Tổng hợp các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ biến chứng cao. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị thoát vị đĩa đệm từ sớm là việc làm vô cùng cần thiết giúp tăng khả năng phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
1. Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ của đĩa đệm bị nứt rách khiến cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép vào ống sống và các dây thần kinh gây ra những cơn đau đớn khó chịu cho người bệnh.
2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm thông qua các triệu chứng điển hình như:
- Xuất hiện các cơn đau nhức vùng thắt lưng hoặc cổ.
- Cơn đau lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân. Hoặc lan từ vùng cổ sang gáy qua hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay.
- Đau có thể đột ngột sau đó biến mất và hoặc đau âm ỉ trong thời gian dài.
- Đau tăng khi người bệnh ho, hắt hơi, cúi và giảm khi nghỉ ngơi.
- Có cảm giác kiến bò, tê cóng vùng bị đau.
- Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ bị rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ, hạn chế vận động, thậm chí là bại liệt.
3. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Đa phần đều xuất phát từ các nguyên nhân cơ học như chấn thương, thoái hóa tự nhiên…Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất.
- Hoạt động sai tư thế: Tư thế ngồi, mang vác vật nặng sai cách có thể làm cột sống bị chấn thương hoặc cong vẹo gây thoái hóa khớp, trật khớp và thoát vị đĩa đệm.
- Thoái hóa tự nhiên: Theo thời gian chức năng của xương khớp ngày một suy giảm. Đĩa đệm hấp thụ nước kém nên rất dễ bị khô, không còn tính đàn hồi, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, rạn nứt và có nguy cơ bị rách. Chỉ cần một lực tác động mạnh cũng có thể khiến cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài.
- Chấn thương: Tai nạn lao động hoặc giao thông, chấn thương cột sống trong quá trình luyện tập thể dục thể thao làm cho đĩa đệm bị tổn thương và dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu.
- Di truyền: Nếu bố mẹ có dấu hiệu bất thường về cấu trúc của đốt sống thì con sinh ra cũng rất dễ bị thoát vị đĩa đệm.
- Nguyên nhân khác: Thoát vị đĩa đệm có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác như béo phì, bệnh lý bẩm sinh, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, mang thai…
4. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Hiện nay để điều trị thoát vị đĩa đệm có rất nhiều phương pháp. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều phương pháp điều trị dưới đây.
4.1. Kỹ thuật điều trị bằng vật lý trị liệu
Thoát vị đĩa đệm luôn gây ra sự hạn chế nhất định cho người bệnh như: đau, khó vận động… Tập vật lý trị liệu là giải pháp tối ưu để giải quyết tình trạng này. Các kỹ thuật trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu bao gồm:
- Xoa bóp, bấm huyệt: Là liệu pháp sử dụng các bộ phận của bàn tay như ngón tay, lòng bàn tay, đốt ngón tay… để tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể giúp tăng khả năng lưu thông máu, giãn cơ và giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.
- Kéo giãn cột sống: Là liệu pháp sử dụng máy hoặc đai kéo giãn để tạo thêm khoảng cách cho đốt sống, giúp làm giảm áp lực lên nội đĩa đệm và giải phóng chèn ép cho các dây thần kinh.
- Chiếu hồng ngoại: Tia hồng ngoại có khả năng làm nóng các bề mặt mà chúng chiếu vào. Do đó, việc chiếu hồng ngoại lên các vùng bị thoát vị sẽ giúp làm nóng và giãn cơ, cải thiện tình trạng bị ứ trệ khí huyết, giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.
- Chườm nóng: Chườm nóng cũng là một cách tận dụng sức nóng để làm giãn cơ và lưu thông các mạch máu, giúp giảm đau và tăng nuôi dưỡng cục bộ.
- Liệu pháp bùn nóng: Trong bùn khoáng có chứa rất nhiều các hoạt chất có khả năng chống viêm và phòng ngừa lão hóa. Khi bệnh nhân ngâm mình trong bùn nóng, các chất này sẽ thẩm thấu qua da vào xương giúp lưu thông máu, bổ sung thêm dưỡng chất cho đĩa đệm giúp phục hồi chức năng của đĩa đệm và giảm triệu chứng đau nhức cột sống.
- Tập cơ dựng lưng (hay còn gọi là cơ dựng sống): Là các nhóm cơ chạy song song với cột sống có chức năng rất quan trọng trong việc giúp cột sống chuyển động uyển chuyển, linh hoạt. Tập cơ dựng lưng là giải pháp giúp nâng tầm khả năng vận động cho cột sống thường ứng dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh. Các bài tập cơ dựng lưng bao gồm:
- Tư thế rắn hổ mang trong yoga: Người bệnh nằm sấp, hai tay chống thẳng, đầu hướng về phía trước. Khi hít vào ngẩng đưa đầu ngửa về phía sau, lưng cong hết mức có thể. Khi thở ra đưa cơ thể về trạng thái ban đầu.
