Chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm và phương pháp điều trị 

Hiện nay, có khoảng 30% dân số nước ta gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm. Nguy hiểm hơn, bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện và được chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời thì sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó nguy hiểm như mất khả năng vận động.

1. Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi. Gây ra sự chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh dẫn đến đau lưng, đau hoặc mất cảm giác ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống. Tuy nhiên phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm.
4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm sẽ diễn tiến theo 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1 – Phình đĩa đệm: Đĩa đệm lúc này có hiện tượng bị biến dạng nhẹ, nhưng vòng xơ chưa bị rách. Ở giai đoạn này, cơn đau xuất hiện không liên tục và không rõ ràng. Vì vậy, người bệnh thường nhầm lẫn với những cơn đau lưng thông thường.
  • Giai đoạn 2 – Lồi đĩa đệm: Ở giai đoạn này, vòng xơ cũng chưa bị phá vỡ nhưng phần nhân nhày biến dạng nhiều hơn. Lúc này, người bệnh sẽ cảm giác đau nhiều hơn, cơn đau thường xuyên hơn giai đoạn 1.
  • Giai đoạn 3 – Thoát vị đĩa đệm thực thụ: Giai đoạn này, vòng xơ đã bị rách, nhân nhày và các tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi khoang gian đốt sống làm hình thành nên khối thoát vị. Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn 3 sẽ đau nhức, mệt mỏi, vận động khó khăn, cùng với các triệu chứng tê bì, nhói, chuột rút.
  • Giai đoạn 4 – Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: Đây là giai đoạn nặng nhất với khối thoát vị lớn, nhân nhầy có hiện tượng tách ra khỏi phần đĩa đệm. Ở giai đoạn này, sẽ xuất hiện những cơn đau dai dẳng, người bệnh sẽ có thể bị teo cơ, liệt cơ, mất khả năng vận động dẫn đến tàn phế.

2. Chỉ định điều trị nội khoa thoát vị đĩa đệm

Chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm bằng nội khoa thường được áp dụng với các tình trạng bệnh ở giai đoạn 1 và 2 hoặc thậm chí là giai đoạn 3. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các biện pháp sau:

2.1. Điều trị bảo tồn

Đối với phương án điều trị bảo tồn, tùy vào từng người bệnh mà các bác sĩ có thể chỉ định điều trị không dùng thuốc hoặc dùng thuốc.

  • Điều trị không dùng thuốc: Người bệnh nằm nghỉ tại giường trong khoảng 1 – 2 ngày và hoạt động nhẹ trở lại khi cơn đau giảm dần. Sau đó người bệnh áp dụng các động tác tập kéo giãn cột sống, hay tăng cường sức mạnh các cơ thông qua xà đơn, hít đất, bơi lội.
  • Điều trị dùng thuốc: Việc sử dụng thuốc tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của người bệnh, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc sử dụng là thuốc giảm đau, giảm viêm, giãn cơ hay thuốc thần kinh…
Sử dụng thuốc tây điều trị thoát vị đĩa đệm
Thuốc tây giúp làm giảm nhanh các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra

2.2. Phương pháp nắn kéo xương khớp

Phương pháp nắn kéo xương khớp có tác dụng chính là kéo giãn khoảng cách giữa các đốt sống bằng tác động bên ngoài. Hiện có khá nhiều phương pháp kéo nắn xương khớp để chữa thoát vị đĩa đệm, cụ thể như:

Giường kéo giãn cột sống

  • Để nắn kéo xương khớp bằng giường kéo giãn cột sống, các bác sĩ sử dụng thiết bị chuyên dụng, cài đặt các thông số bao gồm lực kéo, chế độ, thời gian kéo… phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Nhằm mục đích điều chỉnh sự sai lệch của đốt sống, giải phóng chèn ép cho các dây thần kinh, giảm các cơn đau…
  • Giường kéo giãn cột sống mang đến hiệu quả chữa bệnh cao, tuy nhiên lại tốn kém chi phí và công sức khi người bệnh cần đến bệnh viện mới có thể thực hiện.
Giường kéo giãn cột sống
Giường kéo giãn cột sống

Đai kéo giãn cột sống

  • Đây là thiết bị có tác dụng tương tự như giường kéo giãn nhưng bệnh nhân có thể sử dụng tại nhà, mang đến sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn.
  • Sử dụng đai kéo giãn cột sống sẽ giúp bệnh nhân tăng khoảng cách giữa các đốt sống, giảm áp lực lên đĩa đệm, giải phóng chèn ép…
  • Tuy nhiên, để việc điều trị thoát vị hiệu quả, người bệnh cần lựa chọn được loại đai kéo giãn cột sống chất lượng. Hiện nay, trên thị trường người bệnh có thể tìm đến sản phẩm đai kéo giãn cột sống DiskDr. Đây là sản phẩm được Bộ Y tế xác nhận là thiết bị y tế loại A trong điều trị thoát vị đĩa đệm, vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
  • Hiện nay, DiskDr. đã được phân phối chính thức về Việt Nam bởi công ty TNHH T3 Việt Nam. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này tại: https://www.diskdr.vn/

Xem thêm: Áp dụng chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu vô cùng hiệu quả

3. Chỉ định điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm

Đối với những trường hợp người bệnh điều trị nội khoa thất bại, không mang đến hiệu quả mà bệnh còn nặng hơn, gây chèn ép thần kinh cấp tính, gây rách bao xơ, thoát vị di trú… thì người bệnh sẽ được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Phẫu thuật lấy khối thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật lấy khối thoát vị đĩa đệm

Cụ thể, lúc này người bệnh sẽ gặp các tình trạng sau:

  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng kèm đau rễ điển hình (đau một hoặc hai chân).
  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng kèm teo cơ cẳng chân và tê ở bàn chân – ngón chân.
  • Nhân đệm đã nằm trong ống sống.
  • Hẹp quá nặng lỗ thần kinh biểu hiện rõ trên MRI, kèm đau rễ điển hình.

Điều trị ngoại khoa chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ một phần nhân nhày ở vị trí thoát vị, làm giảm chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đang áp dụng các loại sau:

3.1. Phẫu thuật mổ phanh

Ở phương pháp mổ phanh này các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt đĩa đệm qua đường mổ nhỏ lối sau với đường rạch da 3cm. Sau đó sẽ cắt dây chằng vàng một bên và một phần tối thiểu bản sống để lấy khối thoát vị.

  • Ưu điểm: Là phương pháp khá phổ biến, chi phí thấp hơn so với các phương pháp mổ khác.
  • Nhược điểm: Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều và cần thời gian hồi phục lâu hơn.

3.2. Phẫu thuật nội soi cột sống

Với phương pháp phẫu thuật nội soi các bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi vào cơ thể, đến vị trí nhân đệm bị thoát vị và loại bỏ phần nhân đệm bị thoát vị mà hạn chế xâm lấn nhất có thể.

Ưu điểm:

  • Mổ nội soi hạn chế được xâm lấn lên cơ thể người bệnh vì thế không khiến bệnh nhân mất máu quá nhiều
  • Thời gian nằm viện ngắn, phục hồi nhanh chóng.
  • Hạn chế được nhiều nguy cơ nhiễm trùng vết mổ hơn mổ hở.

Nhược điểm: Chi phí của mổ nội soi cao hơn, đồng thời cũng đòi hỏi các bác sĩ có chuyên môn cao cùng trang thiết bị y tế hiện đại hơn so với mổ phanh.

Xem thêm: Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Như vậy, tùy thuộc vào tình trạng, giai đoạn thoát vị của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp. Chính vì vậy, để điều trị đúng và hiệu quả nhất, người bệnh nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn.

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.