Gai cột sống thắt lưng và những cách điều trị KHÔNG DÙNG THUỐC
Trong số những bệnh lý về xương khớp, gai cột sống thắt lưng chính là một trong những tình trạng điển hình. Gai xương phát triển mọc ra bên ngoài sẽ gây ê buốt, đau nhức ở vùng thắt lưng. Bệnh còn khiến cho sinh hoạt hàng ngày và vận động bị ảnh hưởng. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh và cách điều trị không dùng thuốc hiệu quả nhanh.
1. Gai cột sống thắt lưng là gì?
Gai cột sống thắt lưng là tình trạng gai xương mọc ra bên ngoài các đốt sống ở vùng thắt lưng và bị chèn ép dây chằng, dây thần kinh khiến cho thắt lưng bị khó chịu, đau nhức. Đa phần gai thường xảy ra ở các đốt sống L4 và L5 gây ra.
Những thay đổi này có thể làm suy giảm chuyển động của cột sống và ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Gai cột sống thắt lưng là một trong những biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống.
Nếu không phát hiện kịp thời, gai xương chèn ép nhiều hơn có thể dẫn đến tê liệt tứ chi hoặc tê liệt dây thần kinh.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện nay 80% trường hợp đau thắt lưng tại nước ta nguyên nhân là do gai cột sống. Do quá trình lão hóa tự nhiên của của cơ thể, những đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất là từ 50 tuổi trở lên.
1.1. Tình trạng gai cột sống thắt lưng ở người trẻ
Do lối sống không lành mạnh của một bộ phận giới trẻ ngày nay mà bệnh ngày càng trẻ hóa. Những người ít vận động, vận động sai tư thế, thiếu ăn thiếu ngủ hoặc đã từng bị chấn thương rất dễ bị gai đốt sống vùng thắt lưng
Người trẻ bị gai cột sống thông thường là nhân viên văn phòng, sinh viên lười vận động, chế độ sinh hoạt và ăn uống không điều độ, hoạt động sai tư thế… Điều này không chỉ khiến cho gai xương phát triển mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra nhiều bệnh không mong muốn.
Bởi vậy nên chăm chỉ vận động, rèn luyện ngay từ khi còn trẻ để có một sức khỏe tốt và phòng tránh được bệnh.
2. Nguyên nhân và triệu chứng gai cột sống thắt lưng
2.1. Nguyên nhân
Cột sống giúp hình thành lên cấu trúc và hỗ trợ phần lớn trọng lượng của cơ thể. Theo tuổi tác, cột sống bị thoái hóa và yếu dần đi sẽ khiến sụn bị bào mòn dần, xương bắt đầu cọ xát với nhau và gây ra ma sát. Điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành các gai xương.
Do hiện tượng lão hóa mà xương ở các đốt sống L4 và L5 dễ hình thành các phần gai nhô ra, dẫn đến gai cột sống L4 L5.
Các triệu chứng thường được phát hiện lần đầu tiên trong độ tuổi từ 20 đến 50. Hơn 80% những người trên 40 tuổi bắt đầu xuất hiện gai cột sống vùng thắt lưng khi chụp X – quang. Bệnh cũng có thể xảy ra một phần liên quan đến di truyền hoặc do tiền sử chấn thương.
- Di truyền là một yếu tố nguy cơ của bệnh gai cột sống thắt lưng. Nếu trong một gia đình có nhiều người bị gai cột sống thì có khả năng bị gai cột sống thắt lưng ở thế hệ tiếp theo sẽ cao hơn.
- Chấn thương cột sống cũng là một yếu tố dẫn đến gai cột sống. Các chấn thương có thể khiến đĩa đệm bị thoát vị.
- Ngoài ra, viêm xương khớp có nhiều khả năng phát triển gai xương ở các khớp bị tổn thương.
2.3. Triệu chứng
Hầu hết những người bị thoái hóa đốt sống do tuổi tác dẫn đến hình thành gai xương thì không xuất hiện triệu chứng nào nếu phần gai nhô ra không chèn vào các dây thần kinh. Một số người có các triệu chứng đau mỏi trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó chúng biến mất.
Đôi khi, một chuyển động đột ngột có thể gây ra một số triệu chứng. Các triệu chứng như cứng khớp và đau nhẹ trở nên tồi tệ hơn sau một số cử động nhất định hoặc trong thời gian dài không cử động (ví dụ như ngồi quá lâu)
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Phần chân trở nên yếu hơn
- Co thắt cơ và đau phần thắt lưng
- Mất thăng bằng và đi lại khó khăn
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
3. Phác đồ điều trị gai cột sống thắt lưng
- Dùng thiết bị hỗ trợ:
Một trong những phương pháp được lựa chọn nhiều nhất là sử dụng thiết bị hỗ trợ để cải thiện tình trạng gai cột sống ở vùng thắt lưng. Đai lưng DiskDr Hàn Quốc (hay còn được gọi là đai kéo giãn cột sống) là sản phẩm thuộc nhóm thiết bị y tế chuyên dụng cho những người bị gai cột sống hay thoát vị đĩa đệm.
Đai cột sống DiskDr giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng khó chịu đồng thời giảm thiểu tỷ lệ xảy ra biến chứng ở người bệnh.
Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, giúp giảm áp lực lên cột sống, dần dần sẽ đưa phần cột sống trở về đường cong sinh lý bình thường.
- Bài tập điều trị:
Để bệnh nhanh chóng khỏi và không phải uống quá nhiều thuốc giảm đau, bạn nên tự rèn luyện thân thể hàng ngày bởi những bài tập đơn giản.
Ví dụ như bài tập gập chân co giãn cơ lưng, bài tập gập lưng, bài tập đạp xe không trọng lượng, bài tập ưỡn người trên cao, bài tập yoga tư thế con mèo…
- Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp:
Kết hợp với những bài tập là một chế độ ăn uống cân bằng. Bạn nên bổ sung các dưỡng chất vitamin như vitamin C, D, B6, thực phẩm giàu canxi, trái cây, rau củ… và tránh xa đồ ăn nhanh cũng như các loại chất kích thích để xương khớp luôn khỏe mạnh và dẻo dai.
- Thuốc giảm đau không kê đơn :
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen cũng có thể hữu ích với bạn đấy.
4. Gai cột sống thắt lưng nên ăn gì và kiêng gì?
4.1. Thực phẩm nên ăn
- Thực phẩm giàu canxi: Canxi là chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với người bệnh gai cột sống. Hiện nay có nhiều người nghĩ rằng bệnh gai cột sống là do thừa canxi nhưng đây là một ý kiến rất sai lầm. Khi bị bệnh, bạn nên bổ sung thêm xương heo, cua, tôm, đồ biển vào thực đơn của mình.
- Vitamin C: Trái cây, rau củ như quýt, cam, kiwi… hoặc rau cải, ớt có tác dụng chống lão hóa xương và giảm viêm, giảm đau cột sống thắt lưng, tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai. Người bệnh nên bổ sung những món ăn này để hạn chế sự phát triển của gai cột sống thắt lưng L4 L5.
- Vitamin D: Trứng, sữa, đậu, nấm… Những thực phẩm này giúp cho việc chuyển hóa canxi được diễn ra tốt hơn để cơ thể luôn khỏe mạnh. Người bệnh cần bổ sung đủ dưỡng chất vitamin D để xương khớp dẻo dai. Ánh nắng mặt trời từ 6 – 8 giờ sáng là thời gian có nhiều vitamin D nhất, bạn nên cố gắng ngủ sớm dậy sớm và ra ngoài vận động tắm nắng hàng ngày.
4.2. Thực phẩm nên kiêng
- Thức ăn nhanh, muối, đường: Những đồ ăn nhanh như gà rán, hamburger, xúc xích, khoai tây, đồ chiên rán nhiều… cần hạn chế tối đa cũng như lượng đường và muối trong món ăn hàng ngày. Đây là những tác nhân gây ảnh hưởng xấu không chỉ với xương khớp mà còn khiến bạn thừa cân, mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
- Chất đạm từ thịt đỏ: Thịt đỏ chứa purin và fructozo là hàm lượng khiến cho canxi không được chuyển hóa và xương khớp sẽ yếu đi. Loại thực phẩm này chỉ nên ăn khi bạn đang trẻ và có một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, ăn quá nhiều đạm còn khiến máu tăng cao acid uric từ đó xương khớp càng bị đau nhức.
- Rượu, bia, nước có ga, chất kích thích: Đây là những loại thực phẩm cấm kị khi bị bệnh gai cột sống. Người bệnh muốn bệnh điều trị hiệu quả thì phải bỏ thói quen sử dụng chất kích thích vì đây là tác nhân gây cản trở quá trình chữa trị.
5. Biến chứng gai cột sống thắt lưng
Bệnh gai cột sống nếu không phát hiện và để lâu không chữa trị thì vấn đề này có thể phát triển thành phức tạp. Một số biến chứng gai cột sống thắt lưng như:
- Hẹp ống sống: Đây là tình trạng hẹp ống dẫn truyền các dây thần kinh tủy sống. Các triệu chứng bao gồm đau lưng kéo dài xuống chân, khiến cho bàn chân bị tê liệt.
- Bệnh lý đốt sống lưng: Những thay đổi trong đĩa đệm hoặc xương có thể khiến các dây thần kinh ở cột sống bị chèn ép, dẫn đến đau, tê và mẫn cảm.
- Bệnh thoái hóa đốt sống lưng: Liên quan đến tủy sống, các triệu chứng bao gồm đau nhức dài ngày, mất thăng bằng và khó khăn trong vận động. Có thể dẫn đến các vấn đề về bàng quang.
- Cong vẹo cột sống: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, rất nhiều trường hợp bị cong vẹo cột sống là do gai xương hình thành.
Những thay đổi này có thể làm cho các triệu chứng khác tồi tệ hơn. Bởi vậy bạn không nên chủ quan, thấy dấu hiệu của bệnh nên đi thăm khám tại bệnh viện để biết được tình trạng cụ thể và cách điều trị sao cho hiệu quả.
Gai cột sống xảy ra ở thắt lưng khi mới phát hiện sẽ rất dễ để điều trị và phòng tránh. Khi bệnh trở nặng cần lựa chọn những phương pháp hiệu quả để chữa trị và thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày. Cuối cùng là hãy đi khám bệnh theo định kỳ để nhận biết được tình hình sức khỏe của mình nhé.
Nguồn tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/312598#symptoms
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. Cho đến nay các phiên bản DiskDr. đã có Đai lưng, Đai cổ, Đai gối, Đai cổ tay với sự cải tiến ngày càng tốt hơn trước. Sản phẩm đã có mặt tại hơn 30 quốc gia và được người sử dụng Việt Nam tin dùng trong nhiều năm vừa qua với chất lượng cao và chế độ bảo hành 12 tháng. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr tại https://www.diskdr.vn/shop
Nếu bạn cần tư vấn về các vấn đề cột sống, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn sản phẩm DiskDr. phù hợp nhất.