- Tập kéo xà đơn: Bệnh nhân dùng hai tay bám vào xà đơn và kéo cơ thể mình lên trên. Khi kéo chú ý giữ người thẳng để các cơ và đốt sống được kéo giãn.
- Bài tập với tường: Người bệnh đứng thẳng, sát tường, lưng chạm tường, hai chân rộng bằng vai. Từ từ trượt người thẳng xuống dưới sao cho bắp chân và cẳng chân tạo thành 1 góc 90 độ. Giữ tư thế trong khoảng 5 giây rồi trượt thẳng lên về lại vị trí ban đầu.
4.2. Kỹ thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị nội khoa thoát vị đĩa đệm chủ yếu thường được áp dụng trong các trường hợp:
- Bệnh thoát vị đĩa đệm nặng, khối thoát vị chèn ép dây thần kinh gây tổn thương nghiêm trọng nếu không cắt bỏ kịp thời sẽ gây bại liệt hoặc tàn phế suốt đời.
- Các phương pháp điều trị ngoại và nội khoa khác không cho hiệu quả trị bệnh như mong đợi.
Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị ra ngoài để giải phóng sự chèn ép cho dây thần kinh. Tuy nhiên, trong trường hợp đĩa đệm bị tổn thương nặng nề và không có khả năng phục hồi thì bắt buộc các bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo.
Với phương pháp phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo các bác sĩ sẽ dùng một vật liệu cứng bằng nhựa hoặc kim loại đặt vào giữa hai đốt sống, giúp giữ vững cấu trúc của cột sống, giảm các cơn đau mãn tính và cải thiện chức năng vận động cho bệnh nhân.
4.3. Thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm
Trên thực tế thuốc trị thoát vị đĩa đệm có rất nhiều loại. Dựa vào đặc tính của thuốc và mức độ phát triển của bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp. Dưới đây là top 4 loại thuốc đặc trị thường dùng nhất.
4.3.1. Thuốc giảm đau
Công dụng: Là các loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường như Aspirin, Paracetamol và một số NSAIDs. Với tác dụng giảm đau, các cơn đau sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Liều dùng: Paracetamol 500 mg – 1000mg/ lần tùy thể trọng, uống 4 đến 6 lần/ngày, không quá 4g/ngày.
Lưu ý: Thuốc có thể gây hại cho gan, thận và dạ dày nên người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều lượng đã quy định.
4.3.2. Thuốc kháng viêm không steroid
Công dụng: Dùng để kháng viêm và giảm đau cột sống. Các loại thuốc thường dùng là diclofenac và meloxicam.
Liều dùng:
- Diclofenac viên 25mg, 50mg, 75mg: liều 50 – 150mg/ ngày, dùng sau khi ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
- Meloxicam viên 7,5 mg: 2 viên/ngày sau khi ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày, tiêm 2- 3 lần/ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
Lưu ý: Chọn một trong các thuốc trên để sử dụng. Tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
4.3.3. Nhóm thuốc thần kinh
Vitamin nhóm B là loại thuốc giúp giảm đau và cải thiện hệ vận động cho cột sống
Công dụng: Đa phần là vitamin nhóm B như B1, B6, B12. Đây là các loại thuốc bổ thần kinh có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, tăng sinh máu giúp hệ vận động nhanh nhẹn linh hoạt hơn.
Liều dùng:
- Vitamin B1: 1,5mg/ngày
- Vitamin B6: 2mg/ngày
- Vitamin B12: 100 – 500mcg/ngày
Lưu ý: Không dùng thuốc quá liều lượng vì có thể gây sốc phản vệ, giảm trí nhớ và viêm đa dây thần kinh.
4.3.4. Thuốc tiêm ngoài màng cứng
Công dụng: Thuốc tiêm ngoài màng cứng có thường được dùng để làm giảm các cơn đau dữ dội do khối thoát vị chèn ép dây thần kinh tọa gây ra. Loại thuốc tiêm hay được bác sĩ chỉ định là corticoid.
Liều dùng: Tiêm 3 mũi/đợt, mỗi mũi cách nhau từ 3 – 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Việc tiêm thuốc phải được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín do các bác sĩ giàu kinh nghiệm tiến hành và môi trường tiêm phải vô khuẩn hoàn toàn.
5. Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Bên cạnh việc điều trị thoát vị đĩa đệm tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Bệnh nhân cũng có thể tự điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà, giúp bệnh mau chóng phục hồi và kéo dài hiệu quả điều trị hơn.
