Điều trị sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Điều trị sau khi mổ thoát vị đĩa đệm là việc làm rất cần thiết giúp phục hồi bệnh nhân nhanh chóng phục hồi bệnh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm không mong muốn. Vậy có những phương pháp điều trị sau mổ thoát vị đĩa đệm nào, cách thức thực hiện ra sao. Mời bệnh cùng tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây

1.Biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng

Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia đánh giá là có tỷ lệ thành công khá cao. Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể vận động và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, cũng giống như bất cứ hình thức phẫu thuật cột sống nào khác, phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm cũng ẩn chứa nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm như:

1.1 Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một trong những biến chứng thường gặp sau mổ thoát vị đĩa đệm. Nhiễm trùng có thể xảy ra tại vùng da của vết mổ, bên trong đĩa đệm hoặc bất cứ vị trí nào liên quan đến đĩa đệm như tủy sống xung quanh các dây thần kinh…

  • Nếu nhiễm trùng xảy ra ở bên ngoài vết mổ: Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Nếu nhiễm trùng xảy ra ở bên trong: Bệnh nhân sẽ phải tiến hành phẫu thuật lần hai để khắc phục tình trạng này. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng sẽ phải dùng thêm thuốc kháng sinh để đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh.

1.2 Thoát vị đĩa đệm tái phát lại

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm hoàn toàn. Phẫu thuật cũng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời vì sau phẫu thuật một thời gian bệnh vẫn có thể tái phát trở lại.

Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể bị tái phát lại

Theo thống kê có khoảng 10 – 15% bệnh nhân bị tái phát lại trên cùng một đĩa đệm. Thời điểm tái phát có thể là sau phẫu thuật khoảng 6 tuần hoặc bất cứ lúc nào nếu bệnh nhân không được điều trị và chăm sóc tốt sau phẫu thuật.

Việc tái phát lại bệnh sẽ khiến cho quá trình điều trị gặp phải nhiều khó khăn hơn, đồng thời tỷ lệ phục hồi bệnh rất thấp.

1.3 Đau dai dẳng

Quá trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể khiến các dây thần kinh quanh tủy sống bị tổn thương. Thêm nữa, các mô sẹo có thể phát triển xung quanh các dây thần kinh này dẫn đến tình trạng đau nhức giống như khi chưa phẫu thuật.

Các cơn đau dai dẳng, triền miên, khiến sức khỏe và tinh thần của người bệnh bị suy giảm. Chính vì vậy, sau phẫu thuật bệnh nhân nên được chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng để hạn chế những biến chứng không mong muốn xảy ra.

2. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà bệnh nhân sẽ có chế độ chăm sóc phù hợp.

2.1. Giai đoạn đầu: Sau mổ 1-2 ngày

Sau mổ từ 1 – 2 ngày, thể trạng của người bệnh còn rất yếu nên không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, đi lại, vệ sinh. Do đó, trong 24 giờ đầu, bệnh nhân rất cần có sự hỗ trợ của người nhà và điều dưỡng viên.

Ở giai đoạn này, các bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch, tiêm kháng sinh…để giảm đau cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra sau phẫu thuật.

Sau mổ 1 – 2 ngày bệnh nhân sẽ được tiêm kháng sinh để giảm đau

Bệnh nhân và người nhà cũng nên lưu ý, do vết mổ còn mới nên sẽ có hiện tượng rỉ máu xảy ra. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chấm dứt sau đó vài ngày. Nếu sau vài ngày vẫn thấy máu chảy, người nhà bệnh nhân nên thông báo ngay cho bác sĩ chịu trách nhiệm phẫu thuật chính để có biện pháp xử lý kịp thời.

2.2. Giai đoạn sau mổ thoát vị đĩa đệm 4 – 5 ngày

Sau mổ thoát vị đĩa đệm 4 – 5 ngày các vết mổ có dấu hiệu lành trở lại, đồng thời sức khỏe của người bệnh cũng tốt dần lên. Lúc này, bệnh nhân được phép vận động một cách nhẹ nhàng theo chỉ dẫn để các bác sĩ đánh giá và theo dõi khả năng hồi phục của bệnh.Nếu kết quả hồi phục tốt, bệnh nhân có thể được xuất viện về nhà. Ngược lại, nếu kết quả xấu, bệnh nhân sẽ phải tiếp tục ở lại viện để theo dõi và điều trị sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.

Hai bài tập mà bệnh nhân thực hiện trong giai đoạn này chính là đứng lên và ngồi xuống.

  • Đứng lên: Ở tư thế nằm bệnh nhân co chân lại, nghiêng người sang một bên và chống hai tay xuống giường để đẩy người ngồi dậy. Sau khi ngồi được dậy, bệnh nhân bước xuống giường và tập đứng thẳng.
  • Nằm xuống: Bệnh nhân ngồi xuống giường, nghiêng người sang một bên, chống tay và từ từ hạ người xuống giường.
Bài tập nằm dành cho bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm

Lưu ý: Bệnh nhân không nên đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế.

2.3. Giai đoạn sau mổ thoát vị 1-2 tháng

Theo đánh giá của các chuyên gia, 1 – 2 tháng là khoảng thời gian vết mổ có thể lành hẳn và tốc độ hồi phục của bệnh rất nhanh. Muốn được như vậy, ngoài dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị thì bệnh nhân cần phải có chế độ ăn hợp lý để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và đĩa đệm.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm 1 – 2 tháng bệnh nhân có thể đi bộ nhẹ nhàng

Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu tập luyện thêm một số bài tập nhẹ nhàng như tập co chân, đi bộ… để tăng cường lưu thông khí huyết, giúp các khớp xương trở nên linh hoạt hơn và rút ngắn thời gian điều trị.

2.4. Giai đoạn sau mổ từ 3-6 tháng

Từ 3 – 6 tháng là giai đoạn bệnh hồi phục gần như bình thường. Lúc này, người bệnh có thể trở lại nhịp sống sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân có thể tham gia một số môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, bơi lội. Không những thế, đến tháng thứ 6 nếu cột sống ổn định, người bệnh có thể chơi được hầu hết các môn thể thao. Tuy nhiên, nên tránh chơi các bộ môn có tác động mạnh đến cột sống như leo núi, chạy nhanh, bóng chày, bóng chuyền, võ thuật đối kháng… vì có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Phương pháp điều trị sau mổ thoát vị đĩa đệm

Rất nhiều bệnh nhân lầm tưởng rằng chỉ cần mổ thoát vị đĩa đệm xong là có thể giải quyết được bệnh. Trên thực tế việc điều trị vẫn phải tiếp tục ngay cả sau khi quá trình mổ kết thúc. Dưới đây là một số phương pháp điều trị sau mổ thoát vị đĩa đệm phổ biến

3.1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn được đánh giá rất cao trong việc phục hồi chức năng đĩa đệm sau phẫu thuật. Các bài tập vật lý trị liệu giúp co giãn và làm tăng sự đàn hồi của cơ bắp, giúp xương khớp dẻo dai hơn, từ đó giúp người bệnh mổ thoát vị đĩa đệm nhanh chóng bình phục và trở lại sinh hoạt như bình thường.

Tập vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng cho đĩa đệm

Tập vật lý trị liệu có thể tiến hành ngay sau mổ nửa ngày. Khi thực hiện tập vật lý trị liệu bệnh nhân cũng cần lưu ý:

  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu 2 – 3 ngày/ lần.
  • Không nên tập luyện quá sức, nếu thấy mệt thì dừng lại.
  • Tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của kỹ thuật viên để đảm bảo an toàn.

3.2. Tập thể dục

Các bài tập thể dục giúp các khớp xương vận động linh hoạt hơn, đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và hạn chế được tình trạng bệnh tái phát lại.

Thông thường bệnh nhân nên tập thể dục ở giai đoạn 1 – 2 tháng sau phẫu thuật vì đây là giai đoạn cột sống của bệnh nhân bắt đầu ổn định dần.

Một số bài tập thể dục mà bệnh nhân nên tập luyện mỗi ngày là: đi bộ, yoga, dưỡng sinh…

Lưu ý:

  • Mỗi ngày bệnh nhân nên dành khoảng 30 phút sáng chiều để thực hiện các bài tập thể dục sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.
  • Lúc mới tập, bệnh nhân nên tập nhẹ nhàng và khi thấy đau nên dừng lại. Sau đó, tăng dần cường độ mỗi bài tập để tăng sức chịu đựng cho cơ và khớp xương.

3.3. Nghỉ ngơi

Tuần đầu tiên sau phẫu thuật bệnh nhân nên nằm im nghỉ ngơi, nếu có vận động thì thực hiện các bài tập trị liệu nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của bác sĩ để cột sống không bị tác động lực, đảm bảo an toàn cho đĩa đệm. Các tuần tiếp theo, , bệnh nhân cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi giúp cơ thể phục hồi sức khỏe.

3.4. Chế độ dinh dưỡng

Đối với bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho sụn khớp, giúp bảo vệ đầu xương và đĩa đệm từ đó đẩy nhanh được quá trình hồi phục cho bệnh nhân.

Bệnh nhân nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm như

  • Thực phẩm giàu vitamin D và canxi: sữa, tôm cua, hàu, nấm, đậu nành, lòng trứng, ngũ cốc…
  • Thực phẩm giàu Omega 3: cá ngừ, cá mòi và cá hồi
  • Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin: xương sườn, sụn bò, sụn bê…
  • Rau xanh: su hào, rau bí, rau muống, rau dền, rau cải, súp lơ…
  • Trái cây tươi: Bơ, dâu tây, dưa hấu, táo, nho, bưởi, cam
  • Các loại thịt: lợn, thịt gà, thịt vịt…
Những thực phẩm người thoát vị đĩa đệm nên ăn

Bệnh nhân cần hạn chế ăn các món ăn có hại cho vết mổ như

  • Thịt đỏ: thịt trâu, thịt bò, thịt dê…
  • Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn: thịt hộp, cá đóng hộp…
  • Thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặt
  • Thực phẩm giàu omega 6
  • Chất kích thích: bia, rượu, cà phê, nước ngọt có ga.

Tìm hiểu thêm:

3.5. Đeo đai lưng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng đai lưng để phục hồi chức năng của đĩa đệm sau phẫu thuật. Các công dụng chủ yếu của loại đai này bao gồm:

  • Cố định cột sống: Giúp hạn chế lực tác động lên vùng vừa phẫu thuật, giảm tổn thương cho cột sống
  • Kéo giãn cột sống: Nới rộng khoảng cách đĩa đệm, giúp bệnh nhân dễ dàng thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
  • Nắn chỉnh cột sống: Giúp định hình cột sống sau phẫu thuật.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đai lưng khác nhau. Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bệnh nhân nên lựa chọn mua đai của các thương hiệu uy tín. Một trong những dòng đai lưng được nhiều bệnh nhân và bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng đó chính là DiskDr.

Đai kéo giãn cột sống DiskDr. – sản phẩm số 1 giúp hỗ trợ phục hồi chức năng đĩa đệm cột sống sau phẫu thuật
  • DiskDr. là dòng đai lưng chất lượng số 1 của Hàn Quốc trong hơn 20 năm qua.
  • Đây là dòng đai đầu tiên trên thị trường ứng dụng công nghệ kéo giãn cột sống bằng hơi, giúp lực kéo mạnh và gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống một cách tối đa.
  • Ngoài khả năng kéo giãn, DiskDr. cũng giúp cố định và nắn chỉnh cột sống, giúp định hình cột sống theo đường cong sinh lý tự nhiên sau phẫu thuật.
  • DiskDr. được khuyên sử dụng sau 3 tháng kể từ khi phẫu thuật cột sống.
  • Tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện 103, Bệnh viện Quân đội 108, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên dùng các loại đai này để hỗ trợ việc điều trị sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.

4. Lưu ý sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Sau mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

  • Hạn chế làm các công việc nặng nhọc, tránh mang vác vật nặng bằng vai, lưng.
  • Không chơi các môn thể thao với cường độ mạnh nhất là khi vết thương chưa lành hẳn.
  • Khi đi xe máy, ngồi tàu xe, nên sử dụng đai lưng để giảm xóc cho đĩa đệm, tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
  • Nằm ngủ ở tư thế thoải mái, tránh nằm một tư thế quá lâu.
  • Những tuần đầu sau mổ không nên ngồi quá lâu từ 20 – 30 phút. Khi ngồi nên ngồi ở tư thế vững chãi, có điểm tựa và phải thay đổi tư thế thường xuyên.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan, tránh lo nghĩ nhiều gây mệt mỏi, làm bệnh trầm trọng hơn.

Trên đây là các phương pháp điều trị sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Nhìn chung, để thời gian bình phục sau mổ nhanh bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị đã đề ra. Song song với đó nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo âu kéo dài. Khi bệnh tình hồi phục bệnh nhân sẽ sớm trở lại được với công việc bình thường.

 

Rate this post

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.