7 nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Những cơn đau lâu dài tại cổ khiến nhiều người lo lắng mình bị thoát vị hay thoái hoá. Vậy đâu là tác nhân chỉ ra bệnh thoát vị đĩa đệm cổ? Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng giải đáp các thắc mắc trên, đặc biệt là về nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

1. Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

1.1. Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng phần nhân nhầy nằm bên trong đĩa đệm ở đốt sống cổ bị thoát ra khỏi vị trí thông thường. Chúng chèn ép lên các gốc thần kinh lân cận, gây ra các cơn đau, tê bì ở vùng cổ, vai, cánh tay và các phần trên bàn tay…

1.2. Thoát vị đĩa đệm ở cổ có nguy hiểm không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tác động trực tiếp tới hoạt động của cổ và đầu khiến chúng kém linh hoạt. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể được điều trị khỏi hoàn toàn

Tuy nhiên nếu bỏ lỡ giai đoạn vàng khi bệnh mới khởi phát, hoặc không điều trị đúng cách thì người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Thiểu năng tuần hoàn não,
  • Chèn ép đám rối thần kinh tay,
  • Rối loạn thần kinh thực vật,
  • …thậm chí là bị bại liệt.

1.3. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh

Những ai thường mắc phải bệnh thoát vị cột sống cổ
Những ai thường mắc phải bệnh thoát vị cột sống cổ?

Những đối tượng chính được nêu dưới đây thường có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cao hơn:

  • Người cao tuổi,
  • Người bị thừa cân béo phì,
  • Nhân viên văn phòng hoặc nhân viên lái xe thường xuyên ngồi trong một tư thế,
  • Nhân viên khuân vác thời gian dài.

2. 7 nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm cổ

2.1. Do tuổi tác

Cơn đau vai gáy ở người già
Cơn đau cổ, vai gáy ở người già

Theo quy luật tự nhiên, đến một độ tuổi nào đó, cơ thể chúng ta bắt đầu xuất hiện dấu hiệu thoái hóa, biểu hiện rõ nhất là xương khớp. Trong quá trình lão hóa, đĩa đệm ở cổ và đốt sống lưng trở nên xơ hóa, khiến cho vỏ bao xơ dễ bị rách dù chỉ với một tác động nhỏ, dễ dẫn tới thoát vị đĩa đệm.

2.2. Hoạt động sai tư thế

Mang vác vật nặng sai tư thế là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm
Mang vác vật nặng sai tư thế là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Khi chúng ta làm việc, sinh hoạt sai tư thế trong một thời gian dài thì áp lực lên các đĩa đệm tăng cao, dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm. Những tư thế sai có thể kể đến như:

  • Ngồi vẹo sang một bên,
  • Mang vác vật nặng sai tư thế,
  • Nằm trên bàn làm việc ngủ,
  • Vừa nằm vừa xem tivi,
  • Kê gối quá cao

…Và nhiều nguyên nhân khác liên quan đến vận động cơ thể sai cách.

Vì thế, để hạn chế bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, bạn cần sinh hoạt, làm việc đúng tư thế, giữ vững đường cong cột sống. 

2.3. Do gặp phải chấn thương hay tai nạn

 

Chấn thương ở vùng cổ
Chấn thương ở vùng cổ

Những chấn thương mà người bệnh gặp phải trong lao động, tác động trực tiếp tới vùng cổ. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ khiến vùng đốt sống, đĩa đệm bị xơ hóa, khả năng đàn hồi kém. Lâu ngày, dẫn tới biến dạng và bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

2.4. Công việc lao động nặng thường xuyên

Nhân viên văn phòng với căn bệnh đau cột sống
Nhân viên văn phòng với căn bệnh đau cột sống

Những đối tượng hoạt động thể lực nhiều, thường xuyên mang vác vật nặng, kéo hoặc đẩy vật nặng sai tư thế sẽ gây vẹo cột sống, biến dạng các cấu trúc xương ở vùng cổ, dẫn tới thoát vị đĩa đệm. 

Một đối tượng khác không lao động nặng nhưng rất hay mắc thoát vị đĩa đệm cổ chính là nhân viên văn phòng. Do trong thời gian dài, họ làm việc giữ nguyên tư thế khiến cột sống cổ không được vận động thường xuyên, tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

2.5. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Bê vác đồ nặng không đúng tư thế gây đau lưng
Bê vác nặng sai tư thế là đối tượng bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Các thói quen vận động về lâu dài gây biến dạng cột sống sẽ dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm. Đồng thời cùng với chế độ ăn uống nhiều chất béo, lười thể dục, sử dụng nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.

Để phòng ngừa bệnh, bạn cần thực hiện:

  • Tăng cường vận động, thư giãn cơ thể thường xuyên
  • Rèn luyện các môn thể thao vừa sức như đi bộ, yoga, bơi lội…
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn nhanh…

Việc này giúp cải thiện chức năng, tăng sự linh hoạt dẻo dai, giúp cấu trúc cột sống được ổn định, giảm thiểu nguy cơ tổn thương cột sống.

2.6. Thừa cân, béo phì

Béo phì ảnh hưởng đến cột sống
Béo phì ảnh hưởng đến cột sống

Tình trạng thừa cân béo phì sẽ khiến cột sống chịu thêm nhiều áp lực, gây tình trạng chèn ép lên các rễ dây thần kinh ở cổ, dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. 

Vì thế bạn lưu ý cần giữ thể trạng ở mức cân đối, chiều cao với cân nặng có tỉ lệ vừa phải giúp giảm thiểu áp lực quá nặng lên cột sống.

2.7. Di truyền

Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến cột sống
Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến cột sống

Nếu gia đình từng có tiền sử người thân mắc bệnh xương khớp, thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với những gia đình có bố mẹ không mắc bệnh xương khớp.

3. 6 triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm cổ

Thường xuyên có những triệu chứng sau cảnh báo bạn đang có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

3.1. Cơn đau xuất hiện thường xuyên tại cột sống cổ

Cơn đau xuất hiện tại vùng cổ và vai gáy
Cơn đau xuất hiện tại vùng cổ và vai gáy

Cơn đau bắt đầu từ vùng cổ, ở một hoặc hai đốt sống cổ sau đó lan dần ra bả vai, cánh tay, cuối cùng lan ra đầu và hốc mắt.

3.2. Hạn chế vận động

Nhân viên văn phòng ngồi nhiều và ít vận động có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cổ cao hơn
Nhân viên văn phòng ngồi nhiều và ít vận động có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cổ cao hơn

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết, thường xảy ra song song với các cơn đau vùng cổ. Người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động cổ và cánh tay, không thể dơ tay lên cao, đưa tay ra sau lưng, ngửa cổ hoặc quay cổ. Khi đi bộ, người bệnh sẽ có cảm giác căng cứng, khi leo cầu thang hoặc đi bộ.

3.3. Yếu cơ

Triệu chứng lâm sàng thoát vị đĩa đệm
Yếu cơ kèm cảm giác tê bì dọc vai tới bàn tay

Xảy ra khi đĩa đệm bị chèn ép lên tủy sống. Bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu đi không vững, dáng đi xiên vẹo do cơ chân suy yếu trước cơ tay. Khi tình trạng này gia tăng, người bệnh sẽ cảm nhận được thớ cơ ở bắp đùi, bắp chân rung khi hoạt động gắng sức.

3.4. Tê bì, ngứa ran

Tê bì chân tay cũng xuất hiện ở những người bị thoát vị đĩa đệm
Tê bì chân tay cũng xuất hiện ở những người bị thoát vị đĩa đệm

Cảm giác tê ngứa bắt đầu từ cổ lan rộng ra toàn thân rồi tới chân tay khi khối đĩa đệm chèn ép tủy sống.

3.5. Đau một bên lồng ngực, khó thở

Tức ngực khó thở
Tức ngực khó thở

Thường xuất hiện ở giai đoạn muộn, khi bệnh nhân có dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật – cơ quan kiểm soát nhiều hoạt động trong cơ thể: như tiêu hóa, hô hấp, tim mạch. Dấu hiệu thường thấy là bệnh nhân cảm thấy đau nhói, tức ngực, thường xuyên thấy khó thở.

3.6. Rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hoá từ tổn thương thoát vị đĩa đệm
Rối loạn tiêu hoá từ tổn thương thoát vị đĩa đệm

Thường liên quan sự rối loạn thần kinh thực vật gây kích thích tăng các nhu động ruột, đồng thời mất phản xạ cơ vòng, dẫn tới hiện tượng rối loạn tiêu hóa, đi vệ sinh không tự chủ.

Hi vọng với những thông tin cụ thể trong bài viết, người bệnh đã có thêm cho mình kiến thức hữu ích, từ đó xác định được nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cùng các dấu hiệu, từ đó giúp việc điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.