5.1. Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc phòng và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm một cách tự nhiên. Người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thức ăn như:
- Thực phẩm giàu canxi có nguồn gốc từ sữa, rau củ quả màu xanh đậm.
- Vitamin nhóm C, D, E, K và magie có trong các loại hạt ngũ cốc như hạt đậu, đỗ tương, hạt óc chó…
- Glucosamine, chondroitin có trong nước hầm xương, sụn sườn động vật.
- Omega 3 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ.
Hạn chế ăn hoặc uống các thực phẩm không tốt, gây ảnh hưởng xấu tới cấu trúc của cột sống bao gồm:
- Thịt đỏ
- Nội tạng động vật.
- Rượu bia và các chất kích thích
Xem thêm: Ăn gì chữa bệnh thoát vị đĩa đệm để hiệu quả nhất?
5.2. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm
Để làm giảm bớt các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc tây gây ra bệnh nhân cũng có thể sử dụng các bài thuốc nam được lưu truyền trong dân gian. Các bài thuốc này được điều chế từ các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên nên rất an toàn mà hiệu quả.
5.2.1. Bài thuốc từ ngải cứu
Công dụng: Trong đông y, ngải cứu là vị thuốc giúp chữa các bệnh xương khớp như thoát vi đĩa đệm rất hiệu quả. Tinh dầu ngải cứu giúp chống viêm và giảm nhanh những cơn đau nhức cột sống khó chịu.
Nguyên liệu: 300g ngải cứu và 200ml giấm gạo
Cách thực hiện: Ngải cứu đem rửa sạch giã nát rồi trộn với 200ml giấm gạo. Đem hỗn hợp này sao nóng sau đó đổ ra một chiếc khăn mỏng và bọc lại.
Cách dùng: Đắp hỗn hợp lên các vị trí bị thoát vị trong khoảng 15 phút. Thực hiện đều đặn bài thuốc này 2 – 3 tuần để thấy những cơn đau nhức thuyên giảm rõ rệt.
5.2.2. Bài thuốc từ lá lốt
Công dụng: Lá lốt có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau nhức nên thường được dùng để chữa phong thấp, thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý xương khớp khác.
Nguyên liệu: 200g lá lốt và 300ml sữa bò tươi.
Cách thực hiện: Lá lốt rửa sạch thái nhỏ, giã và lọc lấy nước cốt. Hòa nước cốt lá lốt vào sữa bò tươi đun sôi lên để uống.
Cách dùng: Mỗi ngày bệnh nhân uống 1 – 2 lần khi sữa còn ấm nóng. Uống liên tục trong 7 ngày để thấy hiệu quả trị bệnh.
5.2.3. Bài thuốc từ cây xương rồng
Công dụng: Xương rồng có tính hàn, vị đắng thường được dùng để trị bệnh về tiêu hóa và xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm.
Nguyên liệu: Nhánh cây xương rồng 3 cạnh hoặc xương rồng ông.
Cách thực hiện: Nhánh xương rồng đem rửa sạch, cắt bỏ hết gai rồi đập dập trộn đều với muối hạt. Cho hỗn hợp muối và xương rồng lên chảo sao nóng. Đổ hỗn hợp ra vải sạch bọc lại.
Cách dùng: Đắp hỗn hợp lên vùng bị thoát vị. Thực hiện liên tục đều đặn trong 2 tuần các cơn đau nhức khó chịu sẽ giảm dần.
5.3. Dùng đai kéo giãn cột sống
Dùng đai kéo giãn cột sống là một trong những giải pháp giúp điều trị bệnh tại nhà. Đai kéo giãn cột sống với lực kéo giãn phù hợp giúp gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống, làm giảm áp lực cho nội đĩa đệm từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại đai kéo giãn cột sống khác nhau, vì thế bệnh nhân nên tìm đến các dòng đai được các bệnh nhân và bác sĩ chuyên khoa xương khớp đánh giá rất cao như đai kéo giãn cột sống của DiskDr.
Đai kéo giãn cột sống của DiskDr. là dòng đai đầu tiên trên thị trường kéo giãn cột sống bằng hơi. Phương pháp này có ưu điểm hơn các loại đai truyền thống là tạo ra lực kéo rất mạnh và hạn chế được tình trạng bầm dập dưới da (Các loại đai cũ thường sử dụng thanh nẹp bằng nhôm định hình để làm thân đai, nếu dùng lâu sẽ gây bí bách khó chịu và làm da bầm dập, ửng đỏ).
Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, rất nhiều phương pháp để điều trị thoát vị đĩa đệm mới được ra đời giúp nâng tỷ lệ phục hồi bệnh cao hơn. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Việc của người bệnh là duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý đồng thời tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng và đạt kết quả cao nhất.
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop