Top 7 phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất năm 2022
Mục tiêu điều trị của bệnh nhân là làm sao cho các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm giảm đi sau một thời gian áp dụng. Để đạt được mục tiêu này, mỗi người bệnh sẽ có một kế hoạch điều trị khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc và mức độ của các cơn đau. Người bệnh có thể sử dụng một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp với nhau để chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp phổ biến nhất hiện nay trước khi đưa ra quyết định cho bản thân nhé.
1. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu được coi là phương pháp được ưu tiên hàng đầu hiện nay trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn và không sử dụng thuốc, vô cùng an toàn cho cơ thể. Phương pháp vật lý trị liệu thường áp dụng cho người thoát vị đĩa đệm chính là kéo giãn cột sống.
Chữa đau lưng bằng vật lý trị liệu có hiệu quả?
1.1. Kéo giãn cột sống
- Giúp nới rộng khoảng cách của các đốt sống với nhau, tạo không gian cho đĩa đệm được phục hồi và trở về vị trí ban đầu.
- Giúp dây thần kinh bị chèn ép được giải phóng, hiện tượng đau mỏi sẽ vì thế mà chấm dứt.
- Giúp cột sống trở về đường cong sinh lý bình thường.
Có 2 cách kéo giãn cột sống phổ biến hiện nay:
- Kéo giãn cột sống bằng đai kéo giãn
Sử dụng tại nhà, tại cơ quan với lực kéo giãn vừa phải. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại mà vẫn đảm bảo độ hiệu quả. Tuy nhiên trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nhái và kém chất lượng, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ để mua được những sản phẩm hiệu quả cho bản thân.
- Kéo giãn cột sống bằng máy
Đa số sử dụng ở các bệnh viện, phòng vật lý trị liệu với lực kéo giãn mạnh mẽ. Mỗi lần từ 15-30 phút dưới sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ và người có chuyên môn cao.
Xem thêm:
- Cảnh báo các loại đai kéo giãn có nguồn gốc từ Trung Quốc
- Cách phân biệt đai kéo giãn cột sống CHÍNH HÃNG
Phương pháp kéo giãn cột sống bằng đai có thể thực hiện tại nhà mà vẫn mang lại tích cực. Trên thị trường có nhiều loại đai lưng, người bệnh có thể lựa chọn loại đai kéo giãn cột sống chất lượng như sản phẩm của thương hiệu DiskDr đã được Bộ y tế cấp phép xác nhận là thiết bị y tế loại A trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
Đai kéo giãn dùng tốt không?
1.2. Xoa bóp
Các động tác massage sử dụng ngoại lực để tác động lên các điểm cơ bị chèn ép, giúp thư giãn cơ, mang lại tác dụng lưu thông máu, kích thích dưỡng chất đến vị trí bị tổn thương, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Người bệnh có thể lựa chọn việc đến các địa chỉ massage uy tín hoặc thực hiện tại nhà.
Khi làm tại nhà, lưu ý không xoa bóp mạnh mà chỉ nên nắn bóp nhẹ nhàng khu vực các điểm quanh vùng thắt lưng bị đau.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp hiệu quả
1.3. Chiếu hồng ngoại
Phương pháp chiếu hồng ngoại là sử dụng sức nóng của tia hồng ngoại chiếu vào vị trí bị thoát vị. Mục đích là để làm giãn cơ, tăng khả năng lưu thông máu, tăng chuyển hóa chất dinh dưỡng tại chỗ, giúp giảm đau hiệu quả.
1.4. Chườm nóng
Phương pháp chườm nóng dựa vào nhiệt độ cao để giúp giải phóng sự chèn ép cho các dây thần kinh tọa. Khi cơ thể được chườm nóng cũng có tác dụng làm giãn đốt sống và tăng cường lưu thông máu. Nhờ vậy, các khớp sụn được cung cấp những dưỡng chất cần thiết.
Bạn chỉ cần sử dụng muối hoặc gạo rang nóng, bọc trong khăn mềm và đắp vào vùng bị thoát vị đĩa đệm cho tới khi hết nguội. Thực hiện hàng ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.
1.5. Liệu pháp suối khoáng
Trong nước suối khoáng có chứa nhiều ion mạnh, muối, kim loại với nhiều tác dụng quý. Khi được ngâm mình trong nước suối khoáng, cơ thể sẽ được loại bỏ bớt độc tố để tăng cường sự lưu thông máu. Phương pháp điều trị này giúp tăng cường sức đề kháng để điều trị bệnh từ nguyên căn và phòng bệnh tự nhiên.
1.6. Bùn nóng
Bùn nóng sử dụng để tắm là loại bùn khoáng có trong tự nhiên từ sự thay đổi của địa chất. Bùn khoáng có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và cacbonat natri solic vì thế khi tắm bùn nóng giúp những hoạt chất sẽ thẩm thấu vào da và bổ sung khoáng chất.
Đặc biệt, đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, bùn nóng có thể ngăn chặn sưng viêm, giúp dịu được cơn đau nhanh chóng.
1.7. Paraphin
Paraphin là hỗn hợp có nhiệt dung cao nên có thể truyền nhiệt cho cơ thể một lượng nhiệt lớn.
- Trong thời gian dài, cơ thể được tiếp xúc với nhiệt và truyền vào tương đối sâu sẽ kích thích cơ thể tiết mồ hôi. Lượng nhiệt này sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết và điều hòa chức năng thần kinh.
- Với bệnh thoát vị đĩa đệm, Paraphin có công dụng giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả.
1.8. Tập cơ dựng lưng
- Những bệnh nhân gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng thường gặp phải những cơn đau nhức dai dẳng.
- Tập cơ dựng lưng có thể giúp điều trị hiệu quả bệnh nếu được thực hiện đều đặn 30 phút mỗi ngày.
- Các bài tập cơ dựng tiêu biểu như: tư thế con mèo, tư thế ép chân xuống sàn, tư thế ôm gối sát ngực,…
2. Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
2.1. Thuốc Tây y
2.1.1. Nhóm thuốc giảm đau từ hoạt chất Paracetamol
Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh khó chịu bởi những cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội hành hạ kéo dài. Lúc này, để giảm đau nhanh chóng, chúng ta có thể sử dụng nhóm các loại thuốc giảm đau bào chế từ hoạt chất Paracetamol.
- Các chế phẩm được bào chế từ hoạt chất này như Efferalgan, Panadol,Tylenol,…
- Sau khoảng 30 phút khi uống, thuốc đã có thể khống chế cơn đau đáng kể. Hiệu quả của thuốc có thể kéo dài từ 4-6h. Thông thường, liều lượng sử dụng là từ 500-1000mg/lần tùy thể trọng người bệnh.
2.1.2. Thuốc chống viêm không Steroid
Thuốc chống viêm không Steroid là loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm không có cấu trúc steroids. Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm gây đau nhức hoặc viêm nhiễm thì cần sử dụng những loại thuốc thuộc nhóm này.
Thông thường, các loại kháng viêm không steroid được sử dụng nhiều là aspirin, ibuprofen, diclofenac, naproxen. Thuốc được sử dụng dưới dạng uống, tiêm, bôi tại chỗ. Tùy từng loại thuốc khác nhau mà cách sử dụng sẽ khác nhau.
2.1.3. Thuốc nhóm thần kinh: Chủ yếu là các vitamin nhóm B
Các thuốc nhóm thần kinh mà chủ yếu là các loại vitamin B có tác dụng tốt cho xương khớp. Một số loại vitamin nhóm B chủ yếu được sử dụng để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm là:
- Vitamin B1: Có tác dụng giúp thần kinh ổn định và tăng sự chắc khỏe của xương khớp. Loại vitamin này sẽ tăng cường chuyển hóa để hấp thu dinh dưỡng, bổ thần kinh, bổ máu.
- Vitamin B6: Vitamin này có vai trò quan trọng trong phản ứng tạo ra tế bào máu, giúp tăng cường máu để nuôi xương khớp.
