Sổ tay cho người thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh đang trở thành một bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Thoát vị đĩa đệm chèn rễ thần kinh gây nên những khó chịu trong sinh hoạt của người bệnh. Nhận biết sớm các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm giúp hạn chế những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

1. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh xảy ra do nhân nhầy của đĩa đệm đi ra khỏi vị trí ban đầu của nó, gây chèn ép thần kinh, tủy sống. 

Theo Tây Y, thoát vị đĩa đệm xảy ra do người bệnh thường xuyên vận động nặng sai cách, chấn thương hoặc sinh hoạt với một tư thế quá lâu. Cũng có tài liệu cho rằng đây là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Khi nhân đĩa đệm mất dần nước, chúng trở nên cứng hơn, dễ gãy và rạn dù vận động đơn giản.

Theo Y học cổ truyền, thoát vị đĩa đệm do khí huyết không thông, gián tiếp ảnh hưởng tới quá trình nuôi dưỡng đĩa đệm và xương khớp.

2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

Hai dạng thường gặp của hội chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ. Xuất phát từ các nguyên nhân đã nêu trên, người bệnh dễ dàng phát hiện bệnh lý nhờ các dấu hiệu thường gặp của từng dạng.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có triệu chứng gì
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có triệu chứng gì

2.1. Dấu hiệu của bệnh lý thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Đau lan xuống chi dưới: Đây là biểu hiện điển hình dễ dàng cảm nhận được khi mắc bệnh, cơn đau sẽ lan dần xuống chân dọc mặt sau mông, mặt sau đùi xuống cẳng chân và gót chân. 

Yếu vận động chi dưới: Các cơ chân sẽ yếu dần khiến bệnh nhân đi lại không vững, dáng đi xiêu vẹo. Khi tình trạng yếu cơ tăng lên, người bệnh sẽ thấy được những thớ cơ đùi và bắp chân rung lên mỗi khi vận động gắng sức.

  • Dấu hiệu căng rễ thần kinh dương tính
  • Thay đổi cảm giác theo khoanh cảm giác da
  • Giảm phản xạ gân xương
  • Căng khi ấn dọc đường đi của dây thần kinh

2.2. Dấu hiệu của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

  • Đau nhức diện rộng: Cơn đau khởi phát tại 1 hoặc 2 đốt sống cổ sau đó lan ra vùng bả vai, cánh tay hoặc lan lên sau đầu và hốc mắt.
  • Tê ngứa ở tay và chân: Khi bị chèn ép dây thần kinh, bệnh nhân có cảm giác tê ngứa ở vùng cánh tay, bàn và ngón tay. 
  • Hạn chế vận động vùng cổ, vai, gáy
  • Dấu hiệu khác: Một số ít bệnh nhân cảm thấy đau một bên lồng ngực, táo bón, khó tiểu và khó thở.

3. 8 biến chứng thường gặp khi dây thần kinh bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm

Khi không phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh lý thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng làm ảnh hưởng tới cuộc sống:

Những biến chứng nguy hiểm mà thoát vị đĩa đệm có thể gây ra
Những biến chứng nguy hiểm mà thoát vị đĩa đệm có thể gây ra

3.1. Đau rễ thần kinh

Vùng cột sống là nơi đa số các dây thần kinh chạy dọc, nếu bị tổn thương đĩa đệm khu vực cột sống sẽ làm người bệnh đau nhức khó chịu. Theo thời gian cơn đau sẽ lan rộng và trở thành trở ngại lớn trong sinh hoạt thường ngày.

3.2. Rối loạn cảm giác

 Những vùng da tương ứng với tổn thương rễ dây thần kinh sẽ có cảm giác nóng lạnh bất thường và mất cảm giác, dẫn tới tê bì tay chân.

3.3. Teo cơ

Không chỉ gây tổn thương vùng cột sống, thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh còn có thể chèn ép mạch máu, khiến sự lưu thông máu nuôi dưỡng các khối cơ kém hơn, gây teo cơ và làm giảm khả năng lao động.

3.4. Gây tê liệt, tàn phế

Việc dây thần kinh bị chèn ép dẫn tới rối loạn cảm giác, gây khó khăn trong sinh hoạt, dẫn tới việc cơ thể bị tê liệt, tàn phế.

