6 Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh: gây đau đớn, mệt mỏi thậm chí có thể gây bại liệt suốt đời. Tuy nhiên, nếu người bệnh được điều trị thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu, tuân thủ đúng liệu trình thì hoàn toàn có thể chữa khỏi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số cách chữa trị thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu hiệu quả, giúp mọi người cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Xem thêm:
- 10 nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm lưng bạn cần biết
- Top 9 thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến hiệu quả
- Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng diện chẩn
1. 4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh liên quan đến xương khớp, xảy ra ở cột sống khi nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí bình thường của vòng xơ. Tương tự các bệnh khác, thoát vị đĩa đệm tiến triển chậm từ nhẹ đến nặng, mỗi giai đoạn có những biểu hiện và mức độ đau khác nhau. Theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 – Đĩa đệm bị tổn thương: Ở giai đoạn này, đĩa đệm có dấu hiệu biến dạng nhẹ, nhân nhầy vẫn nằm trong vòng bao xơ. Chính vì thế các triệu chứng ở giai đoạn này rất khó phát hiện, thường nhẹ, thoáng qua khiến người bệnh chủ quan không đi khám. Các dấu hiệu sẽ bao gồm: thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác đau nhức, mỏi lưng, cổ…
- Giai đoạn 2 – Đĩa đệm vỡ, rạn nứt: Đây là giai đoạn bao xơ có dấu hiệu phình to, trên bề mặt xuất hiện các vết rạn nứt hoặc vết rách, đĩa đệm lệch đi nhiều so với vị trí ban đầu. Bệnh nhân lúc này xuất hiện các cơn đau với mức độ, tần suất lớn hơn so với giai đoạn đầu, kèm theo cảm giác tê, châm chích xung quanh khu vực đĩa đệm bị thoát vị.
- Giai đoạn 3 – Nhân đệm tràn ra ngoài: Lúc này bệnh đã tiến triển sang mức độ nặng, bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh. Khiến người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng về cơn đau: vùng cổ, thắt lưng có thể đau dữ dội khi vận động. Các cơn đau lan ra xung quanh kèm theo tê bì tay chân, cổ vai gáy.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nhất, đau đớn nhất đối với người bệnh bởi bao xơ bị rách, vỡ nghiêm trọng, nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép tủy, rễ thần kinh, kéo theo tình trạng xơ hóa. Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau ở vùng lưng rất dữ dội, dai dẳng, bất kể ở tư thế nào, gặp nhiều khó khăn trong cử động, di chuyển, thậm chí còn có thể bị teo cơ, bại liệt.
Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là thời điểm vàng để thực hiện các can thiệp và điều trị kịp thời sẽ đem lại nhiều hiệu quả, giúp người bệnh có thể phục hồi và sinh hoạt hoàn toàn bình thường.
Nguyên tắc của điều trị thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu đó là ưu tiên điều trị bảo tồn, kết hợp việc luyện tập và sử dụng thuốc theo liệu trình nhất định. Mục đích là nhằm giảm các cơn đau, cải thiện và phục hồi cấu trúc chức năng của đĩa đệm.
Bên cạnh đó người bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh, áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế các động tác vận động sai tư thế hoặc bê vác nặng gây ảnh hưởng tới chức năng của cột sống.
2. 6 Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu
Đối với trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây:
2.1. Điều chỉnh tư thế hoạt động
Việc vận động sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, bước đầu tiên của điều trị chính là điều chỉnh tư thế hoạt động sao cho đúng nhất, hạn chế sự tiến triển nặng hơn của bệnh.
Người bệnh nên điều chỉnh tư thế đứng, ngồi, làm việc hoặc bê vác vật nặng như sau:
Tư thế đứng đúng:
- Người bệnh nên học cách đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều, cân xứng ở hai chân
- Không ưỡn bụng và thắt lưng, đảm bảo độ cong bình thường nhất của cột sống.
- Đối với phụ nữ hạn chế dùng giày hoặc guốc cao gót.
Tư thế ngồi đúng:
- Khi ngồi bạn nên lựa chọn ghế có độ cao phù hợp sao cho hai bàn chân có thể tiếp xúc sát với sàn nhà
- Lưng thẳng tựa đều vào thành ghế
- Hai chân giữ ở tư thế vuông góc với mặt đất, đảm bảo trọng lượng cơ thể dồn lên phần mông và chân.
- Có thể sử dụng một cái gối nhỏ để kê sau lưng nhằm giữ đường cong của khu vực lưng, cột sống.
Ngoài ra, bệnh nhân nên hạn chế mang vác nặng, làm việc sai tư thế trong một thời gian dài vì như thế sẽ khiến bệnh tiến triển và gặp nhiều khó khăn trong điều trị.
2.2. Phương pháp kéo nắn xương khớp
Nguyên tắc của phương pháp kéo nắn xương khớp dựa trên các tác động trực tiếp lên cột sống với một lực phù hợp nhằm đưa khớp xương bị lệch trở về vị trí ban đầu. Đồng thời quá trình nắn chỉnh xương khớp kích thích cơ thể sản sinh ra hormon giảm đau endorphin giúp người bệnh cải thiện triệu chứng.
Kéo nắn xương khớp được xem là một phương pháp điều trị cơ bản, không dùng thuốc nhưng vẫn vô cùng hiệu quả với tác dụng:
- Giảm đau nhức: Nhờ các lực tác động vào, làm giảm áp lực của bao xơ, nhân nhầy, các cơ quan được kéo giãn, tăng cường nuôi dưỡng cục bộ và giúp làm giảm cơn đau một cách đáng kể.
- Giúp bệnh nhân vận động một cách dễ dàng. Đồng thời cải thiện cấu trúc và chức năng của đĩa đệm vừa chớm hư tổn, chưa xơ hóa được thu nhỏ, trở lại vị trí ban đầu, phục hồi lại hình dáng bình thường của đĩa đệm, cột sống.
Hiện nay để kéo giãn cột sống, người bệnh có thể sử dụng giường kéo giãn cột sống, ghế kéo giãn cột sống hoặc đai kéo giãn cột sống. Trong 3 công cụ này thì đai kéo giãn cột sống được nhiều bệnh nhân ưu tiên lựa chọn hơn cả bởi sự tiện lợi, có thể điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện, các cơ sở y tế chuyên môn.
Trên thị trường có nhiều loại đai kéo giãn cột sống, trong đó có dòng đai kéo giãn cột sống DiskDr. được các bác sĩ khuyên dùng. Đây là dòng sản phẩm xuất xứ từ Hàn Quốc đã được Bộ y tế xác nhận là thiết bị y tế loại A có tác dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng đai kéo giãn cột sống của DiskDr. có khả năng gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống đến 3mm giúp giãn cơ, lưu thông máu, giảm đau hiệu quả.
2.3. Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu
Châm cứu
- Là phương pháp phổ biến thường áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhẹ.
- Phương pháp châm cứu sử dụng kim châm vào các huyệt ở cột sống nhằm tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện triệu chứng, giúp giảm đau hiệu quả.
- Tuy nhiên, phương pháp châm cứu đòi hỏi người có chuyên môn, thao tác hết sức chuẩn xác, đúng vị trí các huyệt đạo.
Xoa bóp, bấm huyệt
- Là phương pháp sử dụng ngón tay, bàn tay tác động lên huyệt đạo, da thịt và gân khớp của bệnh nhân giúp kích thích lưu thông khí huyết, giãn mạch giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
- Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, cần thao tác nhẹ nhàng tránh tác động quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến cột sống, có thể làm bệnh thêm nặng, gây khó khăn trong điều trị
2.4. Chữa thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu bằng Đông Y
Chữa thoát vị bằng các thảo dược là lựa chọn của khá nhiều bệnh nhân. Phương pháp điều trị bằng Đông Y nhìn chung khá lành tính, giúp giảm đau và cải thiện tốt các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên đòi hỏi người bệnh phải thực hiện kiên trì và tuân thủ nghiêm túc.
Bệnh nhân có thể tham khảo một số cách như sau:
2.4.1. Bài thuốc từ lá lốt
Theo Đông Y, lá lốt có vị cay, tính ấm giúp khu phong, trừ thấp, giảm đau, chống ứ trệ khí huyết. Trong lá lốt chứa nhiều tinh dầu piperin, piperolin giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, thường được dùng để chữa thấp khớp, đau răng, tê bì tay chân, viêm khớp và cả bệnh thoát vị đĩa đệm.
Chuẩn bị: 1 bát muối hột, 1 nắm lá lốt.
Tiến hành:
- Lá lốt rửa sạch, để ráo cho vào chảo rang cùng với muối hột
- Cho đến khi lá lốt héo lại, tiết ra tinh dầu thì đổ ra
Cách sử dụng:
- Dùng một miếng vải sạch, bọc hỗn hợp trên lại chườm ngay vào chỗ bị thoát vị.
- Giữ trong vòng 15 phút, sẽ xoa dịu giảm đau nhanh chóng. Nên thực hiện lặp lại 2-3 lần hằng ngày.
2.4.2. Bài thuốc bằng lá ngải cứu
Ngải cứu có vị đắng, tính ấm có tác dụng ôn kinh tán hàn, giúp giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm và điều hòa khí khuyế. Đây là loài thảo dược cực kì tốt cho xương khớp, có khả năng cải thiện chứng đau lưng, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Chuẩn bị: 300g lá ngải cứu tươi, 200ml dấm gạo
Tiến hành:
- Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi trộn đều cùng với dấm gạo
- Đun nóng cho đến khi hỗn hợp sệt lại, cho vào miếng bông vải sạch, bọc lại.
Cách sử dụng:
- Đắp lên vùng lưng, cổ bị thoát vị khoảng 10 phút.
- Tiếp tục làm nóng và tiến hành đắp như cũ.
- Bạn nên áp dụng từ 1-2 tháng, cơn đau thoát vị sẽ được cải thiện rõ rệt.
2.4.3. Bài thuốc bằng xương rồng
Theo Đông y, xương rồng có vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, có hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh, trị mụn nhọt, lở loét và làm thuốc nhuận tràng cho người táo bón.
Chuẩn bị: 2-3 nhánh xương rồng, 1 nắm muối hạt
Tiến hành:
- Xương rồng rửa sạch, loại bỏ cạnh chứa gai nhọn, đem đập dập, trộn cùng muối hạt.
- Sao hỗn hợp này trên chảo nóng, rồi bọc lại trong khăn vải sạch.
Cách sử dụng:
- Đắp trực tiếp lên vùng bị thoát vị.
- Lưu ý nhiệt độ ở mức vừa phải, để tránh bỏng da.
- Nên thực hiện đều đặn hằng ngày, sau 2 tuần các cơn đau và triệu chứng bệnh sẽ cải thiện đáng kể.
2.5. Điều trị bằng thuốc Tây Y
Thông thường, bác sĩ kết hợp điều trị bằng nhóm thuốc giảm đau, giãn cơ cùng với thuốc chống động kinh nhằm tăng cường hiệu quả, giảm thiểu tác dụng không mong muốn của thuốc. Người bệnh nên tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc, tự điều trị, vì có thể gia tăng tình trạng bệnh hoặc gây ảnh hưởng tới dạ dày của bệnh nhân.
Các nhóm thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm:
- Thuốc giảm đau – kháng viêm NSAIDs: paracetamol, diclofenac, meloxicam…
- Thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal… sử dụng trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống.
- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12
- Thuốc tiêm ngoài màng cứng: corticoid
2.6. Tập thể dục
Người bệnh cũng có thể thực hiện một vài động tác thể dục như sau nhằm cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm
Đi bộ
- Đây là bài tập khá đơn giản và hầu như mọi người đều có thể tập luyện hằng ngày với 30 – 45 phút buổi sáng hoặc chiều.
- Lưu ý, người bệnh nên giữ tư thế chuẩn đầu thẳng hướng phía trước, lưng thẳng, vai và cánh tay để thoải mái, đánh tay tự nhiên.
Tập yoga
Các bài tập yoga cải thiện rất nhiều đối với các vấn đề ở lưng, trong đó có thoát vị đĩa đệm
- Giúp kích thích tuần hoàn, tăng cường dưỡng chất tới cơ, mô mềm ở thắt lưng
- Đồng thời giúp các cơ được kéo giãn và thoải mái
- Thúc đẩy tính linh hoạt và nhạy bén của các xương khớp.
Bơi lội
- Đây là môn thể thao khá an toàn, giảm thiểu nguy cơ chấn thương cột sống.
- Tuy nhiên, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên bơi ở mức vừa phải, dành ra 20-30 phút mỗi ngày, không nên bơi quá sức, quá lâu ảnh hưởng tới cột sống và đĩa đệm.
Bên cạnh đó người bệnh tránh tập bài tập liên quan tới chạy bộ, tập gym, vặn mình, ngồi xổm hoặc những thao tác ảnh hưởng đến cấu trúc đĩa đệm, cột sống và dây thần kinh quanh khu vực này.
Ngoài kết hợp các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu kể trên, bệnh nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, kiểm soát cân nặng tốt, và duy trì các thói quen sinh hoạt khoa học thì mới có thể điều trị hiệu quả nhất.
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop