Thoát vị đĩa đệm cổ và những điều cần biết

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ những triệu chứng để phát hiện bệnh cũng như cách điều trị phù hợp nhất. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ mọi vấn đề liên quan về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ và tìm được phương án điều trị phù hợp nhất.

1. Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?
Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ tiếng anh là Cervical Herniated Disc, là tình trạng mà phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí thông thường và đè lên rễ thần kinh lân cận gây ra các cơn đau. Nếu tình trạng chèn ép rễ thần kinh nặng mà không được điều trị kịp thời thì cơn đau sẽ lan ra các vùng khác như tay, chân, đầu, cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là phổ biến nhất do hai đốt sống cổ này nằm ở cuối, nối với phần cột sống ngực. Phần lớn trọng lực cũng như hoạt động ở phần đầu đều tạo áp lực lên 2 vị trí này.  

2. Đối tượng dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thực tế có thể xảy ra với mọi đối tượng. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là:

Ai có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cổ
Ai có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cổ
  • Người cao tuổi: Quá trình lão hóa làm giảm chất lượng xương khớp cũng như hạn chế việc trao đổi chất. Khi đĩa đệm bị áp lực lớn đè nặng với khả năng đàn hồi kém, thì nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm sẽ cao. 
  • Người lao động nặng nhọc: Những người thường xuyên phải làm công việc khuân vác, bê nặng sẽ tác động nhiều tới hệ xương khớp vùng cổ, đặc biệt là các đĩa đệm. Tình trạng lao động nặng nhọc này kéo dài sẽ khiến người bệnh hay bị đau nhức và lâu dần dẫn tới thoát vị đĩa đệm cổ.  
  • Nhân viên văn phòng: Nhóm đối tượng này do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi lâu, ít vận động trong thời gian dài sẽ làm cho đốt sống cổ mất sự linh hoạt, gia tăng thoái hóa. 
  • Nhóm người có lối sống sinh hoạt không lành mạnh: Có nhiều thói quen sinh hoạt thiếu khoa học gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm: 
    • Thường xuyên đeo túi nặng một bên
    • Thay đổi tư thế đầu mạnh một cách đột ngột. Có thể do tai nạn xe cộ, khi lao động. 
    • Kê gối đầu quá cao khi ngủ
    • Ngồi học, làm việc sai tư thế
    • Ăn uống không điều độ, thiếu chất

3. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ

Nắm rõ được các triệu chứng sẽ giúp bệnh nhân nắm được tình trạng sức khỏe của mình cũng như phát hiện bệnh trạng kịp thời để có phương án điều trị thích hợp. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình mà người bệnh có thể nhận biết là:

triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ
triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ
  • Đau nhức tại vùng cổ: Các cơn đau đột ngột hoặc âm ỉ thường xuyên xuất hiện vùng cổ.
  • Đau lan xuống vùng bả vai, cánh tay: Khi nhân nhầy ở trong đĩa đệm thoát ra ngoài, và chèn ép vào gốc dây thần kinh thì cơn đau sẽ lan sang các vùng khác. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy bị tê bì ở khu vực hai vai và dần dần lan xuống vùng cánh tay.
  • Tê bì, ngứa ran ở tay: Phần bàn tay nhiều lúc có cảm giác bị tê bì và châm chích. Trong những thời điểm đó, tay khó mà nhấc hoặc co duỗi được bình thường.
  • Đau nhức khi vận động: Các cơn đau nhức xuất hiện khi vận động mạnh khiến sinh hoạt của người bệnh bị hạn chế và khó khăn hơn. 
  • Yếu cơ: Triệu chứng này có thể cảnh báo tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ của bạn đang ở giai đoạn nặng. Tình trạng này xảy ra khi thoát vị đã diễn biến trong thời gian dài. Người bệnh sẽ cảm thấy khó đi lại và thậm chí có thể dẫn tới bại liệt.
  • Đau đầu, hoa mắt chóng mặt: Cơn đau do thoát vị gây ra có thể ảnh hưởng tới đầu, vị trí hốc mắt và gây ra chóng mặt.
  • Triệu chứng khác: đau ở lồng ngực, sốt, khó thở, giảm cân. 

4. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

thoát vị đĩa đệm cổ có những nguyên nhân gì?
thoát vị đĩa đệm cổ có những nguyên nhân gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới thoát vị đĩa đệm cổ. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này như:

  • Lão hóa: Khi tuổi càng cao thì mật độ xương càng giảm làm cho xương khớp trở nên yếu đi. Các đĩa đệm ở cổ và khu vực khác dần bị mất nước, mất đi chất nhờn, giảm đàn hồi và khiến phần bao xơ dễ bị rách.
  • Chấn thương: Tác động mạnh từ chấn thương, tai nạn hoặc tập luyện quá mức có thể gây thoát vị đĩa đệm cổ.
  • Hoạt động quá sức: Chơi thể thao mạnh thường xuyên, mang vác vật nặng trong thời gian dài khiến cho phần đốt sống cổ bị tổn thương dẫn tới thoát vị.
  • Lười vận động: Ngồi nhiều hoặc lười vận động vùng cổ làm giảm sự linh hoạt ở đốt sống cổ, gia tăng khả năng thoát vị đốt sống cổ. 
  • Thói quen sinh hoạt sai: Các thói quen như vác vật nặng lệch 1 bên, quay đầu quá nhiều, ngủ cao gối, lâu dần dẫn tới thoát vị đĩa đệm cổ.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cổ như gai đốt sống, thoái hóa đốt sống cổ.
  • Nguyên nhân khác: Di truyền, béo phì, hút thuốc lá….

5. Biến chứng thoát vị đĩa đệm cổ

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ gây ra nhiều phiền toái và đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên nếu phát hiện kịp thời, áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp với bệnh trạng thì bệnh nhân hoàn toàn có thể hồi phục đến 90 – 95%, hạn chế tối đa các cơn đau.

thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Ngược lại, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Giảm khả năng vận động, thậm chí là teo cơ, bại liệt vĩnh viễn
  • Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn máu não
  • Hẹp ống sống cổ
  • Chèn ép đám rối thần kinh cánh tay
  • Hội chứng chèn ép tủy sống
  • Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật…

Do đó, khi phát hiện thấy các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm: 5 biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cổ

6. Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Để phát hiện được bệnh, cũng như xác định chính xác giai đoạn của bệnh thì ngoài các triệu chứng lâm sàng có thể nhìn thấy và cảm nhận đã được liệt kê ở mục 3.  

X quang, MRI, CT phát hiện thoát vị đĩa đệm cổ
X quang, MRI, CT phát hiện thoát vị đĩa đệm cổ

Thì các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để có được chẩn đoán chính xác nhất. Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh thoát vị có thể là:

  • Chụp X quang: Phương pháp này có thể xác định đốt sống bị thoát vị ở vị trí cụ thể nào.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Kỹ thuật sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Hình ảnh thu được được máy thu xử lý và chuyển đổi tín hiệu thành hình ảnh. Cộng hưởng từ MRI cho hình ảnh rõ ràng, chi tiết, an toàn.
  • Chụp cắt lớp: Phương pháp này áp dụng cho những bệnh nhân không chụp cộng hưởng từ được. Chụp cắt lớp cho phép xác định vị trí và mức độ thoát vị.

7. Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

7.1. Bài tập thoát vị đĩa đệm

7.1.1. Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cổ

Yoga hữu ích cho thoát vị đĩa đệm cổ vì nó tăng cường cơ bắp, cải thiện tính linh hoạt và cải thiện sức khỏe. Các bài tập yoga mà bạn nên thực hiện để chữa thoát vị đĩa đệm như:

Tư thế chào mặt trời (Sun Salutation): 

Tác dụng: Đánh thức mọi giác quan và bộ phận cơ thể sau một đêm ngủ dài. Việc này làm gia tăng quá trình trao đổi chất, lưu thông khí huyết, giúp cho xương khớp có được những dưỡng chất cần thiết nhất trước khi bắt đầu một ngày mới.

  • Đứng thẳng, hai chân vững, chắp tay trước ngực
  • Đưa tay lên cao vòng qua đầu, ngửa người ra sau theo khả năng
  • Cúi gập người, tay ôm cổ chân
  • Bước một chân về phía trước, hạ đầu gối vuông góc, hai tay chống thẳng xuống đất
  • Đưa hai chân về phía sau, thẳng căng người
  • Gập khuỷu tay và hạ từ từ cơ thể xuống, trán mũi ngực chạm thảm
  • Hạ toàn bộ phần chân và hông xuống thảm, tay chống, người rướn cao
  • Đưa hông lên cao, gập người theo hình chữ V ngược, đầu xuôi theo tay
  • Lặp lại động tác 4 nhưng đổi chân
  • Lặp lại động tác 3
  • Lặp lại động tác 2
  • Lặp lại động tác 1

Lặp lại động tác từ 7 đến 9 lần, cho đến khi cơ thể nóng lên, đổ mồ hồi. Thời gian tập hợp lý là sau khi ngủ dậy. 

Tư thế cái bàn (Table Top Pose): 

Tác dụng: Điều chỉnh cột sống thẳng hàng, vần bả vai, cổ tay, cánh tay được gia tăng sức bền. 

  • Ngồi trên thảm, hai gối co lại, bàn chân áp xuống mặt sàn.
  • Tay duỗi thẳng, lòng bàn tay đặt dưới sàn ngay dưới vai, các ngón tay hướng về phía chân
  • Thở vào, ấn mạnh gót chân đồng thời nâng hông lên cho đến khi xương sống vuông góc với mặt sàn, đầu có thể hơi ngả về sau.
  • Tiếp tục nâng hông và thở đều, giữ thế trong vòng từ 3-5 nhịp thở. 

Lặp lại động tác từ 2- 3 lần. Có thể tập sau khi ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ. 

Xem chi tiết: Hướng dẫn chi tiết 8 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả tại nhà

7.1.2. Bài tập thể dục thoát vị đĩa đệm cổ

Một số bài tập thể dục giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ như:

Bài tập căng cổ:

Tác dụng: Giảm áp lực lên phần đốt sống cổ, giãn cơ, tạo sự linh hoạt cho phần khớp cổ. 

  • Ngồi thẳng lưng ở trên sàn. Chân bắt chéo.
  • Tay phải duỗi thẳng và tay trái đặt lên đỉnh đầu.
  • Nhẹ nhàng đẩy phần đầu sang trái và để yên tư thế trong 10s. Sau đó từ từ nâng đầu thẳng lên.
  • Đổi bên và thực hiện tương tự.

Lặp lại động tác từ 5 đến 7 lần. Nên tập sau khi ngồi làm việc lâu hay khi thấy mỏi cổ.

Bài tập vặn mình:

Tác dụng: Tăng cường sự linh hoạt cho đốt sống cổ, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất tại vùng cột sống cổ. 

  • Tư thế thẳng lưng và vuông góc với sàn nhà.
  • Hai chân chụm vào sau đó gập gối phải sang bên trái để gót chân phải chạm vào mông trái.
  • Chân trái cong, đặt cạnh đầu gối phải.
  • Thực hiện xoay cổ, eo về bên trái và giữ cho cột sống thẳng. Duy trì tư thế 5s sau đó đổi bên.

Lặp lại động tác từ 3 đến 5 lần. Khuyến khích luyện tập thường xuyên đan xen với sinh hoạt thường ngày.

Bài tập duỗi cổ:

Tác dụng: Giảm áp lực cũng như giãn cơ vùng cột sống cổ, giảm cảm giác tê mỏi, đau nhức sau khi ngồi làm việc lâu trong một tư thế. 

  • Tư thế ngồi gập gối lên gót chân, ngả người về phía sau.
  • Hai tay chống để lòng bàn tay tiếp xúc với sàn.
  • Nâng ngực, uốn cong lưng và hạ thấp đầu ra phía sau để duỗi cổ, căng cơ ngực.
  • Để tư thế trong 20s sau đó trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác.

Lặp lại động tác từ 3 đến 5 lần. Luyện tập đan xen với các hoạt động sinh hoạt. 

7.2. Vật lý trị liệu

Sự kết hợp của các phương pháp điều trị khác với vật lý trị liệu sẽ giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau và phục hồi nhiều chức năng của cột sống cổ.

Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến như:

  • Sử dụng đai kéo giãn cột sống cổ tại nhà:
    • Loại đai này có tác dụng điều trị bệnh thoát vị do giải quyết được căn nguyên bệnh. Có khả năng kéo giãn khoảng cách giữa hai đốt sống, tạo điều kiện cho khối thoát vị quay về vị trí ban đầu.
    • Phương pháp điều trị này giúp tiết kiệm tối đa chi phí cũng như thời gian đi lại của người bệnh. Việc đi lại đến các cơ sở y tế, hay trung tâm châm cứu là điều khó khăn với người bị thoát vị đĩa đệm.
    • Việc dùng thuốc Tây hay Đông y cũng mang lại những rủi ro nhất định do cơ đĩa mỗi người một khác. Do đó, đeo đai kéo giãn cột sống giảm thiểu đáng kể những rủi ro không đáng có. 
    • Bởi đây là sản phẩm được Bộ Y tế xác nhận là thiết bị y tế loại A, đồng thời các kiểm nghiệm lâm sàng cũng chứng minh được khi sử dụng đai, khoảng cách giữa 2 đốt sống của bệnh nhân sẽ tăng lên trung bình 3mm, giúp điều trị bệnh hiệu quả.
    • Hiện nay trên thị trường đai kéo giãn cột sống cổ DiskDr. đang là sản phẩm được rất nhiều các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. 
  • Bài tập trị liệu: Các bài tập này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm. Bài tập sẽ tác động lên các khu vực nhất định để giảm đau, tăng cường độ linh hoạt của đốt sống. 
  • Chiếu hồng ngoại: Dùng ánh đèn hồng ngoại tạo nhiệt để chiếu lên khu vực bị đau. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau nhanh chóng và kích thích lưu thông máu.
  • Sóng ngắn: Kích thích tuần hoàn màu và dinh dưỡng đến vùng đốt sống bị tổn thương. Phương pháp này có khả năng giảm đau nhanh chóng, hỗ trợ quá trình trao đổi chất. 

7.3. Thuốc Tây Y

Sử dụng thuốc Tây y với những nhóm tác dụng khác nhau cho thấy khả năng điều trị thoát vị đĩa đệm đáng kể. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau.

Các loại thuốc thường được dùng điều trị thoát vị đĩa đệm cổ là:

  • Các loại thuốc giảm đau tức thời: Acetaminophen (Paracetamol)…
  • Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID): Aspirin, Diclofenac hoặc Ibuprofen với tác dụng giảm đau và chống viêm.
  • Thuốc Vitamin nhóm B: Tác dụng tăng cường sức mạnh cho các dây thần kinh.
  • Thuốc Corticosteroids: Được sử dụng để tiêm trong trường hợp bệnh nặng, đau nhức kéo dài.

Người bệnh nên lưu ý là thuốc Tây có những rủi ro như ảnh hưởng đến gan, thận, cũng như khả năng bị lệ thuộc vào thuốc. Do đó, người bệnh lưu ý cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào.

7.4. Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng bài thuốc nam

Áp dụng thuốc nam trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ là phương pháp được sử dụng lâu đời và cho thấy các tác dụng đáng kể. Những bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm như:

Bài thuốc từ đinh lăng và cỏ trinh nữ:

  • Chuẩn bị 30g rễ đinh lăng, 20g cây trinh nữ.
  • Sau đó đem các thảo dược trên rửa sạch, sắc nước uống hàng ngày.

Bài thuốc bằng lá lốt:

  • Chuẩn bị 50g lá lốt tươi, 300ml sữa bò.
  • Sau đó lá lốt đem rửa sạch đem giã nát vắt lấy nước.
  • Lấy nước cốt lá lốt trộn chung với sữa bò đun sôi uống khi còn ấm.

Bài thuốc từ ngải cứu:

  • Chuẩn bị 300g ngải cứu tươi, 2 chén rượu trắng 45 độ.
  • Sau đó ngải cứu đem giã nát trộn vào với rượu đun nóng trên bếp.
  • Dùng 1 miếng khăn sạch bọc hỗn hợp lại và đắp lên vùng bị đau.

Bài thuốc từ cây xương rồng:

  • Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng tai thỏ, muối trắng.
  • Thực hiện bằng cách loại bỏ hết phần gai và đập dập xương rồng.
  • Thêm muối trắng vào sao nóng lên chảo. Cho hỗn hợp vào khăn nóng bọc lại, chườm lên vùng bị đau.

7.5. Thoát vị đĩa đệm cổ có nên mổ không?

Theo các y bác sĩ chuyên môn thì việc phẫu thuật không được khuyến khích trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ. Phẫu thuật chỉ được thực hiện trong trường hợp điều trị nội khoa hơn 6 tháng vẫn không mang lại hiệu quả tích cực. Trường hợp đau dữ dội, thoát vị gây biến chứng yếu cơ, dây thần kinh chèn ép tủy sống, có khả năng bại liệt. 

Phẫu thuật sẽ giải phóng các dây thần kinh đã bị chèn ép để bệnh nhân hết cảm giác đau đớn. Các phương pháp phẫu thuật được áp dụng như:

  • Mổ nội soi lấy nhân thoát vị
  • Phẫu thuật mổ hở
  • Mổ vi phẫu
  • Mổ thay thế một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm

8. Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Để phòng tránh thoát vị đĩa đệm cổ, dưới đây là những cách bạn có thể áp dụng để phòng tránh:

  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục đều đặn là cách để giúp xương khớp khỏe mạnh. Trong khi phải ngồi thường xuyên, bạn cũng nên đứng đi lại sau mỗi 30 phút.
  • Tư thế đúng: Thực hiện các tư thế đứng, ngồi, nằm đúng để tránh đĩa đệm cổ bị thoát vị nhiều hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường ăn các thực phẩm đa dạng, tốt cho xương khớp như sữa, thịt bò, cá, rau cải xoăn. 
  • Ngủ nghỉ điều độ: Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, không thức khuya. Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi vận động mạnh.
  • Không cúi người mang vác vật nặng: Để vác vật nặng, hãy ngồi xuống đưa vật nặng về phía mình và từ từ đứng lên.
  • Không kê cao gối khi ngủ: Nên kê thêm gối ở phía cẳng chân để cột sống được cân bằng.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ không quá phức tạp nếu như bệnh được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất người bệnh nên đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ để được điều trị nhanh chóng.

Nguồn tham khảo:

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

  • Messenger
  • Tư vấn
  • Địa chỉ Cách mua
  • Mua nhanh
  • Gọi 0969685333