3.5. Rối loạn chức năng bài tiết

Một số rễ thần kinh liên quan tới chức năng hoạt động của bàng quang có trong tủy sống. Khi rễ thần kinh này bị chèn ép bởi thoát vị đĩa đệm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ bài tiết. Khi đó, người bệnh sẽ mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ. Có thể bí tiểu, đái dầm hoặc chảy nước tiểu thụ động.

Mất tự chủ việc tiểu tiện
Mất tự chủ việc tiểu tiện

3.6. Hội chứng đau cách hồi

Là hiện tượng người bệnh bị đau khi vận động, càng vận động càng đau. Sau đó, khi được nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm dần. Đặc trưng là việc đi một đoạn lại phải dừng lại nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục đi được.

3.7. Thiếu máu não

Là biến chứng thường gặp ở dạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Nguyên nhân từ việc các dây thần kinh và mạch máu xung quanh cổ bị chèn ép, làm giảm hiệu quả lưu thông máu.

3.8. Lệch vẹo cột sống thắt lưng

Đây là dạng biến chứng đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi gặp biến chứng này, bệnh nhân có dấu hiệu bị co cứng khiến khả năng vận động, xoay vặn người hay cúi gập lưng không linh hoạt. Dây thần kinh bị chèn ép dẫn tới cơn đau lan rộng.

4. Cách cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh TẠI NHÀ

Một số phương pháp sau đây sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh TẠI NHÀ vô cùng dễ dàng, hiệu quả:

Chườm nóng hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Chườm nóng hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm

4.1. Chườm nóng

Chườm nóng có khả năng làm giảm sự tắc nghẽn, thúc đẩy lưu thông máu, bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp. Bạn hãy sử dụng túi chườm nóng chuyên dụng, hoặc khăn nóng. Chườm trong khoảng 15-20 phút, tối đa 3 lần/ngày tại vị trí bị đau. Lưu ý không chườm lên vết thương hở, chưa lành.

4.2. Massage

Sử dụng các động tác xoa, bóp, lăn, day, mỗi động tác 5 phút tại vị trí thoát vị đĩa đệm với mức độ vừa phải. Bạn hãy ấn vào đây để xem thêm: “8 bước đấm lưng hiệu quả, an toàn tại nhà

4.3. Đai kéo giãn cột sống – giảm chèn ép dây thần kinh

2022 thoát vị đĩa đệm dùng DiskDr có hiệu quả
2022 thoát vị đĩa đệm dùng DiskDr có hiệu quả

Sử dụng đai lưng kéo giãn cột sống sẽ giúp giảm cơn đau tức thì, hỗ trợ điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh:

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại đai lưng cố định, đai lưng kéo giãn hỗ trợ cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Điển hình, phải kể tới đai lưng và đai cổ DiskDr. đến từ Hàn Quốc.

  1. Loại đai này được sử dụng rộng rãi tại các phòng khám, bệnh viện ở Việt Nam và trên thế giới
  2. Đây là loại đai ưu việt nhất trên thị trường sử dụng công nghệ bơm hơi kéo giãn đốt sống, giảm chèn ép dây thần kinh , giảm đau lưng, cổ, vai, gáy tức thì và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
  3. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên với mức độ phù hợp: Các bài tập phù hợp cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm như: yoga, đi bộ, bơi lội…. Bạn hãy lắng nghe cơ thể để tăng hoặc giảm mức độ và thời gian tập luyện.
Rất nhiều khách hàng đã tin tướng DiskDr trong nhiều năm qua
Rất nhiều khách hàng đã tin tướng sử dụng DiskDr trong nhiều năm qua

4.4. Điều chỉnh tư thế ngủ

Một số tư thế ngủ mà người bệnh nên sử dụng như: Ngủ nghiêng, dùng gối nhỏ kê vào giữa 2 chân, nằm sấp kê gối dưới bụng, Nằm ngửa và đặt một chiếc gối ngay bên dưới đầu gối.

4.5. Bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp

Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. bổ sung tăng cường thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D, Omega-3. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có cồn, chất kích thích.

Xem thêm: Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Thoát vị đĩa đệm chèn rễ thần kinh ảnh hưởng cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Qua bài viết này, DiskDr. mong bạn đọc có thông tin để phòng ngừa, điều trị, và phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.

 

 

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.