Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngồi thiền có mang đến hiệu quả hay không?
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngồi thiền có mang đến hiệu quả hay không là thông tin nhiều người băn khoăn. Bởi đây được cho là phương pháp chữa trị bảo tồn không cần sử dụng thuốc. Để có được câu trả lời hữu ích, các bạn hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
Xem thêm:
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng hạt đười ươi
- Áp dụng chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu vô cùng hiệu quả
1. Ngồi thiền có chữa được thoát vị đĩa đệm không?
1.1. Thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm cột sống bị nứt rách bao xơ, phần nhân nhầy bên trong bị thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh, làm xuất hiện những cơn đau.
Bệnh thoát vị đĩa đệm do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:
- Do quá trình lão hóa
- Đặc thù nghề nghiệp
- Các chấn thương
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học,…
Để điều trị, người bệnh thoát vị đĩa đệm thường được khuyến khích áp dụng các phương pháp bảo tồn ít xâm lấn như:
- Vật lý trị liệu
- Châm cứu
- Xoa bóp
- Sử dụng thuốc,…
1.2. Ngồi thiền có chữa được thoát vị đĩa đệm không?
Nhiều người đang tin tưởng vào việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngồi thiền. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng việc ngồi thiền chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng cho người bệnh chứ không có khả năng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.
Thiền là một phương pháp giúp hình thành nên thói quen tập trung tư tưởng, giúp điều chỉnh tình trạng mất cân bằng của hệ thần kinh và cả cơ thể.
Người bị thoát vị đĩa đệm ngồi thiền sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức do thoát vị gây ra, cụ thể: Vị thế khóa nhau của hai chân trong tư thế ngồi thiền kiểu hoa sen (thế kiết giả) tạo ra một sức ép tác động lên hai luân xa ở dưới cùng cơ thể, làm cho dòng năng lượng đi lên, nuôi dưỡng các trung tâm lực dọc theo cột sống và kiểm soát hệ thần kinh, cũng như hạn chế việc tập trung vào các triệu chứng gây đau nhức.
Như vậy, có thể thấy rằng việc ngồi thiền mang đến rất nhiều lợi ích cho người thoát vị đĩa đệm, giúp hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên chỉ ngồi thiền sẽ không thể chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm mà cần áp dụng cùng các phương pháp điều trị theo chỉ định của y bác sỹ.
2. Cách hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngồi thiền
Có rất nhiều phương pháp ngồi thiền khác nhau nhưng đều có chung mục đích chính đó là giúp người tập tập trung chú ý vào một điểm để đưa cơ thể tiến đến trạng thái tĩnh tâm, không còn ý niệm nào khác.
Để chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng ngồi thiền, có thể tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi ngồi thiền nên hoàn tất các công việc thường ngày để không bị vướng bận hay gián đoạn khi tập. Giữ cho cơ thể sạch sẽ, thoải mái, chọn quần áo rộng rãi. Cần chọn nơi thiền yên tĩnh, thoáng mát để không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố bên ngoài.
Bước 2: Tư thế
Bạn có thể ngồi thiền bằng tư thế ngồi xếp thông thường, ngồi bán già hoặc kiết già. Ngồi ở tư thế lưng thẳng, cằm hơi cúi để giúp giữ cột sống thẳng, lưỡi hơi chạm vào nướu răng trên. Hai bàn tay để thả lỏng tự nhiên đặt trên hai đùi hoặc đan vào nhau để trước bụng. Đảm bảo tư thế này giúp cho người tập cảm thấy thoải mái, giúp làm giãn mềm cơ bắp.
Tư thế kiết già (tư thế hoa sen) là tư thế phù hợp cho việc ngồi thiền. Người tập ngồi xếp bằng tự nhiên, hai bàn tay nắm lấy bàn chân phải rồi gấp chân lại, đặt lên trên đùi sao cho gót chân ép sát vào bụng, lòng bàn chân hướng lên trên. Tiếp theo dùng hai bàn tay nắm lấy chân trái gấp lại và đặt lên đùi phải, kéo cho gót chân sát bụng và lòng bàn chân hướng lên trên.
Theo y học cổ truyền đánh giá ở tư thế kiết già này, xương mác ở cẳng chân trái đã tạo nên một sức ép khá mạnh lên huyệt Tam âm giao ở chân phải, giúp cho huyệt này được kích thích liên tục trong suốt quá trình ngồi thiền.
Huyệt Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh gồm âm Tỳ, Can và Thận, khi được kích thích sẽ giúp thông khí trệ, sơ tiết vùng hạ tiêu cũng như điều chỉnh các rối loạn đang có trong cơ thể ở những kinh và tạng có liên quan.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngồi thiền ở tư thế kiết già sẽ cảm nhận thấy hiệu quả tích cực sau những buổi tập luyện.
Bước 3: Giảm các kích thích giác quan
Một điều hết sức quan trọng trong ngồi thiền chính là giảm các kích thích bên ngoài, giúp tâm được tĩnh.
Theo nghiên cứu trên điện não đồ cho thấy, chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là có thể giảm đi 50% các kích thích từ bên ngoài, đây chính là lý do người tập nên nhắm mắt khi ngồi thiền.
Cùng với đó không gian yên tĩnh khi ngồi thiền cũng vô cùng quan trọng, giúp người tập hạn chế được sự phân tán trong quá trình thiền.
Bước 4: Giãn mềm cơ bắp
Khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra mối quan hệ tác động qua lại giữa hai yếu tố thần kinh và cơ. Theo đó khi thần kinh căng thẳng sẽ khiến cho tương lực của cơ bắp gia tăng và ngược lại nếu điều hòa được trương lực cơ bắp ở mức độ thư giãn thì sẽ giúp cho thần kinh được ổn định.
Khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngồi thiền, việc làm giãn mềm cơ bắp có vai trò quan trọng, giúp thúc đẩy nhanh quá trình thư giãn và nhập tĩnh.
Thực tế cho thấy khi thiền chỉ cần làm giãn mềm cơ mặt và cơ bàn tay là đảm bảo được hiệu quả. Bởi mặt và bàn tay là những vùng phản chiếu, có các điểm tương ứng của toàn bộ cơ thể nên khi mặt và bàn tay được thư giãn thì cơ thể cũng sẽ được thư giãn.
Bước 5: Tập trung tâm ý
Tập trung tâm ý là giai đoạn chính của buổi thiền. Người bệnh cần tập trung tâm ý trong một khoảng thời gian nhất định. Cần tập đều đặn mỗi ngày để giúp cơ thể quen dần. Ngày đầu tiên có thể ngồi trong 15 phút, sau đó tăng lên mỗi ngày.
Lúc mới tập đôi khi tâm sẽ bị phân tán, các ý niệm xen vào nhưng người bệnh không cần lo lắng, chỉ cần khi nhớ ra lại tập trung trở lại, quan sát hơi thở. Sau một thời gian những tạp niệm sẽ bớt dần đi, hơi thở đều đặn và thời gian tập trung dài hơn.
Bước 6: Xả thiền
Sau một thời gian ngồi thiền, trước khi đứng lên cần làm một số động tác để cơ thể hết tê mỏi và khí huyết được lưu thông bình thường, gọi là xả thiền.
Người thiền từ từ buông thõng hai chân, xoay người sang trái, sang phải nhiều lần, xoay vùng hông và vùng cổ. Hai tay vuốt nhẹ sống mũi, để đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm vành tai. Xoa hai tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt. Dùng hai tay bóp dọc theo hai chân từ đùi xuống bàn chân, xoa ấm hai bàn chân.
Thời gian ngồi thiền càng lâu thì việc xả thiền càng cần kỹ lưỡng hơn.
Có thể nói việc hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngồi thiền sẽ mang đến hiệu quả tốt, nếu người bệnh biết và thực hiện theo đúng cách. Tuy nhiên, một lần nữa bạn nên nhớ rằng thiền không có tác dụng trị bệnh tận gốc, vì thế bệnh nhân cần điều trị theo đúng phương pháp được chỉ định từ các bác sĩ chuyên môn.
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop