Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất hiệu quả
.Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất và hiệu quả nhất luôn được cập nhật thường xuyên và ứng dụng trong các bệnh viện lớn. Nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình và lựa chọn được liệu pháp phù hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này.
1. Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng cấu trúc cột sống bị thay đổi. Các đĩa đệm giữa đốt sống bị trượt ra ngoài và chèn ép vào các rễ thần kinh hoặc ống sống gây đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, công việc và sức khỏe của người bệnh.
2. Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm
Ở mỗi giai đoạn của thoát vị đĩa đệm sẽ có các triệu chứng, ảnh hưởng khác nhau đến cuộc sống của người bệnh. Và việc phát hiện thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm sẽ giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.
Dưới đây là 4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể tham khảo:
2.1. Giai đoạn 1: Phình đĩa đệm
Ở giai đoạn này sẽ thấy đĩa đệm bắt đầu có những biến dạng đầu tiên, tuy nhiên bao xơ của đĩa đệm chưa bị rách, phần nhân nhày có dấu hiệu thoát vị nhẹ. Các triệu chứng ở giai đoạn này cũng rất mờ nhạt. Người bệnh có thể bị đau ở vùng lưng bị thoát vị nhưng cơn đau sẽ giảm và biến mất nên thường bị bỏ qua.
Nếu phát hiện bệnh sớm từ giai đoạn này, tỉ lệ khắc phục bệnh là rất cao. Phương pháp điều trị ở giai đoạn này cũng chủ yếu là điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và các bài tập hỗ trợ điều trị.
2.2. Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm
Ở giai đoạn này, bao xơ đĩa đệm vẫn chưa bị rách nhưng đã bị biến dạng. Các triệu chứng của thoát vị trong giai đoạn 2 đã có tần suất và mức độ tác động nhất định đến cảm nhận của người bệnh. Các cơn đau nhức trong giai đoạn này chủ yếu tác động cục bộ đến vùng lưng bị thoát vị đĩa đệm mà ít ảnh hưởng đến vùng xung quanh.
Điều trị thoát vị trong giai đoạn này người bệnh cần điều chỉnh thói quen, áp dụng các bài tập tốt cho cột sống và uống thuốc nếu cần thiết.
2.3. Giai đoạn 3: Vòng xơ rách một phần
Bao xơ rách toàn phần khiến cho nhân nhầy thoát ra bên ngoài và chèn ép vào dây thần kinh, ống sống. Ở giai đoạn này, cơn đau xuất hiện rõ rệt khi người bệnh vận động, sinh hoạt. Ngoài khu trú ở vị trí đĩa đệm bị thoát vị, các cơn đau có thể lan ra các vị trí xung quanh, điển hình nhất là tay và chân.
Để có phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, người bệnh lúc này cần tìm đến các cơ sở y tế để xác định rõ mức độ của bệnh và điều trị theo các phác đồ của bác sĩ hướng dẫn.
2.4. Giai đoạn 4: Vòng xơ rách nhiều, xuất hiện các mảnh rời
Đây là giai đoạn trầm trọng nhất khi cấu trúc bao xơ bị phá vỡ hoàn toàn. Đĩa đệm chèn ép dây thần kinh một thời gian dài gây ra tình trạng xơ hóa và vòng sợi bị phá vỡ, rạn rách nhiều phía. Hậu quả là chiều cao khoang đốt sống bị giảm, người bệnh bị hẹp ống sống thứ phát và hư khớp đốt sống.
Các triệu chứng trong giai đoạn 4 cũng biểu hiện rất dữ dội làm hạn chế khả năng hoạt động của người bệnh. Thậm chí, một số trường hợp có thể có dấu hiệu teo cơ hay bị liệt. Trường hợp này người bệnh bắt buộc phải đến bệnh viện và tuân thủ hướng dẫn điều trị từ phía bác sĩ.
