Đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp khá phổ biến hiện nay. Để chữa thoát vị đĩa đệm, đa phần bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc. Vậy đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm ra phương thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất bạn nhé.

Xem thêm: Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc dân gian tại nhà cực đơn giản

1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Để có được đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả thì trước tiên phải tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, trong đó hai nhóm nguyên nhân phổ biến nhất là cơ học và bệnh lý.

1.1. Nguyên nhân cơ học

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm
Ngồi làm việc không đúng tư thế có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm
  • Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương cột sống trong quá trình luyện tập thể dục thể thao có thể khiến cho bao xơ bị rách và nhân đĩa đệm thoát ra bên ngoài.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao chức năng của xương khớp càng suy giảm, sụn khớp bị hư tổn nặng, đĩa đệm dễ bị bào mòn, mất nước làm và thoát ra ngoài.
  • Thói quen, tư thế làm việc không đúng: Thường xuyên ngồi, mang vác vật nặng không đúng tư thế có thể làm cho đốt sống bị trượt gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Nguyên nhân khác: chế độ ăn uống thiếu canxi, mang thai…

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

Thoát vị đĩa đệm cũng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác như: di truyền, bệnh béo phì, thoái hóa cột sống, viêm cột sống, hẹp ống sống, viêm khớp tự miễn…

Xem thêm: Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và phương pháp chữa trị

2. Đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

Với các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm do nguyên nhân cơ học thì đa phần sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tây y để điều trị triệu chứng (giảm đau, chống viêm). Còn với các bệnh nhân bị thoát vị do bệnh lý thì sẽ cần có chẩn đoán cụ thể về tình trạng bệnh để đưa ra phương pháp điều trị riêng cho từng người. Đó có thể là sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hay thậm chí sẽ phải phẫu thuật nếu tình trạng bệnh tiến triển xấu.

Có thể nói việc sử dụng thuốc để điều trị thoát vị đĩa đệm thường áp dụng nhiều hơn với các bệnh nhân bị thoát vị do nguyên nhân cơ học, hoặc khi tình trạng bệnh còn nhẹ. Về đơn thuốc, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, tình trạng thoát vị cũng như thói quen kê đơn của từng bác sĩ mà các đơn thuốc sẽ có sự khác biệt.

Vì thế ở bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ có thể cung cấp đến bạn các nhóm thuốc thường xuất hiện trong đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, chứ không thể cung cấp chính xác một đơn thuốc cụ thể. Ngoài ra, tên thuốc trong nhóm mà chúng tôi cung cấp dưới đây là tên hoạt chất, tùy từng nhà sản xuất sẽ có những tên thuốc riêng biệt (tên biệt dược), vì thế bạn nên lưu ý.

2.1. Nhóm thuốc giảm đau

Thuốc giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm
Thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm

Đây là đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các loại thuốc Tây y đầu tiên sẽ được bác sĩ liệt kê vào phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm. Như tên gọi công dụng chính của các loại thuốc này là giảm đau, thông qua việc ức chế hệ thần kinh, các cơn đau sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

Căn cứ vào mức độ đau bệnh nhân sẽ được dùng thuốc theo bậc thang giảm đau của WHO:

Bậc Thuốc và liều dùng Tác dụng phụ
Bậc 1
  • Paracetamol
  • Paracetamol 500 mg/ngày uống 4 đến 6 lần, không quá 4g/ngày
Thuốc có thể gây hại cho gan
Bậc 2
  • Paracetamol kết hợp với codein hoặc kết hợp với tramadol
  • Liều 2-4 viên/24giờ
Chóng mặt, buồn nôn
Bậc 3
  • Opiat và dẫn xuất của opiat.
  • Dùng theo chỉ định của bác sĩ
Ngứa, buồn ngủ, buồn nôn, suy hô hấp, táo bón, và hưng phấn

2.2. Nhóm thuốc chống viêm

Để hạn chế hiện tượng sưng viêm quanh cột sống thắt lưng có đĩa đệm bị thoát vị, các bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc chống viêm vào trong phác đồ điều trị. Ngoài khả năng kháng viêm, các loại thuốc này cũng kèm thêm tác dụng giảm đau cho người bệnh.

2.2.1. Chống viêm không steroid

Thuốc kháng viên
Thuốc kháng viêm không steroid – Diclofenac 75mg

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid có khả năng chống viêm và giảm đau ở mức độ nhẹ. Bệnh nhân có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Diclofenac, meloxicam, piroxicam,celecoxib, etoricoxib, thuốc chống viêm bôi ngoài da để chữa bệnh.

Trước khi sử dụng đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm này thì cần chú ý liều lượng sử dụng như sau:

Tên thuốc Liều lượng
Diclofenac viên 25mg, 50mg, 75mg
  • Dạng uống: liều 50 – 150mg/ ngày, dùng sau khi ăn no
  • Dạng tiêm: tiêm bắp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Meloxicam viên 7,5mg
  • Dạng viên: 2 viên/ngày sau khi ăn no
  • Dạng ống: tiêm bắp 15mg/ngày x 2- 3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống
Piroxicam viên hay ống 20mg
  • Dạng uống: 1 viên /ngày uống sau khi ăn no.
  • Dạng tiêm: tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Celecoxib viên 200mg
  • Liều 1 đến 2 viên/ngày sau khi ăn no.
  • Không nên dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch và thận trọng ở người cao tuổi.
Etoricoxib (viên 60mg, 90mg, 120mg)
  • Ngày uống 1 viên.
  • Thận trọng dùng ở người có bệnh lý tim mạch.
Thuốc chống viêm bôi ngoài da (diclofenac gel, profenid gel) Xoa 2-3 lần/ngày ở vị trí đau

Lưu ý: Chỉ sử dụng một trong các loại thuốc vừa kể trên, không được kết hợp tất cả các loại thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho gan, thận và dạ dày.

2.2.2. Chống viêm steroid dùng tại chỗ (corticoid)

Thuốc tiêm corticoid
Thuốc tiêm corticoid được dùng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh tọa

Được dùng trong các trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm quá nặng gây chèn ép dây thần kinh tọa.

  • Bệnh nhân sẽ được tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison acetat, hoặc methyl prednisolon acetate.
  • Vị trí tiêm: Tiêm cạnh cột sống, tiêm khớp liên mẫu.

Lưu ý: Với đơn thuốc điêu trị thoát vị đĩa đệm chống viêm steroid dùng tại chỗ việc điều trị phải tuân thủ đúng liều lượng cũng như thời điểm dùng của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý thay đổi vì sẽ gây suy giảm miễn dịch, viêm loét dạ dày hoặc bệnh tự miễn…

2.3. Nhóm thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ eperisone

Thoát vị đĩa đệm có thể gây co cứng cơ bắp, căng cơ, gây cản trở đến hệ vận động. Chính vì vậy, để làm giảm các triệu chứng này các bác sĩ cũng kê thêm cho bệnh nhân các loại thuốc giãn cơ như eperisone, tolperisone.

Tên thuốc Liều dùng
Eperisone (viên 50mg) 3 viên/ngày
Tolperisone (viên 50mg, 150mg) 2-6 viên/ngày

2.4. Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm

Đơn thuốc thoát vị đĩa đệm giúp điều trị triệu chứng tác dụng chậm:

Tên thuốc Tác dụng Liều lượng
Piascledine 300mg Thuốc giảm đau chống viêm tác dụng chậm 1 viên/ngày
Glucosamine sulfate và chondroitin sunphat Tăng tái tạo sụn Uống trước ăn 15 phút, dùng kéo dài trong nhiều năm
Thuốc ức chế IL1: diacerein 50mg Ức chế miễn dịch, chống viêm, chống tự miễn 1-2 viên /ngày, dùng kéo dài trong nhiều năm

2.5. Thuốc giảm đau thần kinh

Thuốc giảm đau thần kinh
Thuốc giảm đau thần kinh gabapentin 300mg

Trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng gây chèn ép dây thần kinh tọa, bệnh nhân sẽ phải dùng thêm các loại thuốc giảm đau thần kinh để hạn chế các cơn đau.

Tên thuốc Liều dùng
Gabapentin: viên 300 mg Liều 600-900 mg/ngày, chia 2-3 lần
Pregabalin: viên 75 mg Liều: 150-300 mg/ngày chia 2 lần.
Các thuốc khác: các vitamin nhóm B hoặc Mecobalamin Dùng theo chỉ định của bác sĩ

3. Lưu ý khi sử dụng đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

Khi sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên quá lạm dụng thuốc hoặc tự ý tăng liều lượng vì có thể gây tác dụng phụ cho gan, thận và dạ dày.
  • Không dùng cho những bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Việc tiêm ngoài màng cứng cần phải được tiến hành bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm và phải thực hiện trong điều kiện vô khuẩn.
  • Thuốc chỉ có tác dụng với các trường hợp thoát vị đĩa đệm do cơ học. Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, gây chèn ép rễ thần kinh và không có khả năng phục hồi thì các bác sĩ sẽ phải tiến hành các biện pháp điều trị ngoại khoa như phẫu thuật thay thế đĩa đệm mới.
  • Để thuốc phát huy hiệu quả trị bệnh, bệnh nhân cần duy trì chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng độ dẻo dai cho xương và sụn khớp.

Khi phát hiện ra các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám chữa và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh sẽ có đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm riêng. Bệnh nhân nên sử dụng đúng thuốc theo chỉ định để việc trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà với DiskDr. Hàn Quốc

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm phương pháp điều trị thoái vị đĩa đệm tại nhà với DiskDr. – Đai kéo giãn cột sống Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm. Rất an toàn mà hiệu quả, được hàng chục ngàn khách hàng tại Việt Nam tin tưởng sử dụng. Các bạn có thể tham khảo thêm:

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả nhất

Phản hồi của khách hàng (NSND Hoàng Dũng, VĐV Vũ Bích Hường,…) sau khi sử dụng DiskDr.

Thông tin chi tiết về các sản phẩm của DiskDr

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.