phương pháp mang lại rủi ro như dùng thuốc Tây hay thuốc Bắc, thì đeo đai lưng giãn cột sống không mang lại nguy hại cho người bệnh.
  • Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đai kéo giãn cột sống, trong đó đai kéo giãn cột sống DiskDr. là sản phẩm được đánh giá tốt từ các chuyên gia và phản hồi tốt từ người sử dụng.
  • Massage: Là liệu pháp sử dụng các lực của tay để tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp tăng khả năng lưu thông máu, giãn cơ và giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Phương pháp nhiệt: Là sử dụng nhiệt độ nóng hoặc lạnh, tận dụng nhiệt độ để làm giãn cơ, giảm sưng, giúp tăng lưu thông các mạch máu, giảm đau và tăng nuôi dưỡng cục bộ, hỗ trợ điều trị bệnh tốt.
  • Điều trị bằng laser: Là việc sử dụng năng lượng của tia laser có bước sóng ngắn để giúp triệt tiêu một lượng nhân nhầy đang chèn ép lên dây thần linh, từ đó giảm được áp suất cũng như hạn chế được sự chèn ép lên vùng đĩa đệm, kích thích tuần hoàn máu lưu thông đồng thời chống lại các tác nhân gây viêm.

7.3. Bài thuốc nam

Sử dụng thuốc nam để trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiện cũng là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn vì tính an toàn, hiệu quả. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà sự hiệu quả của thuốc nam cũng bị hạn chế. Do đó, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi dùng thuốc. 

Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa thoát vị phổ biến nhất.

7.3.1. Bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt chữa đau lưng

Công dụng:

  • Lá lốt có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau nhức nên thường được dùng để chữa phong thấp, thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý xương khớp khác.

Nguyên liệu:

  • 200g lá lốt và
  • 300ml sữa bò tươi

Cách thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch thái nhỏ, giã và lọc lấy nước cốt.
  • Hòa nước cốt lá lốt vào sữa bò tươi đun sôi lên để uống.

Cách dùng:

  • Mỗi ngày bệnh nhân uống 1 – 2 lần khi sữa còn ấm nóng.
  • Uống liên tục trong 7 ngày để thấy hiệu quả trị bệnh.

7.3.2. Bài thuốc từ ngải cứu

Ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Công dụng:

  • Ngải cứu là thảo dược có vị đắng, tính ấm với khả năng sát trùng, chống viêm và giảm đau,….
  • Vì thế, chúng thích hợp để chữa bệnh về xương khớp trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm.

Nguyên liệu:

  • 300g ngải cứu
  • 200ml giấm gạo

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu đem rửa sạch giã nát rồi trộn với 200ml giấm gạo.
  • Đem hỗn hợp này sao nóng sau đó đổ ra một chiếc khăn mỏng và bọc lại.

Cách dùng:

  • Đắp hỗn hợp lên các vị trí bị thoát vị trong khoảng 15 phút.
  • Thực hiện đều đặn bài thuốc này 2 – 3 tuần để thấy những cơn đau nhức thuyên giảm rõ rệt.

7.4. Châm cứu

Châm cứu là phương pháp dùng kim châm vào các huyệt đạo ở cột sống thắt lưng, giúp lưu thông khí huyết, giải phóng ứ trệ, qua đó giúp giảm đau.

Điều trị bằng châm cứu sẽ giúp cho sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt và các cơn đau giảm đi một cách nhanh chóng nếu được điều trị sớm. Khi tiến hành châm cứu sẽ kích thích vùng cột sống tổn thương, sản sinh ra steroid một cách tự nhiên để thúc đẩy quá trình tự sửa chữa cũng như giải phóng hormone endorphin giúp làm giảm đau.

Hiệu quả khi tiến hành châm cứu ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành. Người bệnh nên tham khảo mức độ ưu tín cũng như khả năng của bác sĩ châm cứu. 

7.5. Thuốc Tây

Chữa thoát vị đĩa đệm với thuốc giảm đau

Thuốc Tây có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng đau, tuy nhiên cần căn cứ vào tình trạng bệnh và kế hoạch điều trị bệnh để sử dụng loại thuốc phù hợp nhất.

Thuốc Tây mang lại những rủi ro nhất định cho người bệnh như việc lệ thuộc vào thuốc giảm đau, ảnh hưởng đến gan, thận. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng bệnh của bản thân. 

Các loại thuốc thường được sử dụng đó là:

  • Thuốc giảm đau chống viêm: có thể dùng các loại thuốc giảm đau ở dạng uống hoặc tiêm như paracetamol, aspirin, profenid, diclofenac,…; thuốc xoa bóp ở dạng cao dán như Methyl Salicylat,…
  • Thuốc giãn cơ: khi xuất hiện tình trạng co cơ cạnh cột sống gây vẹo và đau dữ dội thì có thể dùng thuốc làm giãn cơ vân như Myonal 50mg, Diazepam 5mg,…

7.6. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Cách phẫu thuật để điều trị thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định trong các trường hợp điều trị nội khoa bị thất bại và khối thoát vị chèn ép gây tổn thương nặng nề cho dây thần kinh. Bệnh nhân bị mất dần khả năng vận động và có nguy cơ dẫn đến tàn phế.

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng bao gồm:

  • Phẫu thuật mổ hở: Là phương pháp phẫu thuật truyền thống được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Với phương pháp này các bác sĩ sẽ xác định vị trí thoát vị và dùng dao mổ rạch một đường trên da và tiến hành cắt bỏ khối thoát vị gây chèn ép dây thần kinh. Mặc dù là phương pháp có từ lâu đời nhưng kỹ thuật này thường ẩn chứa nhiều rủi ro nguy hiểm như chảy máu vết mổ, nhiễm trùng, thời gian phục hồi bệnh lâu.
  • Phẫu thuật nội soi: Là kỹ thuật mổ mới, hiện đại được áp dụng trong vài năm trở lại đây. Với phương pháp này bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ chỉ khoảng 2cm, sau đó đưa ống nội soi có gắn thiết bị phẫu thuật vào và cắt bỏ khối thoát vị. Mổ nội soi được đánh giá khá an toàn, thời gian mổ ngắn, sau mổ bệnh nhân phục hồi thể trạng nhanh nhưng chi phí điều trị tương đối cao.

Xem thêm: Mổ thoát vị đĩa đệm

8. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị luôn có nguy cơ bị tái phát lại. Do đó, bệnh nhân cần phải chủ động có các biện pháp phòng tránh thích hợp như

Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Đeo đai lưng giãn cột sống vừa có tác dụng phòng ngừa, cũng như tăng hiệu quả hồi phục đĩa đệm. 
  • Hạn chế mang vác vật nặng quá sức bằng lưng, khi mang vác vật nặng cần thực hiện đúng tư thế.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh cho xương khớp.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, lên kế hoạch giảm cân khi bị béo phì.
  • Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng giàu canxi, omega 3, vitamin, chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tốt bệnh thoát vị đĩa đệm.

Trên đây là tất cả các thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mà ai cũng nên biết. Để khi có các biểu hiện của bệnh, bệnh nhân nên nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để các bác sĩ khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo: 

 

 

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

  • Messenger
  • Tư vấn
  • Địa chỉ Cách mua
  • Mua nhanh
  • Gọi 0969685333