3. Top 3 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất
Tùy theo thể trạng của người bệnh mà các phương pháp trị liệu sẽ khác nhau. Dưới đây là 3 phương pháp điều trị phổ biến nhất:
3.1. Phương pháp điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị nội khoa thường áp dụng cho các trường hợp người bệnh đang ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của căn bệnh. Phương pháp này là điều trị bảo tồn, tức là gia cố và bảo toàn cấu trúc của đĩa đệm tránh tổn thương nặng hơn và tạo điều kiện phục hồi tốt nhất. Dưới đây là một số liệu pháp cụ thể được áp dụng trong điều trị nội khoa
3.1.1. Chế độ bất động
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên nằm bất động trong một số trường hợp để tránh những tác động có hại lên cột sống. Có 3 tư thế nằm giúp giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm:
- Tư thế nằm nghiêng:
- Khi nằm nghiêng, người bệnh có thể hơi co đầu gối về phía bụng. Điều này sẽ giúp cho phần lưng cột sống hơi cong làm mở rộng khoảng cách đốt sống và giảm chèn ép trên dây thần kinh.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đặt giữa hai chân một chiếc gối mỏng để nâng đỡ phần xương chậu, đảm bảo chiều cao của hông với cột sống và giảm áp lực lên cột sống. Đây là tư thế nghỉ ngơi rất tốt cho người bệnh.
- Tư thế nằm ngửa:
- Khi nằm ngửa phần lưng của người bệnh thường không tiếp xúc với giường nên sẽ không tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Do đó, khi nằm ngửa, người bệnh nên kê một gối nhỏ ở dưới chân để giảm bớt áp lực cho cột sống.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đặt một chiếc gối mỏng ở thắt lưng để đảm bảo đường cong sinh lý của cột sống. Đây là cách nằm được các chuyên gia đánh giá là có hiệu quả giảm đau cao nhất và giúp người bệnh ngon giấc hơn.
- Tư thế nằm sấp: Ở tư thế nằm sấp, cổ và lưng của người bệnh sẽ được thư giãn nên sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Người bệnh nên kê thêm một chiếc gối nhỏ dưới bụng để cột sống lưng không bị uốn quá cong đảm bảo đường cong sinh lý của cột sống.
3.1.2. Phương pháp kéo nắn xương khớp
Phương pháp kéo nắn xương khớp là một phương pháp trị liệu thần kinh cột sống có tên khoa học là Chiropractic.
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng tay hoặc các thiết bị để tác động lực lên vùng cột sống giúp điều chỉnh các khớp cột sống về đúng vị trí từ đó khắc phục các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra. Theo các chuyên gia, liệu pháp Chiropractic giúp đem lại hiệu quả với cơn đau lưng dưới, kéo dài ít nhất 1 tháng.
Một số thiết bị y tế được ứng dụng từ liệu pháp kéo nắn xương khớp như:
- Giường kéo giãn cột sống:
- Là thiết bị thường được lắp đặt ở các phòng khám hoặc bệnh viện để hỗ trợ các bác sĩ, kỹ thuật viên thực hiện phương pháp kéo giãn cột sống cho người thoát vị đĩa đệm.
- Thiết bị này thường có giá dao động từ 2.000.000 – 6.000.000 đồng.
- Máy kéo giãn cột sống:
- Có tác dụng tương tự như giường kéo giãn nhưng thuộc nhóm trang thiết bị cao cấp với lực kéo giãn được kiểm chính xác bằng máy.
- Phương pháp này, các bác sĩ không cần tham gia điều chỉnh thủ công quá nhiều trong quá trình điều trị cho người bệnh.
- Chi phí của máy dao động từ vài triệu đến vài chục triệu tùy theo tính năng được hỗ trợ.
- Đai kéo giãn cột sống:
- Đai kéo giãn cột sống là thiết bị hỗ trợ cá nhân chuyên dụng cho người bị thoát vị đĩa đệm.
- Các đai kéo giãn cột sống chất lượng như đai DiskDr. được Bộ y tế chứng nhận là thiết bị y tế có tác dụng điều trị bệnh thoát vị, có khả năng kéo giãn cột sống tương tự như các thiết bị máy, vì thế sẽ mang đến hiệu quả điều trị cao. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh đai kéo giãn cột sống DiskDr. có thể làm tăng khoảng cách giữa các đốt sống lên 3mm và kiểm soát cơn đau rõ rệt sau khoảng 1 tháng sử dụng.
- Bạn có thể tham khảo thêm về thiết bị này tại: https://www.diskdr.vn/
3.1.3. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu
Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt là các liệu pháp vật lý trị liệu được thực hiện theo nguyên lý của Y học cổ truyền. Theo đó, các bác sĩ sẽ sử dụng lực hoặc các thiết bị hỗ trợ để tác động đến các huyệt đạo trong cơ thể giúp khai thông kinh mạch, kích thích tuần hoàn máu từ đó khắc phục hiệu quả các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Xem thêm: Bấm huyệt có chữa được thoát vị đĩa đệm không?
3.1.4. Tập Yoga chữa thoát vị đĩa đệm
Yoga là một phương pháp giúp nuôi dưỡng sự dẻo dai của cơ thể và kích thích năng lượng từ bên trong cơ thể từ đó giúp chữa lành các tổn thương trong đó có thoát vị đĩa đệm. Được coi như một phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm nên người bệnh cần lựa chọn được bài tập phù hợp để có hiệu quả tốt nhất. Một số bài tập yoga phổ biến cho người thoát vị đĩa đệm như:
Tư thế 1: Tư thế bắc cầu
- Người bệnh nằm ngửa xuống sàn. Sau đó, nhẹ nhàng nâng cơ thể lên và co chân lại, hai tay giữ lấy hai mắt cá chân.
- Tiếp đó, người bệnh nâng mông mông lên và điều chỉnh để phần đùi song song với sàn tạo thành hình dáng tương tự như một cây cầu.
- Duy trì tư thế này trong khoảng 30 giây đến 1 phút thì nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu.
Tư thế 2: Rắn hổ mang
- Người bệnh nằm sấp và duỗi thẳng chân trên sàn, hai tay đặt dưới vai để khuỷu tay sát hai bên ngực.
- Sau đó, bạn để bàn tay chạm trên sàn, từ từ nâng vai và ngực khỏi sàn, chú ý điều chỉnh tư thế ở nửa dưới để xương cụt hướng về xương mu và xương mu hướng về rốn, hai khớp hông hướng về giữa.
- Duỗi đều toàn bộ cột sống để xương sống được thả lỏng.
- Duy trì từ thế khoảng 10 – 15 giây rồi thở ra, từ từ trở về tư thế ban đầu.
3.1.5. Điều trị bằng thuốc Tân dược
Thuốc Tân dược là phương pháp phổ biến nhất được dùng trong điều trị kiểm soát các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Một phác đồ thuốc Tân dược điều trị thoát vị đĩa đệm thường gồm:
- Nhóm giảm đau: Gồm các thuốc như: paracetamol, codein,…
- Nhóm chống viêm: Gồm các thuốc như: diclofenac, meloxicam, celecoxib…
- Nhóm giãn cơ: Gồm các thuốc như: mydocalm, myonal…
3.1.6. Điều trị bằng thuốc nam
Các bài thuốc dân gian cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi hiệu quả cao và tính an toàn khi sử dụng trong thời gian dài. Các bài thuốc dân gian phổ biến như:
- Lá lốt, cây chó đẻ, ngải cứu:
- Bạn cần chuẩn bị 30g ngải cứu, 30g chó đẻ, 30g lá lốt.
- Toàn bộ dược liệu sau khi được rửa sạch thì giã nát rồi sao nóng trên chảo.
- Sau đó, trút dược liệu vào khăn sạch rồi chườm lên vùng lưng bị đau khoảng 2 – 3 lần/ tối để kiểm soát cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.
- Ngải cứu và muối trắng:
- Bài thuốc này cần 300g ngải cứu tươi và 400g muối hạt.
- Đem hai nguyên liệu này rang nóng trên chảo rồi trút ra khăn sạch chườm trên vùng lưng bị đau do thoát vị mỗi lần một ngày là có thể kiểm soát cơn đau.
- Chuối hột:
- Bạn cần chuẩn bị 300g quả chuối hột chín phơi khô và 1 lít rượu trắng.
- Đem chuối hột ngâm với rượu trong bình thủy tinh sạch trong vòng 1 tháng.
- Sau đó, trước mỗi bữa ăn, người bệnh uống một chén nhỏ. Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm sẽ được kiểm soát sau khoảng 1 tháng uống thuốc.