- Vitamin B12: Vitamin B12 giúp ổn định chức năng của vùng dây thần kinh đã bị đĩa đệm thoát vị chèn ép.
2.1.4. Thuốc tiêm ngoài màng cứng
Tiêm ngoài màng cứng là phương pháp giúp giảm đau nhanh chóng và kiểm soát hiệu quả các triệu chứng.
Mang lại tác dụng nhanh song việc sử dụng thuốc tiêm ngoài màng cứng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người bệnh không thể tự ý thực hiện tại nhà mà cần thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín.
Xem thêm: 6 thông tin hữu ích về tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm
2.2. Thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y được dân gian áp dụng từ lâu cho thấy những hiệu quả đáng kể khi điều trị thoát vị đĩa đệm. Những bài thuốc phổ biến từ các loại cây thuốc là:
2.2.1. Ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng tăng cường lưu thông máu đến xương khớp, giảm đáng kể triệu chứng đau do thoát vị gây ra.
Cách thực hiện:
- Dùng 100g ngải cứu rửa sạch để ráo nước sau đó sao khô trên chảo.
- Khi lá đã săn lại và ngả vàng, thêm muối trắng vào đảo đều. Dùng khăn sạch bọc ngải cứu lại và đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm.
- Để yên trong 30 phút, ngày thực hiện 1 lần.
2.2.2. Lá lốt
Lá lốt theo đông y có tác dụng giảm đau và giảm viêm cho các bệnh xương khớp hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lá lốt đem rửa sạch để ráo nước. Thái nhỏ và vắt lấy nước cốt.
- Hòa nước cốt lá lốt với sữa bò đun nóng uống ngày 1-2 lần trong 1 tuần.
2.2.3. Rễ xấu hổ
Rễ cây xấu hổ có tác dụng làm tăng cường lưu thông khí huyết, thông kinh hoạt lạc. Khi các kinh huyệt được lưu thông, những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ giảm đáng kể.
Cách thực hiện:
- Dùng rễ cây xấu hổ rửa sạch và phơi khô.
- Dùng 120g rễ khô đem tẩm cùng rượu trắng và sao khô.
- Rễ đã sao vàng đem sắc cùng 4 bát nước tới khi còn 1 bát. Chắt lấy nước uống ngày 2 lần liên tục trong 1 tuần.
2.2.4. Đinh lăng
Đinh lăng giúp giảm đau nhức vùng bị thoát vị đĩa đệm và tăng cường sức khỏe cho gân cốt.
Cách thực hiện:
- Dùng 30g rễ đinh lăng rửa sạch thái lát sắc với 3 bát nước tới khi chỉ còn 1 bát. Thực hiện 3 lần và trộn đều 3 bát thuốc.
- Đổ 3 bát thuốc lại sắc cho ấm, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Uống trong 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu
Châm cứu là phương pháp dùng kim để tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể. Từ đó kích thích cơ thể phản ứng. Châm cứu mang đến tác dụng nhờ khả năng tăng cường tuần hoàn máu và cân bằng khí huyết, giúp làm giảm hiệu quả các cơn đau do thương tổn.
Các phương pháp châm cứu thường dùng là: cứu ngải, thủy châm, điện châm…
Ưu điểm:
- Giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng đau nhức kéo dài.
- Hầu như an toàn và không có tác dụng phụ.
Nhược điểm:
- Phát huy tác dụng chậm, người bệnh phải thực hiện kiên trì sau 1 thời gian.
- Cần phải tìm địa điểm châm cứu có tay nghề để tránh nguy cơ biến chứng.
4. Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp bấm huyệt dựa vào những điểm huyệt tương ứng trên cơ thể để tăng cường tuần hoàn máu, chống viêm, kéo giãn phần cơ thắt. Những rễ thần kinh bị chèn ép sẽ được giải phóng giúp đĩa đệm dần dần về vị trí bình thường.
6 huyệt chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến được thực hiện là:
- Huyệt thắt lưng: Huyệt ở vị trí này gọi là B – 23 và B – 47.
- Huyệt ở hông và mông: Ở huyệt mông, người bệnh sẽ được bấm huyệt tại vị trí B – 38 là huyệt G – 30.
- Bấm huyệt ngón cái, ngón trỏ: Là huyệt hợp cốc hay huyệt LI – 4.
- Bấm huyệt quanh khuỷu tay: Huyệt LU – 6 nằm ở trước cánh tay, cách vùng cổ tay 3-4 inch.
- Huyệt bàn chân: Huyệt nằm ở ngón cái và ngón chân thứ 2.
- Huyệt nằm phía sau đầu gối: Ở vị trí này, điểm huyệt là B – 54 các gối khoảng vài inch.
2 bước bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm lưng như sau:
Bước 1: Dùng bàn tay để làm mềm giãn các vùng cơ bằng cách day, lăn và bóp.
Bước 2: Tác động lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm bằng cách:
- Ấn-day-xoay: Dùng phần mô ở ngón tay cái xoay theo chiều kim đồng hồ ở các huyệt thận dụ, đại trường du, giáp tích L1 – S1. Thực hiện 3-5 phút/lần.
- Bấm các huyệt: Bấm huyệt giáp tích L1 – S1, thận du, đại trường du, cách du, a thị huyệt.
- Nắn chỉnh địa đệm bị thoát vị: Dùng ngón tay cái ấn vùng huyệt theo nguyên tắc nghịch hướng ở vị trí đĩa đệm thoát vị.
Lưu ý: Việc bấm huyệt cần được thực hiện bởi các bác sĩ Đông y giàu kinh nghiệm, bạn không nên tự thực hiện tại nhà.
5. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị bảo tồn trên không mang đến hiệu quả sau 6 tuần hoặc tình trạng bệnh gây đau quá mức, gây tê liệt do chèn ép dây thần kinh…
Các phương pháp phẫu thuật hiện đang được áp dụng là:
- Phẫu thuật mở: Phương pháp này sẽ lấy bỏ đi phần nhân thoát vị đã chèn ép dây thần kinh. Trong khi mổ có thể sử dụng sự hỗ trợ của kính hiển vi.
- Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật nội soi cột sống, lấy bỏ nhân thoát vị. Phương pháp nội soi ít xâm lấn, không tạo ra vết thương. Nhờ vậy, bệnh nhân không bị mất máu, có thời gian phục hồi nhanh hơn. Độ biến chứng hiếm gặp và độ an toàn của phẫu thuật nội soi cao.
Xem thêm: Mổ thoát vị đĩa đệm | Nên hay không nên?
6. Các phương pháp tập luyện chữa thoát vị đĩa đệm
6.1. Tập Yoga
Các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm tác động nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giúp giảm đau và hỗ trợ đĩa đệm trở về vị trí ban đầu.
Những bài tập yoga mà người bị thoát vị đĩa đệm nên thực hiện thường xuyên như:
Tư thế cây cầu:
- Người tập nằm ngửa đẩy mông lên cao.
- Hai bàn tay đỡ lấy phần hông, nâng người tạo thành hình tư thế như cây cầu. Giữ trong 15 giây.
- Tư thế này giúp tăng khả năng đàn hồi của cột sống và tác dụng vào các địa đệm đốt sống cổ và lưng.
Bài tập gập lưng:
- Nằm ngửa và lấy hai tay ôm gáy.
- Từ từ nâng người dậy gập lưng sau đó lặp lại.
Tư thế rắn hổ mang:
- Nằm sấp trên thảm tập, hay tay chống sàn để đẩy phần thân trước lên cao như hình con ngắn hổ mang đang ngóc đầu.
- Để nguyên tư thế trong 15 giây sau đó lặp lại.
Lưu ý: Các bạn cũng có thể kết hợp đeo đai kéo giãn cột sống và tập các bài tập yoga để mang lại hiệu quả mạnh mẽ hơn.
Hướng dẫn tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm – Chuyên gia Hàn Quốc
6.3. Các môn thể thao hỗ trợ
Các môn thể thao phù hợp với người thoát vị đĩa đệm có thể kể đến:
- Bơi lội: Được đánh giá là một trong những môn thể thao hiệu quả nhất đối với thoát vị đĩa đệm. Bơi lội giúp kéo giãn cột sống, tăng cường sức mạnh cho các cơ vùng lưng, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi tình trạng bệnh khác nhau từ nhẹ đến nặng.
- Đi bộ: Khi đi bộ, hãy giữ cho tư thế người được thẳng, toàn thân thư giãn, hai tay thả lỏng. Nên vừa đi vừa điều chỉnh tư thế, không để người ngả về phía trước hay phía sau.
- Đạp xe: Đạp xe với tốc độ từ từ trên mặt đường phẳng, khi đạp xe nên sử dụng đai lưng để điều chỉnh tư thế. Nên đạp trên đoạn đường khoảng 2-3km.
Khi thực hiện các bài tập và các môn thể thao trên đây, bạn cần lưu ý:
- Thực hiện đúng tư thế, hạn chế các tác động trực tiếp đến vị trí bị thoát vị
- Phải khởi động cơ thể trước khi tập luyện.
- Không ăn quá no trước khi tập.
- Mặc quần áo thoải mái khi tập. Có thể sử dụng dây đai lưng khi đi tập.
7. Các món ăn hỗ trợ người đang chữa thoát vị đĩa đệm
7.1. Thực phẩm giàu Canxi
Canxi là khoáng chất xương nổi bật nhất, rất cần thiết cho sức khỏe của xương, đặc biệt là ở tuổi già. Hấp thụ đủ Canxi đặc biệt quan trọng để giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Canxi được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, phổ biến nhất là từ sữa, sữa chua, phô mai.
- Các nguồn Canxi phổ biến khác bao gồm các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, nhiều loại đậu, một số loại cá như cá mòi và cá hồi, cua, trứng,….
- Nhiều loại thực phẩm khác giàu Canxi như hạnh nhân, cam, đậu phụ, và mật mía.
7.2. Chất protein tốt cho người chữa thoát vị đĩa đệm
Protein là thành phần quan trọng của xương giúp duy trì, chữa lành và sửa chữa xương, sụn và các mô mềm. Protein cũng đóng một vai trò quan trọng trong tiêu hóa và các chức năng của hệ thống miễn dịch. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy cung cấp protein từ canh xương cải thiện đáng kể các vấn đề về xương khớp.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ:
- Thực vật như đậu, bơ, bông cải xanh, vừng,…
- Các nguồn protein từ động vật tốt là thịt gà, thịt lợn nạc, cá, sữa,…
7.3. Chất xơ
Chất xơ cần thiết để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tối ưu. Người bệnh nên ăn các loại chất xơ hoà tan để tốt cho tiêu hóa.
Chất xơ có nhiều trong rau xanh, hoa quả, các loại hạt và một số loại thịt nạc.
7.4. Thực phẩm chứa nhiều Axit béo omega-3
Loại axit béo này có thể giúp giảm đau và giảm viêm cho những người bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Omega-3 có nhiều trong các loại cá như cá thu, cà mòi, cá hồi, cá trích, tôm, cua biển,…
- Nếu sử dụng dầu cá hoặc các thực phẩm bổ sung khác, bạn nên tham khảo liều lượng sử dụng từ bác sĩ.
7.5. Glucosamine và Chondroitin giúp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
- Glucosamine là một loại glucose với khả năng làm chậm quá trình thoái hóa của cột sống. Glucosamine được tìm thấy nhiều trong tôm hoặc sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung.
- Chondroitin có khả năng kích thích phát triển những chất bôi trơn cho sụn khớp và tăng độ đàn hồi của xương.
Glucosamine và Chondroitin khi kết hợp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều khi dùng riêng lẻ.
Thông qua 7 phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã biết thêm nhiều cách hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Để điều trị hiệu quả, cần có sự kết hợp của các phương pháp cũng như có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Chúc các bạn nhiều sức khỏe!
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop