Thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không? Phương pháp điều trị hiệu quả

“Thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không? Thoát vị đĩa đệm có tự phục hồi được không?” là những vấn đề được rất nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm quan tâm. Đáp án chi tiết nhất sẽ được DiskDr phân tích và chỉ ra dưới đây. 

Thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không?
Thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không?

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm lồi ra cột sống. Đó là kết quả của sự vỡ vòng sợi (màng bao quanh nhân của đĩa đệm).

Đĩa đệm bao gồm một trung tâm chứa chất lỏng được bao quanh bởi một cấu trúc dạng sợi. Hầu hết đĩa đệm được hình thành bởi cấu trúc dạng sợi này và được gọi là vòng sợi. Khi vòng sợi bị tách ra thì chất lỏng từ đĩa đệm sẽ rò rỉ ra ngoài từ đó gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Phần lồi ra của đĩa đệm bị thoát vị có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách. 

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm khác nhau phụ thuộc vào kích thước và vị trí.
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm khác nhau phụ thuộc vào kích thước và vị trí.

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm khác nhau phụ thuộc vào kích thước và vị trí. Bạn có thể cảm nhận được các cơn đau nhẹ hoặc dữ dội hoặc nhiều triệu chứng khác như tê bì, cảm thấy ngứa, nóng rát hay tay chân vô lực. Những vấn đề này là hậu quả của sự áp lực và đè nén. Áp lực này có thể làm đau rễ thần kinh, gây đau thần kinh tọa, đau đầu,…

Thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không?

Thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không? Trong 90% các trường hợp thoát vị đĩa đệm sẽ tự lành trong khoảng 6 tuần (ít khi nhanh hơn)
Thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không? Trong 90% các trường hợp thoát vị đĩa đệm sẽ tự lành trong khoảng 6 tuần (ít khi nhanh hơn)

Thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không? Trong 90% các trường hợp thoát vị đĩa đệm sẽ tự lành trong khoảng 6 tuần (ít khi nhanh hơn). Thoát vị đĩa đệm phổ biến đến mức 80% trong số chúng ta sẽ bị trượt hoặc vỡ đĩa đệm ít nhất một lần trong đời. Nhưng với những người ít triệu chứng thì có thể chính người mắc phải không nhận ra điều đó và bệnh sẽ tự lành mà không cần điều trị y tế. Nếu trong trường hợp thoát vị đĩa đệm chưa chèn ép rễ thần kinh thì người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị bằng cách nghỉ ngơi, cân bằng dinh dưỡng và điều trị vật lý trị liệu.

Hầu hết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể điều trị cơn đau bằng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không kê đơn như ibuprofen và naproxen, vật lý trị liệu nếu cần, tiêm steroid ngoài màng cứng, châm cứu,…. sẽ giải quyết cơn đau để cơ thể có thể tự chữa lành. 

Tin vui là các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể giảm dần theo thời gian mà không cần sự can thiệp của y tế. Nhưng điều đó có chứng minh được là thoát vị đĩa đệm đã tự lành hay chưa? Thật ra các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm đã được thuyên giảm nhưng điều này không đồng nghĩa với việc đĩa đệm đã lành. 

Một số nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người bệnh mắc phải thoát vị đĩa đệm. Việc tìm ra nguyên nhân đến từ đâu sẽ giúp người bệnh biết được tình trạng, vấn đề của mình. Có một số nguyên nhân phổ biến nhất gây thoát vị đĩa đệm gồm:

  • Lão hóa: Việc đĩa đệm bị mòn do lão hóa, dấu hiệu của tuổi tác là điều hết sức bình thường. Khi tuổi tác cao thì đĩa đệm có thể bị khô, trở nên yếu đi hoặc kém linh hoạt hơn. Quá trình lão hóa tự nhiên này bắt đầu thu hẹp khoảng cách giữa mỗi đốt sống khiến các đĩa đệm có nguy cơ bị rách và vỡ cao hơn. 
Việc đĩa đệm bị mòn do lão hóa, dấu hiệu của tuổi tác là điều hết sức bình thường
Việc đĩa đệm bị mòn do lão hóa, dấu hiệu của tuổi tác là điều hết sức bình thường
  • Nâng vác nặng: Khi chúng ta nâng vác các vật nặng thì cần có sự căn chỉnh phù hợp và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để giảm bớt trọng tải lên cột sống. Mọi người thường có thói quen dùng cơ lưng để nâng đồ vật gây căng thẳng quá mức lên đốt sống và đĩa đệm. Hoạt động thể thao nâng tạ không đúng cách lặp đi lặp lại cũng sẽ khiến nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn. 
  • Giới tính: Nam giới có khả bị thoát vị đĩa đệm nhiều hơn nữ giới, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi từ 30 đến 50. 
  • Nghề nghiệp: Những người làm các công việc đòi hỏi thể lực sẽ có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao do phải chịu trọng tải lớn. 
  • Lối sống: Lối sống có thể tác động đến sức khỏe và lối sống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Lối sống không lành mạnh được biểu hiện như ít vận động, thừa cân, chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo,…
  • Chấn thương cột sống: Nếu bị lực tác động quá mạnh lên cột sống như va chạm hoặc ngã cũng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Di truyền: Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc thoát vị đĩa đệm thì bạn có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Nếu bạn thấy mình đang bị đau lưng dưới, đau cổ thì có thể bạn bị thoát vị đĩa đệm vì đây là một trong những triệu chứng của bệnh. Để hiểu hơn về bệnh thì bạn cần biết được những triệu chứng của bệnh. 

Cơn đau nhẹ hoặc nặng ở lưng hoặc cổ

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm là bị đau ở lưng và cổ. Khi bệnh mới khởi phát thì cơn đau chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày là đã biến mất. Tuy nhiên khi vấn đề đã trở nên trầm trọng thì cơn đau sẽ tăng lên và kéo dài dai dẳng hơn. Việc bạn chuyển động cũng có thể làm cho các triệu chứng diễn ra nghiêm trọng hơn. 

Ngứa hoặc tê

Khi bị thoát vị đĩa đệm bạn sẽ có cảm giác như bị kim châm ở chân hoặc bàn chân và triệu chứng này phổ biến hơn với người bệnh bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Còn đối với thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh có thể cảm thấy ngứa râm ran, tê hoặc nóng rát ở vai, cánh tay hoặc bàn tay.

Đau ở cánh tay hoặc đau chân

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể lan xuống mông, xuống chân, xuống vai hoặc cánh tay tùy thuộc vào vị trí bị thoát vị. Nếu có triệu chứng này mà bạn vẫn hoạt động tay chân nhiều thì cơn đau có thể bùng phát mạnh hơn.

Chân tay có cảm giác yếu hơn

Chân và tay cảm thấy yếu, mỏi và vô lực là một triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm. Do chân tay yếu, người bệnh thậm chí có thể cảm thấy khó khăn khi đi lại và nâng, đẩy, kéo đồ vật. Trong trường hợp nghiêm trọng người bệnh thậm chí có thể bị teo cơ. 

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm c3 c4: Phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm 

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, tốt nhất là bạn nên bắt đầu phòng bệnh từ sớm để bảo vệ cơ thể luôn được khỏe mạnh vì xét cho cùng thì không có gì quan trọng hơn sức khỏe của chúng ta. Sau đây là một số cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được: 

  • Thực hành tư thế ngồi đúng chuẩn, đặc biệt là khi bạn đang làm việc ngồi ghế nhìn chằm chằm vào máy tính cả ngày. Bạn cũng cần đứng dậy nghỉ giải lao để giãn cơ bằng cách đi lại xung quanh. Căng cơ do vận động và ngồi quá lâu một tư thế ở bàn làm việc với một tư thế có thể khiến bạn dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn.
Thực hành tư thế ngồi đúng chuẩn
Thực hành tư thế ngồi đúng chuẩn
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách tập thể dục và ăn uống căn bằng, điều độ, có chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn hãy bổ sung nhiều rau xanh và nhiều nước hơn để tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Sử dụng đúng kỹ thuật khi tập luyện, không thay đổi cường độ tập luyện đột ngột và tập thể dục với tốc độ mà bạn có thể duy trì thường xuyên. Bạn nên tập những bài tập cải thiện sức mạnh và độ dẻo dai cho lưng.
  • Tránh hút thuốc: Hút thuốc làm oxy vào máu chậm hơn, giảm lưu lượng máu và gây đau nhức nghiêm trọng, vì vậy bạn cần tránh hút thuốc, tốt nhất là bỏ hoàn toàn thói quen hút thuốc ra khỏi cuộc sống để có lối sống lành mạnh. 

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Như bên trên chúng tôi đã đưa ra lý giải về vấn đề “Thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không?” Thoát vị đĩa đệm có thể tự lành nếu tình trạng bệnh nhẹ. Vì vậy bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường được điều trị bảo tồn. Chỉ những trường hợp thực sự nghiêm trọng thì người bệnh mới cần phải điều trị bằng phẫu thuật. 

Điều trị không phẫu thuật

Như chúng ta đã biết được thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không nên phương án tối ưu nhất trước mắt là điều trị mà không cần phẫu thuật. Có nhiều cách điều trị không cần đến phẫu thuật gồm:

Nghỉ ngơi điều độ

Khi cảm thấy đau và mệt mỏi thì người bệnh hãy nghỉ ngơi vì đây là cách giảm đau hơn giản mà hiệu quả. Nhưng khi nghỉ ngơi bạn cần lưu ý:

  • Nghỉ ngơi cả ngày nhưng không nên ngồi trong thời gian dài.
  • Thực hiện các hoạt động vận động nhẹ nhàng và có kiểm soát, đặc biệt là các hoạt động cần phải cúi người về phía trước. 
  • Thay đổi hoạt động hàng ngày của bạn để tránh những cử động có thể gây đau thêm.
  • Chế độ nghỉ ngơi của bạn cần kết hợp với việc sử dụng đai kéo giãn cột sống cổđai kéo giãn cột sống lưng để việc điều trị bệnh được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất. 
sử dụng đai kéo giãn cột sống cổ và đai kéo giãn cột sống lưng để việc điều trị bệnh được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất. 
sử dụng đai kéo giãn cột sống cổ và đai kéo giãn cột sống lưng để việc điều trị bệnh được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Sử dụng thuốc 

Để giảm bớt các cơn đau thì bạn có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống viêm như  ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp giảm đau hiệu quả.

Điều trị vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu đúng cách theo chỉ dẫn cụ thể của chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh. Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp tăng cường cơ lưng và cơ bụng.

Tiêm steroid ngoài màng cứng

Tiêm một loại thuốc giống với cortisone vào có thể giúp làm giảm đau, giảm viêm nhanh chóng. Có bằng chứng cho thấy rằng tiêm steroid ngoài màng cứng có thể làm giảm đau hiệu quả cho những bệnh nhân không phẫu thuật trong vòng 6 tuần. Ngoài ra tiêm steroid cũng giảm nguy cơ nhiễm trùng. 

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách phẫu thuật

Phần lớn bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể điều trị mà không cần phẫu thuật nên chỉ có tỉ lệ nhỏ cần điều trị bằng cách phẫu thuật. Phẫu thuật cột sống chỉ được khuyến nghị nếu điều trị bảo tồn không có hiệu quả. Những bệnh nhân cần đến điều trị bảo tồn thường đang gặp phải các triệu chứng như: Yếu cơ, khó đi lại, mất kiểm soát bàng quang và ruột. Tùy theo tình trạng của người bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật khác nhau như:

  • Phẫu thuật vi phẫu: Đây là thủ tục phổ biến nhất để điều trị thoát vị đĩa đệm đơn lẻ bằng cách cắt bỏ vi đĩa đệm. Thủ tục này được thực hiện thông qua một vết mổ nhỏ ở mức độ thoát vị đĩa đệm và thường liên quan đến việc sử dụng kính hiển vi.
  • Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm nội soi: Một phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm là phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm nội soi. Thủ tục xâm lấn tối thiểu này được thực hiện bằng cách tiến hành một vết mổ nhỏ ở vị trí thoát vị đĩa đệm. Phần thoát vị của đĩa đệm được loại bỏ cùng với bất kỳ mảnh vỡ nào đang gây áp lực lên dây thần kinh cột sống.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm đa tầng: Tổng hợp toàn bộ thông tin bạn cần biết!

Trên đây DiskDr đã phân tích chi tiết để đưa ra đáp án cho câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không?”. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đọc có hiểu biết chi tiết về bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. 

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.