Xem thêm: 21 bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam tại nhà hiệu quả
3.2. Tiêm thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
3.2.1. Tiêm Corticoid
Corticosteroids là thuốc thuộc nhóm kháng viêm có thể tiêm trực tiếp vào vị trí gần dây thần kinh cột sống. Thuốc giúp giảm viêm tại chỗ nhanh chóng từ đó, khắc phục tình trạng tích dịch, sưng viêm và các triệu chứng khó chịu do đĩa đệm chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh.
Liệu pháp này thường được lựa chọn cho những người bị thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng. Liệu trình thông thường cho một đợt tiêm là 3 mũi, thời gian tiêm cách nhau từ 3 – 7 ngày.
3.2.2. Tiêm ozon điều trị thoát vị đĩa đệm
Tiêm ozone là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất thường được chỉ định cho nhóm bệnh nhân trẻ tuổi. Ở nhóm đối tượng này, các protein trong nhân nhầy có khả năng đông vón khi tiếp xúc với ozone từ đó làm co rút một phần đĩa đệm dẫn đến giảm chèn ép thần kinh. Ngoài ra, ozone còn có khả năng chống viêm tốt nên các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm được khắc phục một cách nhanh chóng.
- Phương pháp tiêm ozone thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân trẻ bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 2.
- Thời gian thực hiện thường mất khoảng 30 phút với liều lượng tiêm từ khoảng 5 – 10ml ozone đã được tiệt trùng.
- Thông thường, các triệu chứng của người bệnh sẽ được kiểm soát sau khoảng 1 tuần sau 2 lần tiêm.
3.3. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không phải là chỉ định ưu tiên mà chỉ áp dụng trong các trường hợp: điều trị nội qua thất bại, gây chèn ép thần kinh cấp tính, thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật thường được áp dụng là:
- Phẫu thuật mổ mở:
- Các bác sĩ sẽ tạo đường mổ trực tiếp từ vùng lưng tương ứng với vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Sau đó loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm thoát vị hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo cho người bệnh.
- Ưu điểm của phương pháp này là có thể loại bỏ được cả những khối thoát vị lớn.
- Tuy nhiên người bệnh cần nằm viện trong thời gian dài và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Phẫu thuật nội soi:
- Giúp các bác sĩ loại bỏ khối đĩa đệm thoát vị thông qua một đường rạch nhỏ dưới sự hỗ trợ của thiết bị, máy móc hiện đại.
- Ưu điểm của phương pháp này là thời gian nằm viện ngắn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh.
- Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với những khối thoát vị lớn.
- Phẫu thuật vi phẫu:
- Bác sĩ tiến hành phẫu thuật với độ xâm lấn ít nhất để lấy đi khối thoát vị từ đó giải phóng tủy và rễ thần kinh bị chèn ép.
- Dưới sự hỗ trợ của kính hiển vi điện tử, các bác sĩ có thể tiến hành lấy nhân đĩa đệm thoát vị một cách chính xác nhất giúp hạn chế biến chứng sau phẫu thuật.
- Thời gian phẫu thuật cho mỗi ca vi phẫu thường mất khoảng 1 tiếng.
- Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi khoảng 2 ngày là có thể ngồi dậy và đi lại. Tổng thời gian nằm viện được rút ngắn chỉ còn 3 – 4 ngày.
4. Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể phòng tránh được. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng tránh được căn bệnh này hoặc ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi mỗi ngày, tránh tình trạng làm việc quá sức khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng mệt mỏi.
- Tư thế đúng: Cần đặc biệt lưu tâm đến các tư thế khi đứng, ngồi, nằm, lao động, vận động… để tránh những tác động không tốt lên cột sống khiến cột sống bị tổn thương và cấu trúc đĩa đệm bị phá vỡ gây ra thoát vị.
- Tập thể dục thường xuyên: Rèn luyện thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn có cơ thể dẻo dai và phòng ngừa tốt các bệnh lý xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm.
Trên đây là tổng hợp các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn bất cứ phương pháp nào, bạn cũng đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị phù hợp với thể trạng của mình.
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop