Tất tần tận thông tin về thoát vị đĩa đệm mới nhất năm 2022

Thoát vị đĩa đệm từ lâu đã trở thành căn bệnh phổ biến, thường xuất hiện những người ở độ tuổi trung niên trở đi. Tuy nhiên trong những năm gầy đây, do các yếu tố như công việc, chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý đã khiến độ tuổi mắc bệnh giảm xuống một cách đáng kể. Bài viết hôm nay sẽ phân tích cụ thể từng khía cạnh của căn bệnh này, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và các cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Khát quát về thoát vị đĩa đệm

1.1. Cấu tạo và vai trò của đĩa đệm cột sống.

Đĩa đệm là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc của cột sống. Có ba thành phần chính cấu tạo nên đĩa đệm đó là bao xơ với dạng thớ sợi rất chắc chắn ở bên ngoài bao bọc phần nhân nhầy đĩa đệm ở bên trong và cuối cùng là tấm sụn tận cùng giúp bảo vệ thân đốt sống và bề mặt sụn khỏi sự chèn ép của nhân nhầy. 

Cấu tạo đĩa đệm cột sống
Cấu tạo đĩa đệm cột sống

Vị trí của đĩa đệm là nằm xen kẽ giữa các đốt sống, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cơ thể di chuyển và hoạt động một cách dễ dàng. Cụ thể:

Liên kết các đốt sống với nhau: Các miếng đĩa đệm được đặt đan xen giữa các đốt sống, giúp cho cột sống và cơ thể di chuyển linh hoạt và nhẹ nhàng hơn.

Hỗ trợ việc trao đổi chất của cơ thể: thông qua phần màng của các vòng sợi, phần đĩa đệm giúp trao đổi chất bằng việc khuếch tán những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Hỗ trợ chịu lực và phân tán áp lực: Đĩa đệm là phần có khả năng chịu chèn ép cũng như biến dạng tốt từ những tác động hay chấn thương. Từ đó đĩa đệm được coi là điểm tựa trung tâm và cần thiết cho tất cả các hoạt động của cột sống.

Tuy nhiên nếu bị tổn thương, đĩa đệm có thể chuyển từ việc giảm bớt áp lực xuống cột sống sang việc chèn ép trực tiếp lên các rễ thần kinh và tủy sống, gây ra các cơn đau mỏi.


Video giải thích thoát vị đĩa đệm là gì? 

1.2. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm được định nghĩa là hiện tượng nhân nhầy bên trong đĩa đệm phá vỡ phần bao xơ và thoát ra ngoài, gây chèn ép lên các rễ thần kinh dẫn tới xuất hiện những cơn đau.

Theo thống kê, cứ 1000 người trưởng thành thì có từ 5-20 người bị thoát vị đĩa đệm và thường xuất hiện ở những người từ 35 – 50 tuổi. Tuy nhiên do một số yếu tố bên ngoài như công việc, chấn thương hoặc chế độ ăn uống không hợp lý dẫn tới độ tuổi bị thoát vị đĩa đệm giảm xuống đáng kể.

Thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất ở cột sống thắt lưng sau đó là cột sống cổ. Tỉ lệ thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ cao như vậy do đây là hai khu vực phải “làm việc” nhiều nhất, đảm bảo các hoạt động di chuyển, vận động của con người.

Với cột sống lưng, hay gặp nhất đó là thoát vị đĩa đệm L4 L5 và L5 S1 (phần cuối cùng của cột sống lưng). Còn với cột sống cổ, người bệnh chủ yếu bị thoát vị đĩa đệm tại khu vực C5 C6 và C7 (các đốt sống cuối cùng của cột sống cổ).

Xem thêm: Phân biệt thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và gai đốt sống


Vì sao thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở các đốt sống L4 L5 và S1 

1.3. Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Căn bệnh này không chỉ gây ra những khó khăn trong cuộc sống mà có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Cụ thể:

  • Biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm là tàn phế: người bệnh mất đi khả năng vận động và chỉ có thể nằm một chỗ.
  • Rối loạn tiểu tiện: các dây thần kinh ở vùng thắt lưng của người bệnh bị chèn ép dẫn đến rối loạn cơ tròn, bạn đầu là hiện tượng bí tiểu, sau đó là mất kiểm soát tiểu tiện.
  • Teo cơ: các dây thần kinh bị chèn ép cũng khiến máu và chất dinh dưỡng không thể tới được các nhóm cơ, khiến các cơ dần teo đi.
  • Đau thần kinh tọa: đây là hội chứng thường hay gặp ở những người thoát vị đĩa đệm. Dây thần kinh tọa bị chèn ép dẫn tới những cơn đau chạy dọc theo đường đi của nó, từ thắt lưng lan xuống mông, đùi, bắp chân rồi lan xuống bàn chân.
  • Rối loạn cảm giác: Vùng da tương ứng với dây thần kinh bị tổn thương thường có cảm giác nóng lạnh mà mất đi cảm giác tê bì.

Hiện nay, người trẻ bị thoát vị đĩa đệm đang ngày càng nhiều. Vậy nguyên nhân chủ yếu do đâu?

2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Bệnh xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy chui ra ngoài qua bao xơ. Vậy tại sao nhân nhầy bên trong đĩa đệm lại có thể thoát ra ngoài?

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
  • Nguyên nhân phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm là do quá trình thoái hóa. Khi cơ thể già đi, đĩa đệm, hệ thống xương khớp và dây chằng dần yếu đi. Quá trình thoái hóa diễn ra mạnh hơn, một cử động căng hoặc vặn người dù có nhẹ nhàng cũng có thể khiến đĩa đệm bị vỡ.
  • Nguyên nhân thứ hai mà nhiều người gặp phải đó là do chấn thương. Những chấn thương khi chơi thể thao hay do tai nạn sẽ gây ra một áp lực vô cùng lớn đè nén lên đĩa đệm và khiến bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị vỡ, làm nhân nhầy bên trong có cơ hội thoát ra ngoài và chèn ép vào các dây thần kinh.
  • Các hoạt động, tư thế sai lệch lặp đi lặp lại trong thời gian dài như vặn, uốn cong hoặc ngồi lâu một tư thế cũng có thể dẫn đến tổn thương ở vùng đĩa đệm.
  • Do lười vận động, tăng cân quá nhanh sẽ làm áp lực dồn xuống phần cột sống, cụ thể là đĩa đệm sẽ lớn hơn bình thường.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý cùng với việc lạm dụng thuốc lá, rượu, bia cũng là một nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.

Việc nắm được nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cũng phần nào giúp chúng ta có thêm kiến thức trong việc phòng tránh và điều trị bệnh. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc căn bệnh này?

3. Những đối tượng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm

Những đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm
Những đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm
  • Người cao tuổi là đối tượng đầu tiên được nhắc tới. Do đĩa đệm và hệ thống xương khớp của chúng ta sẽ thoái hóa dần theo thời gian. Hơn nữa nếu không cung cấp đủ dưỡng chất nuôi xương khớp và đĩa đệm thì việc thoái hóa sẽ diễn ra nhanh hơn. Do đó việc có cho bản thân một chế độ dinh dưỡng phù hợp là vô cùng cần thiết.
  • Nhân viên văn phòng, lái xe: do tính chất công việc phải ngồi lâu một tư thế cũng rất dễ mắc bệnh.
  • Người lao động phổ thông, người mang vác nặng: Áp lực dồn nhiều xuống cột sống đĩa đệm diễn ra hằng ngày và lặp đi lặp lại, hoặc do chấn thương trong quá trình làm việc sẽ rất dễ dẫn tới bao xơ bị rách và gây ra thoát vị phần nhân nhầy bên trong.
  • Người thừa cân, béo phì hoặc phụ nữ sau khi mang thai cũng là nhóm người có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.
  • Ngoài ra, nhóm người mắc các bệnh cột sống bẩm sinh hoặc những người có thói quen xấu trong sinh hoạt, những người uống nhiều rượu, bia và chất kích thích, thuốc lá cũng có nguy cơ bị bệnh rất cao.

Vậy thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Những phương pháp nào tốt cho người bệnh?

4. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống, nhưng phổ biến nhất là ở vùng cột sống thắt lưng và vùng cột sống cổ. Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của đĩa đệm bị thoát vị và kích thước của khối thoát vị.

Nếu khối thoát vị chèn ép lên dây thần kinh sẽ gây đau, tê hoặc yếu ở vùng mà dây thần kinh bị chèn ép đi qua. Cụ thể:

4.1. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Đau mỗi khi ho, hắt hơi hoặc khi di chuyển.
  • Đau âm ỉ ở một bên cơ thể.
  • Đau khi ngồi lâu ở một vị trí trong thời gian dài.
  • Cảm giác tê, ngứa ran hoặc bỏng rát ở vùng hông, mông, bắp chân và bàn chân.
  • Cơ đau trở nên nặng hơn hơn khi ngồi, nhưng khi cúi người hoặc đứng lên cũng có thể làm cho triệu chứng biểu hiện rõ hơn.
  • Một sống vùng bị đau sẽ bị mất cảm giác nóng, lạnh.
  • Mất khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang và có thể dẫn tới việc mất kiểm soát tiểu tiện.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng, cổ
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng, cổ

4.2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

  • Cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng cổ hoặc vùng bả vai.
  • Đau lan xuống cánh tay đến bàn tay và ngón tay.
  • Cơn đau có thể tăng lên mỗi khi ngồi lâu.
  • Việc xoay, gập, cúi bị hạn chế do cấu trúc của đĩa đệm không còn bình thường.
  • Một số dây thần kinh bị chèn ép sẽ dẫn tới hiện tượng đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
  • Một số trường hợp sẽ xuất hiện đau ở lồng ngực, sốt và khó thở.

5. Top 5 phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay với sự phát triển của y học, có rất nhiều phương pháp ra đời và mang lại hiệu quả đối với các bệnh cột sống mà cụ thể là thoát vị đĩa đệm. Hãy cùng điểm danh 5 phương pháp điều trị được nhiều người sử dụng nhất hiện nay nhé!

5.1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu từ lâu đã được coi là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để điều trị thoát vị đĩa đệm. Trong vật lý trị liệu sẽ có rất nhiều phương pháp giúp điều trị các cơn đau lưng hiệu quả như:

  • Kéo giãn cột sống: giúp tăng khoảng cách giữa các đốt sống, giảm áp lực lên đĩa đệm, từ đó giảm chèn ép lên các dây thần kinh
  • Sử dụng tia hồng ngoại, Paraffin, túi chườm hỗ trợ giãn cơ hiệu quả, tăng khả năng tuần hoàn và lưu thông của máu giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Sử dụng sóng siêu âm, điện xung, sóng ngắn: giúp chống viêm từ đó giúp giảm đau cho người bệnh.


Chữa đau lưng bằng vật lý trị liệu có hiệu quả? 

Trong đó, kéo giãn cột sống được ưu tiên hàng đầu vì giúp điều trị bệnh một cách lâu dài và bền vững. Vì sao lại như vậy ư?

Kéo giãn cột sống giúp giải quyết gốc rễ các vấn đề gây thoát vị đĩa đệm bằng cách:

  • Tăng khoảng cách giữa các khoang đốt sống, từ đó làm giảm áp lực đè nên đĩa đệm.
  • Khi đĩa đệm được giải phóng khỏi sự chèn ép, các chất dinh dưỡng được cung cấp sẽ giúp đĩa đệm dần hồi phục về trạng thái ban đầu.

Kéo giãn cột sống hiện nay được thực hiện chủ yếu bởi 2 thiết bị chính:

  • Đai kéo giãn cột sống: sử dụng 5-6 tiếng mỗi ngày ngay tại nhà, cơ quan, giúp kéo giãn và nâng đỡ cột sống ngay khi làm việc, hoạt động, chơi thể thao. Hiện nay sản phẩm được nhiều người sử dụng nhất chính là đai kéo giãn cột sống Hàn Quốc DiskDr – sản phẩm được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng
  • Máy kéo giãn cột sống: sử dụng 15-30 mỗi ngày tại các bệnh viện, phòng vật lý trị liệu dưới sự giám sát của các bác sĩ và người có chuyên môn cao. Mang lại hiệu quả nhanh chóng.


Chi tiết đai kéo giãn cột sống tốt nhất Việt Nam hiện nay

5.2. Bấm huyệt, châm cứu

Từ xa xưa, bấm huyệt và châm cứu đã được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao đối với nhiều loại bệnh khác nhau trong đó có thoát vị đĩa đệm.

Bấm huyệt, châm cứu sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ như:

  • Giúp giảm các cơn đau nhức một cách nhanh chóng, người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả ngay tức thì.
  • Là một phương pháp an toàn, không gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể.
  • Mang đến nhiều lợi ích khác cho cơ thể như tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng.
  • Khai thông khí huyết, khôi phục sự cân bằng của khí, để cơ thể sinh ra các phản ứng tự nhiên trong việc điều trị bệnh.
  • Sử dụng châm cứu sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra một loại hormon là endorphin, được đánh giá là chất giảm đau tự nhiên giúp giảm các cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Kích thích dòng chảy của máu, làm thay đổi hoạt động của não bộ để tăng dưỡng chất cho xương khớp, giúp hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này người bệnh cần lưu ý:

  • Bấm huyệt, châm cứu yêu cầu người thực hiện có tay nghề cao, vì vậy các bạn nên lựa chọn thật kỹ cơ sở điều trị để tránh tiền mất tật mang.
  • Thông thường sẽ thích hợp với các trường hợp đau nhẹ và vừa, khi cơn đau nặng hơn mà không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đổi sang các phương pháp khác.

5.3. Sử dụng thuốc Tây y và Đông y

5.3.1. Thuốc tây y

Được sử dụng nhiều trong điều trị nội khoa, thuốc tây y chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng giãn cơ, kháng viêm và mang lại hiệu quả giảm đau một cách nhanh chóng.

Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm
Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

Các nhóm thuốc Tây y thường được sử dụng bao gồm:

  • Nhóm thuốc giảm đau: được dùng phổ biến hiện nay là Aspirin, Paracetamol, và một số NSAID… hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau trong thời gian ngắn.
  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib, Etoricoxib… giúp giảm đau ngoại vi và kháng viêm hiệu quả, thường được chỉ trong điều trị nội khoa.
  • Nhóm thuốc thần kinh: giúp bổ máu, tăng cường chuyển hóa năng lượng, lưu thông khí huyết, là các loại Vitamin B1, B6, B12
  • Thuốc tim ngoài màng cứng: Giúp giảm đau và sưng viêm ở bên trong hoặc xung quanh dây thần kinh bị khối thoát vị chèn ép gây tổn thương.
  • Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng chứa Glucosamine để hỗ trợ cho quá trình điều trị cũng như phục hồi xương khớp.

Tuy nhiên, do tồn tại nhược điểm là mang lại nhiều tác dụng phụ nên thuốc tây chỉ được khách hàng sử dụng trong các trường hợp đau cấp chứ không phải lựa chọn hàng đầu về mặt lâu dài.

5.3.2. Thuốc Đông y

Các bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm đang được rất nhiều người quan tâm. Với các nguyên liệu gần gũi, dễ kiếm, giúp bệnh nhân tự điều trị tại nhà an toàn và tiết kiệm chi phí, các bài thuốc nam sẽ mang lại hiệu quả rất lớn đối với những trường hợp bị nhẹ và vừa.

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng thuốc nam
Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng thuốc nam

Các bài thuốc được nhiều khách hàng sử dụng hiểu quả là:

Các bài thuốc từ lá lốt:

  • Lá lốt thái nhỏ rồi giã, vắt lấy nước rồi đem đun sôi với sữa bò và sử dụng.
  • Phơi héo lá lốt và đinh lăng rồi đổ 1,5 lít nước vào đun trong 10 phút và uống mỗi ngày.
  • Lá lốt thái nhỏ rồi đem rang với muối hạt sao cho nóng đến khi lá lốt tiết ra tinh dầu thì đựng hỗn hợp trong túi vải và chườm lên vùng bị đau.

Các bài thuốc từ ngải cứu:

  • Giã nát ngải cứu rồi đem đun nóng với 1 ít giấm gạo, đắp trực tiếp hỗn hợp lên vùng bị đau sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
  • Bạn cũng có thể làm tương tự với ngải cứu và rượu trắng.
  • Giã nát ngải cứu rồi vắt lấy nước, đem trộn với mật ong và uống mỗi ngày 1 lần.
  • Đun 200g ngải cứu, 2 vỏ bưởi và 1kg chanh phơi khô với 1 lít nước và uống hằng ngày.

Các bài thuốc từ xương rồng: 

Xương rồng được sử dụng để chữa bệnh có thể là xương rồng 3 cạnh, xương rồng bẹ hay xương rồng tai thỏ, còn các loại khác không sử dụng được.

  • Xương rồng bỏ hết gai, ngâm trong nước muỗi loãng 5 phút, nướng trên than hồng và đắp lên vị trí bị đau 5 – 10 phút mỗi ngày.
  • Xương rồng được bỏ gai và đập dập, trộn cùng muối hạt và sao trên chảo nóng. Cho hỗn hợp vào miếng vải mỏng và đắp lên vùng bị đau.

5.4. Sử dụng các bài tập giãn cơ

Việc sử dụng các bài tập giúp giãn cơ đối với người thoát vị đĩa đệm là vô cùng cần thiết. Các bài tập giúp giảm đau hiệu quả với các trường hợp nhẹ và vừa. Với các trường hợp nặng, việc kết hợp các bài tập với các phương pháp khác cũng mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với bình thường.


Bài tập cho người đau lưng, thoát vị đĩa đệm HIỆU QUẢ

Các bài tập tốt cho người thoát vị đĩa đệm giúp tăng cường sức mạnh các nhóm cơ vùng lưng, máu lưu thông tốt hơn, kiểm soát cân nặng và tăng cường sự linh hoạt của các khớp. Các bài tập hiệu quả thường được sử dụng bao gồm:

  • Tư thế cây cầu: tăng sự đàn hồi của cột sống cũng như hỗ trợ sửa chữa các chấn thương.
  • Tư thế rắn hổ mang: giúp cột sống khỏe mạnh và linh hoạt hơn.
  • Tư thế gập lưng: giúp cột sống được thư giãn và giảm đau hiệu quả
  • Tư thế ôm tay bó gối: giảm đau và thư giãn cột sống sau những giờ làm việc căng thẳng.
  • Bài tập nâng chân và cánh tay: tăng sự dẻo dai cho cột sống, giúp phần thắt lưng được kéo căng ra.
  • Tư thế trẻ con: giúp cột sống được kéo căng, vùng đốt sống cổ và vai được thư giãn.

Bên cạnh đó, một số động tác các bạn TUYỆT ĐỐI không làm để tránh bệnh năng thêm bao gồm:

  • Động tác vặn người
  • Động tác trồng chuối
  • Ngồi xổm
  • Uốn cong lưng
Các động tác cần tránh với người thoát vị đĩa đệm
Các động tác cần tránh với người thoát vị đĩa đệm

Trên đây là những bài tập hiệu quả cho người thoát vị đĩa đệm cũng như các động tác cần tránh. Việc điều trị là cả một quá trình chứ không phải một vài ngày. Hiệu quả từ những bài tập sẽ tới nếu như bạn chăm chỉ, thường xuyên và không bỏ cuộc.

Các bạn cũng có thể sử dụng các loại đai kéo giãn cột sống trong khi tập để tăng cường hiệu quả điều trị.

5.5. Mổ thoát vị đĩa đệm

Mổ thoát vị đĩa đệm hay phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp mà một số khách hàng quan tâm. Mặc dù đây là phương pháp hiệu quả trong điều trị, nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho người bệnh.

Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Vậy những trường hợp có thể phẫu thuật thoát vị đĩa đệm:

  • Bệnh nhân điều trị bảo tồn bằng nhiều phương pháp, hoặc liên tục trong 6 tháng không mang lại hiệu quả tích cực.
  • Bệnh tái phát sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, chỉ có phẫu thuật mới điều trị được
  • Các biến chứng nguy hiểm xuất hiện như hội chứng chùm đuôi ngựa, liệt các chi và liệt vận động cũng cần phẫu thuật kịp thời.

2 phương pháp được sử dụng trong mổ thoát vị đĩa đệm:

Mổ hở

Người bệnh được gây mê, sau đó bác sĩ xác định vị trí thoát vị, rạch 1 vết và cắt bỏ phần bao xơ cũng như phần thoát vị bị thừa ra gây chèn ép lên dây thần kinh. Ngoài ra có thể sử dụng nẹp, vít để cố định phần cột sống tổn thương.

Mổ nội soi

Ít xâm lấn và sử dụng vết rạch nhỏ hơn nhiều so với mổ hở. Mổ nội soi sẽ ít gây chảy máu, giảm thiểu tối đa các tổn thương, giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn. Tuy nhiên chi phí khá cao, cần máy móc hiện đại và bác sĩ có chuyên môn cao.

Sau khi mổ, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp cũng như việc vệ sinh vết mổ để không bị nhiễm trùng và tổn thương.

6. Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là phương châm chính xác cho hầu hết các trường hợp. Việc nắm chắc những kiến thức là vô cùng cần thiết khi bạn cảm thấy xuất hiện dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm.

Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Trong khi bệnh đau có dấu hiệu trẻ hóa thì “làm sao để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả” là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Dưới đây là những cách được CHUYÊN GIA tổng hợp, giúp phòng bệnh hiệu quả.

6.1. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Dụng cụ chữa thoát vị đĩa đệm đã không còn xa lạ với những ai bị bệnh lâu năm. Liệu có thể dùng những loại nào để PHÒNG NGỪA bệnh hiệu quả? Sự thật là chỉ có một số sản phẩm mới phù hợp cho người có nhu cầu phòng và điều trị bệnh ở mức độ nhẹ.

Những sản phẩm đai lưng và đặc biệt là đai kéo giãn cột sống đã và đang là xu hướng được quan tâm vì sự tiện lợi, hiệu quả mà nó mang lại. Cụ thể:

  • Đai lưng cột sống giúp bảo vệ, cố định khi mang vác nặng và ngồi lâu một tư thế: hãy cố gắng bảo vệ cột sống trước khi nó tổn thương và mang lại hậu quả nghiêm trọng.
  • Tránh cho cột sống khỏi những tư thế sai lệch là điều mà đai lưng có thể mang lại.
  • Tạo cảm giác an toàn mỗi khi di chuyển, vận động hay chơi thể thao.
  • Không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ và cố định cột sống, các dòng đai kéo giãn cao cấp hiện nay còn giúp nâng đỡ, giảm áp lực trực tiếp lên đĩa đệm bằng cơ thế “bơm hơi”. Điều này giúp cho bạn yên tâm hơn nhiều so với việc cố định thông thường.
Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả bằng đai kéo giãn DiskDr
Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả bằng đai kéo giãn DiskDr

Đai lưng cột sống của DiskDr là sản phẩm cao cấp và khác biệt so với các loại đai khác trên thị trường chỉ có tác dụng hỗ trợ. Đai không chỉ bảo vệ, nâng đỡ hiệu quả trong phòng bệnh mà còn là liệu pháp điều trị tại nhà phù hợp cho những người bị lâu năm không khỏi.

DiskDr được sản xuất tại Hàn Quốc và đã có mặt tại hơn 30 quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Canada và Nhật… Được nhập khẩu về Việt Nam từ 2012, các sản phẩm của DiskDr được Bộ Y tế công nhận là “Thiết bị y tế có khả năng điều trị”, mang lại niềm vui cho hàng chục ngàn khách hàng trên khắp cả nước.


Khách hàng điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả bằng đai DiskDr. 

6.2. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Việc có một chế độ ăn uống phù hợp là vô cùng cần thiết trong việc phòng bệnh thoát vị đĩa đệm. Hầu hết những trường hợp trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm đều là do chế độ ăn uống không hợp lý cũng như dùng các thực không tốt cho xương khớp.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là hết sức cần thiết
Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là hết sức cần thiết

Cụ thể:

  • Tích cực sử dụng các thực phẩm nhiều canxi, protein như sữa, thịt gà, thịt bò và các loại rau như: đậu hà lan, bông cả xanh…
  • Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và Omega 3 để ngăn chặn những tổn hại trong quá trình làm việc, hoạt động.
  • Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất cay, nóng và chất béo, dầu mỡ.
  • Thay đổi tư thế nghỉ ngơi và làm việc phù hợp: Việc loại bỏ những tư thế sinh hoạt sai lệch về BẮT BUỘC đối với những ai muốn phòng bệnh thoát vị đĩa đệm. Thêm nữa, hãy tập luyện thể thao mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe và tăng cường sức mạnh cột sống.

6.3. Tập các môn thể thao tốt cho cột sống

Đa phần các môn thể thao sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh các nhóm cơ, tuy nhiên việc vận động quá mạnh, đặc biệt là thể thao đối kháng thì không tốt cho cột sống một chút nào. Những môn thể thao rèn luyện bản thân, giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm là rất phù hợp cho những người đang tìm kiếm giải pháp phòng bệnh thoát vị đĩa đệm.

6.3.1. Bơi lội

Từ lâu bơi lội đã được biết đến là môn thể thao phù hợp nhất với những người thoát vị đĩa đệm. Bơi lội vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa mang lại những lợi ích tuyệt vời sau:

  • Giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống: dưới nước sẽ làm giảm trọng lượng cơ thể đè lên các khớp, các đốt sống và đĩa đệm
  • Giảm đau, giảm viêm: khi bơi, tim co bóp nhiều hơn, Oxi được cung cấp nhiều hơn đến khu vực bị thoát vị, giúp giảm đau và giảm viêm hiệu quả.
  • Tăng cường sự dẻo dai và bền bỉ cho toàn bộ cơ thể cũng như các khớp.
  • Việc hít thở sâu khi bơi sẽ giúp tăng cường sự vận động của hệ tuần hoàn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến đĩa đệm và các khớp xương.
Những lưu ý khi bơi lội phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Những lưu ý khi bơi lội phòng tránh thoát vị đĩa đệm

6.3.2. Tập xà đơn

Tương tự như bơi lội, tập xà đơn cũng mang lại hiệu quả lớn trong phòng ngừa thoát vị đĩa đệm:

  • Tập xà đơn giúp các khớp xương linh hoạt, dẻo dai hơn.
  • Như một liệu pháp kéo giãn tự nhiên, tập xà đơn giúp khôi phục trạng thái ban đầu của cột sống.
  • Giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh, từ đó ngăn ngừa các triệu chứng đau mỏi xuất hiện.
  • Giúp đĩa đệm có thêm không gian để hồi phục và căng phòng trở lại.

6.3.3. Đi bộ

Với những người cao tuổi, việc lựa chọn bơi lội và tập xà đơn sẽ hơi khó khăn do xương khớp và các nhóm cơ cũng không còn khỏe nữa. Do đó, lựa chọn đi bộ để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cũng là một lựa chọn không tồi. Đi bộ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích như:

  • Nuôi dưỡng cấu trúc cột sống: vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể tăng cường khả tăng tuần hoàn, vận chuyển các chất cần thiết tới sụn khớp và đĩa đệm.
  • Cải thiện tính linh hoạt của cột sống: tăng cường dẻo dai và giảm sự co cứng của các nhóm cơ.
  • Giúp xương khớp vận động nhẹ nhàng, tăng cường sự chắc khỏe của xương và giảm loãng xương hiệu quả.
Tác dụng của đi bộ trong phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Tác dụng của đi bộ trong phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Tuy nhiên cần lựa chọn thời gian cường độ luyện tập phù hợp hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất

7. Lời khuyên của chuyên gia.

Mỗi phương pháp phòng ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm đều mang lại một độ hiệu quả nhất định, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề để đưa ra phương án phù hợp.

Dù là điều trị bằng cách nào thì người bệnh cũng cần kiên trì vì không có phương pháp nào là “chữa là khỏi ngay”, nên đừng thấy khó khăn mà từ bỏ.

Quý khách hàng nên cẩn thận với các sản phẩm quảng cáo về xương khớp kiểu “cam kết chữa khỏi” hay “đảm bảo khỏi 100%” kẻo “tiền mất tật mang”. Thoát vị đĩa đệm CHẮC CHẮN không thể khỏi hoàn toàn cho dù có phẫu thuật đấy là điều không phải bàn cãi.

Vậy nên hãy lựa chọn thật kỹ trước khi lựa chọn sản phẩm phù hợp. Chúc các bạn nhiều sức khỏe, niềm vui và sớm vượt qua những cơn đau.

Rate this post

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.