Top 7 mẹo chữa thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu và đau đớn triền miên. Hiện có khá nhiều phương pháp để điều trị căn bệnh này nhưng cần phải lựa chọn cách chữa phù hợp với tình trạng bệnh. Dưới đây là 7 mẹo chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người bệnh quan tâm nhất, bạn hãy dựa theo tình trạng sức khỏe của mình để có sự lựa chọn tốt nhất.
Xem thêm: Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và phương pháp chữa trị
1. Sử dụng mẹo chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?
Đĩa đệm là cấu trúc nằm giữa hai đốt sống có tác dụng đàn hồi và tăng khả năng chống đỡ của cột sống. Vì một lý do nào đó, khi cấu trúc này bị tổn thương, vòng bao xơ bị rách khiến đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép vào các dây thần kinh hay ống sống khiến người bệnh đau đớn. Tình trạng này được gọi là thoát vị đĩa đệm.
Do cấu trúc đĩa đệm bị phá vỡ nên việc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lý này là không thể mà chỉ có thể phục hồi đến 90 – 95%. Vì thế các biện pháp điều trị hay mẹo chữa thoát vị đĩa đệm chủ yếu hướng tới mục đích bảo tồn đĩa đệm đang bị thoát vị, giảm nhẹ triệu chứng đau, nâng cao chất lượng sống của người bệnh.
Đặc biệt, với trường hợp bị thoát vị nặng, các mẹo chữa thoát vị đĩa đệm từ dân gian có thể không đạt được hiệu quả, lúc này, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị.
2. Ưu và nhược điểm của 7 mẹo chữa thoát vị đĩa đệm
2.1. Ưu điểm
Dù các phương pháp điều trị hiện đại phát triển mạnh mẽ nhưng các mẹo chữa thoát vị đĩa đệm cũng không bị mai một hay biến mất. Điều này phụ thuộc lớn vào những lợi ích mà nó có thể đem đến cho người bệnh:
- Công dụng đã được kiểm chứng qua nhiều thế hệ
- An toàn, lành tính, ít tác dụng phụ nguy hiểm
- Giá thành rẻ, nguyên liệu dễ tìm dễ kiếm
- Phương pháp thực hiện đơn giản, dễ dàng, có thể tự thực hiện tại nhà
- Có tác dụng giảm đau với một mức độ nhất định khi sử dụng trong thời gian dài
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, các mẹo chữa thoát vị đĩa đệm cũng có những nhược điểm như sau:
- Thời gian điều trị kéo dài, yêu cầu phải kiên nhẫn điều trị.
- Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa và khả năng thích ứng với thuốc của mỗi bệnh nhân.
- Phương pháp này chủ yếu giúp hỗ trợ giảm đau chứ không loại bỏ căn nguyên sâu xa gây bệnh.
- Khi sử dụng các bài thuốc dân gian cần chú ý về liều lượng, số lượng các nguyên liệu, cách thức đắp để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
- Các phương pháp này chỉ có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu, chỉ mới xuất hiện những cơn đau lưng kéo dài hoặc chấn thương nhẹ. Còn đối với thoát vị đĩa đệm nặng, lâu năm, mãn tính thì các loại thảo dược sẵn có dễ tìm chỉ có tác dụng hỗ trợ, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
3. Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm từ dân gian
3.1. Đắp dây chìa vôi
Trong Đông y, chìa vôi là vị thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu độc, trừ tê thấp công dụng lớn trong điều trị các bệnh như: thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống,… Cây chìa vôi mọc hoang nhiều nơi nên người bệnh có thể tìm kiếm dễ dàng.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Lá cây chìa vôi
- Muối hột trắng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch phần bột trắng trên mặt lá chìa vôi với nước sau đó để ráo nước
- Bước 2: Đem muối hột rang trên chảo nóng đến khi có tiếng nổ lách tách thì cho lá chìa vôi vào đảo đều.
- Bước 3: Trút toàn bộ hỗn hợp ra khăn sạch
Cách sử dụng:
- Người bệnh dùng khăn chứa hỗn hợp thuốc này chườm vào vùng bị đau nhức.
- Trong quá trình chườm cần kiểm tra nhiệt độ của khăn để tránh bị bỏng. Nếu hỗn hợp bị nguội, có thể rang nóng lại và sử dụng tiếp.
Lưu ý:
Bên cạnh việc sử dụng lá chìa vôi để điều trị bệnh, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống để bổ sung dưỡng chất cần thiết và tập luyện thể dục hàng ngày để có kết quả tốt nhất.
3.2. Bài thuốc dân gian cây xương rồng
Xương rồng là mẹo chữa thoát vị đĩa đệm được các bác sĩ Đông y sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm. Theo các bác sĩ, cây xương rồng có vị đắng, tính hàn giúp tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, giảm đau nhức xương khớp và dây thần kinh.
Nguyên liệu và cách sử dụng bài thuốc dân gian từ cây xương rồng cũng rất đơn giản nên được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Nguyên liệu:
- Xương rồng 3 chẽ: 2 – 3 nhánh
- Muối hột trắng: 1 nắm
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đem nhánh xương rồng đã chuẩn bị loại bỏ toàn bộ phần gai nhọn.
- Bước 2: Đập dập xương rồng rồi trộn với lượng muối hạt đã chuẩn bị.
- Bước 3: Trút hỗn hợp vào xoong hoặc chảo đun nóng rồi đổ ra một khăn sạch để sử dụng
Cách sử dụng:
- Người bệnh dùng khăn thuốc đắp lên vùng lưng bị thoát vị đĩa đệm. Nếu hỗn hợp thuốc nguội có thể đem đun nóng lại rồi đắp tiếp.
- Thực hiện đều đặn trong 2 tuần sẽ thấy các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm được cải thiện đáng kể.
Lưu ý:
Trước khi đắp thuốc cho người bệnh cần kiểm tra nhiệt độ của khăn để tránh bị bỏng.
3.3. Chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu
Ngải cứu là vị thuốc được ứng dụng phổ biến nhất trong đời sống của người Việt thông qua bữa ăn hàng ngày. Cây ngải cứu có nhiều tác dụng tốt cho phụ nữ và những người đang mắc bệnh xương khớp bởi tác dụng: ôn trung, tán hàn, chỉ thống, giải huyết ứ. Các bệnh lý về xương khớp có thể sử dụng ngải cứu điều trị bao gồm: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai đốt sống..
Nguyên liệu:
- 300g lá ngải cứu
- 3 thìa mật ong
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đem lá ngải cứu đi rửa sạch với nước, để ráo rồi giã nát.
- Bước 2: Đổ mật ong đã chuẩn bị vào ngải cứu, thêm nước, trộn đều rồi chắt lấy nước cốt để sử dụng.
Cách dùng:
- Phần nước cốt ngải cứu – mật ong lọc được nên chia làm 2 phần uống ngay trong ngày.
- Thời gian thực hiện bài thuốc là 15 ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ ràng.
Lưu ý:
Phụ nữ mang thai không áp dụng cách này.
3.4. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng rượu gấc
Hạt gấc tưởng chừng là phần bỏ đi trong quả gấc nhưng thực chất lại là vị thuốc quý trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Theo các sách Y học cổ truyền, phần nhân của hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt quy kinh: đại tràng và can. Vị thuốc này được sử dụng để điều trị các chứng bệnh: đau nhức, viêm xương khớp gây ra.
Chuẩn bị:
- Hạt gấc: 50 hạt
- Rượu trắng 40 – 50 độ: 2 lít
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đem hạt gấc đi rửa sạch rồi phơi khô.
- Bước 2: Khi hạt gấc đã khô thì đem nướng đến khi vàng vỏ
- Bước 3: Trút hạt gấc vào cối rồi giã nát sau đó cho vào hũ thủy tinh
- Bước 4: Đổ ngập rượu rồi đậy kín. Sau khoảng 2 tuần ngâm, người bệnh có thể lấy rượu gấc ra dùng.
Cách dùng:
- Người bệnh đổ một ít rượu gấc ra sau đó dùng bông thấm rượu rồi xoa lên vùng bị đau do thoát vị.
- Trong quá trình thoa rượu có thể kết hợp massage nhẹ nhàng để rượu thấm tốt và cơn đau được kiểm soát nhanh hơn.
- Lượng rượu nên dùng cho mỗi lần thoa là khoảng 5 – 10ml.
Lưu ý:
Trong thời gian ngâm rượu, bạn nên lắc bình một vài lần để trộn đều lớp rượu phía dưới và phía trên giúp hoạt chất trong hạt gấc được chiết ra tốt nhất.
3.5. Đắp trị thoát vị đĩa đệm từ cây hương nhu tía
Trong hương nhu tía có chứa tinh dầu có tác dụng làm dịu thần kinh, chống viêm giúp giảm cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Nguyên liệu:
- Hương nhu tía: 500g
- Tinh dầu bạc hà: 100ml
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đem hương nhu tía đã chuẩn bị đi rửa sạch rồi để ráo nước sau đó đem giã nát.
- Bước 2: Trút toàn bộ tinh dầu bạc hà vào hương nhu tía rồi trộn đều sẽ thu được hỗn hợp thuốc để đắp cho người thoát vị đĩa đệm.
Cách dùng:
Đắp trực tiếp hỗn hợp hương nhu tía – tinh dầu bạc hà lên vùng lưng bị đau do thoát vị đĩa đệm trong 15 phút liên tục.
Lưu ý:
Có thể kết hợp với massage nhẹ nhàng và bấm huyệt ở lưng để hiệu quả đạt được tốt nhất.
3.6. Bài thuốc dân gian trị thoát vị đĩa đệm từ lá xương sông
Theo Đông y, cây xương sông là vị thuốc có vị đắng cay, tính ấm, có tác dụng khu phong trừ thấp, tiêu thũng, chỉ thống, thông kinh hoạt… được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp trong đó có cả thoát vị đĩa đệm. Đây là một trong những mẹo chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Nguyên liệu:
Lá xương sông: 1 nắm
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Đem lá xương sông chuẩn bị được đi rửa sạch rồi để ráo sau đó giã nát.
- Bước 2: Trút toàn bộ lượng lá đã giã nát vào chảo rồi sao nóng
- Bước 3: Đổ hỗn hợp thuốc vào khăn sạch để chườm lưng cho người bệnh.
Cách dùng:
- Người bệnh kiểm tra nhiệt độ của khăn thuốc để tránh bị bỏng. Sau đó, dùng khăn thuốc đắp lên vùng lưng bị đau khoảng 15 – 20 phút để có hiệu quả. Sau khi thuốc nguội có thể sao lại rồi đắp tiếp.
- Nên thực hiện 2 – 3 lần để giải đau tốt nhất.
3.7. Chữa thoát vị đĩa đệm từ lá đu đủ
Lá đu đủ là vị thuốc có vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, nhuận tràng chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học còn phát hiện, trong lá đu đủ có enzyme Papain có tác dụng tiêu hủy phần đĩa đệm thoát vị đồng thời chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Lá đu đủ
- Muối hột trắng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đem lá đu đủ đi rửa sạch rồi để ráo nước.
- Bước 2: Đổ toàn bộ muối hạt vào chảo, rang nóng rồi trút ra một khăn sạch.
- Đặt lá đu đủ trên lưng người bệnh rồi chườm túi muối ở phía trên. Chườm đến khi muối hết nóng thì dùng lại.
- Cách này nên được thực hiện 3 – 4 lần/ ngày để có hiệu quả giảm đau tốt nhất.
3.8. Sử dụng đai thoát vị đĩa đệm DiskDr.
Hiện nay, trên thị trường có loại đai kéo giãn cột sống DiskDr. được Bộ Y tế xác nhận là thiết bị y tế loại A trong việc chữa trị bệnh thoát vị. Lý do là bởi, loại đai lưng này có tác động lực trực tiếp lên vùng lưng theo chiều thẳng đứng, giúp kéo giãn cột sống, tăng cường khoảng cách giữa các đốt sống.
Khi khoảng cách giữa các đốt sống được tăng cường, sự chèn ép lên dây thần kinh sẽ giảm xuống, cùng với đó, các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm sẽ được cải thiện. Mặt khác, các đĩa đệm bị tổn thương không còn bị chèn ép cũng sẽ tạo điều kiện tốt nhất để đĩa đệm có thể dần trở về vị trí bình thường.
Đai kéo giãn cột sống DiskDr. có xuất xứ từ Hàn Quốc và đã được thực nghiệm lâm sàng chứng minh là có hiệu quả kiểm soát các triệu chứng rõ ràng sau 1 tháng sử dụng. Sau khi sử dụng đai DiskDr. các khoảng cách giữa các đốt sống cũng được tăng lên khoảng 3mm so với trước khi sử dụng.
Xem thêm: Ưu và nhược điểm ĐAI NỊT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Các mẹo chữa thoát vị là biện pháp rất hữu ích trong các trường hợp bệnh đang tiến triển và người bệnh đang bị khó chịu bởi các triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá kỳ vọng vào các mẹo chữa thoát vị đĩa đệm này và cần theo dõi sát sao trong thời gian áp dụng. Nếu bệnh không có dấu hiệu tiến triển hoặc trở nặng, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để tìm kiếm sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn mau khỏe!
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop