Cây gì chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất ?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thảo dược là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Nhưng cụ thể là những loại cây gì chữa thoát vị đĩa đệm? Tác dụng của những loại cây này thế nào trong điều trị thoát vị đĩa đệm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay.

Xem thêm:

1. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Lá lốt trong Đông y còn được gọi là vị tất bát. Lá lốt có vị cay, tính ấm được sử dụng để chỉ thống, ôn trung tán hàn, hạ khí. Ngoài ra, các phân tích khoa học hiện đại từ trường Đại học Dược Hà Nội cho thấy, trong cây lá lốt có chứa tinh dầu và piperin, piperonyl giúp chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả.

Lá lốt có công dụng cao trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm
Lá lốt có công dụng cao trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm

1.1. Lá lốt và đinh lăng

Nguyên liệu của bài thuốc gồm có: 50g lá lốt tươi, 50g lá đinh lăng tươi, 50g thân rễ cây xấu hổ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Các nguyên liệu sau khi được cân đong thì đem rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Bước 2: Cho toàn bộ dược liệu vào trong ấm rồi thêm 1,5l nước sạch, đun sôi nhỏ lửa trong 20 – 30 phút.
  • Bước 3: Chắt lấy nước thuốc uống thay nước lọc hàng ngày. Sử dụng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy cơn đau được cải thiện rõ rệt.

1.2. Lá lốt và sữa bò

Cây gì chữa thoát vị đĩa đệm và dễ kiếm? Lá lốt và sữa bò là nguyên liệu gần gũi với đời sống hàng ngày nhưng lại là bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm được tin dùng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: 300ml sữa bò, 40g lá lốt tươi

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lá lốt đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi giã nát chắt lấy nước cốt
  • Bước 2: Trút toàn bộ nước cốt lá lốt chắt được và 300ml sữa bò đã chuẩn bị vào nồi rồi đun sôi.

Cách sử dụng: Người bệnh uống hỗn hợp trên khoảng 3 – 4 lần/ ngày liên tục trong 1 tuần sẽ giảm nhẹ được các cơn đau do thoát vị gây ra.

1.3. Lá lốt, cỏ xước, dền gai

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: 20g lá lốt, 20g chìa vôi, 20g dền gai, 20g cỏ xước, 20g tầm gửi, 20g cỏ ngươi

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đem toàn bộ dược liệu đã chuẩn bị rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Bước 2: Dược liệu sau khi rửa sạch cho vào ấm sắc thành nước. Mỗi lần uống 1 bát x 3 – 4 lần/ ngày.
  • Bước 3: Uống liên tục 1 – 2 tháng đến khi cơn đau được kiểm soát.

1.4. Lá lốt, cây chó đẻ, ngải cứu

Nguyên liệu của bài thuốc gồm có: 30g ngải cứu, 30g chó đẻ, 30g lá lốt

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem toàn bộ thảo dược chuẩn bị được đi rửa sạch để ráo nước sau đó đem giã nát.
  • Bước 2: Hỗn hợp sau khi được giã nát thì sao trên chảo đến khi chín già thì trút vào một khăn sạch.
  • Bước 3: Chườm khăn chứa dược liệu lên vị trí đau do thoát vị gây ra. Nếu hỗn hợp thuốc bị nguội thì đem sao lại rồi chườm tiếp. Thực hiện chườm 2 – 3 lần/ tối để có được hiệu quả tốt nhất.

1.5. Các món ăn từ lá lốt

Kết hợp bài thuốc với các món ăn từ lá lốt để nâng cao hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm
Kết hợp bài thuốc với các món ăn từ lá lốt để nâng cao hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh việc sử dụng lá lốt như một vị thuốc, người bệnh có thể dùng lá lốt để chế biến các món ăn quen thuộc hàng ngày như:

Lá lốt xào thịt bò:

  • Cứ 100g thịt bò thì xào chung với khoảng 70g lá lốt.
  • Cách chế biến món ăn này khá đơn giản. Bạn chỉ cần đem thịt bò ướp với gia vị trong khoảng 5 phút rồi xào tái trên lửa lớn. Sau đó, thêm lá lốt đã được rửa sạch thái chỉ vào rồi đảo đều đến khi lá lốt chín vừa phải là được.

Chả lá lốt: Đây là món ăn rất quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Bạn chỉ cần chuẩn bị thịt lợn xay đã được ướp gia vị vừa ăn. Sau đó, đem thịt đã chuẩn bị gói lại bằng lá lốt rồi rán chín với dầu ăn là được

Nước ép lá lốt: Cách đơn giản nhất để chế biến một món từ lá lốt đó là đem lá lốt ép lấy nước uống mỗi ngày.

2. Cây gì chữa thoát vị đĩa đệm – Cây ngải cứu

Theo Y học cổ truyền, ngải cứu là vị thuốc có vị đắng, tính ấm có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống, giải huyết ứ. Ngải cứu được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc trị các bệnh xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai đốt sống…..

Các bài thuốc từ ngải cứu có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm
Các bài thuốc từ ngải cứu có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm

2.1. Ngải cứu và giấm gạo

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Ngải cứu tươi: 300g
  • Giấm gạo: 200ml

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá ngải cứu rửa sạch, cắt khúc rồi giã nát
  • Bước 2: Thêm giấm gạo sau đó trộn đều rồi đun nóng trên bếp đến khi được hỗn hợp sền sệt
  • Bước 3: Trút hỗn hợp thuốc ra một khăn sạch
  • Bước 4: Đắp khăn thuốc lên lưng bị đau trong khoảng 10 phút. Khi hỗn hợp thuốc lá nguội thì đem đun nóng lại rồi đắp tiếp.

Thực hiện bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm này mỗi ngày 1 lần liên tục 1 – 2 tháng để cơn đau thoát vị được kiểm soát tốt nhất

2.2. Ngải cứu và muối trắng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Ngải cứu tươi: 300g
  • Muối hạt: 400g

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem muối hạt rang nóng trên chảo đến khi có tiếng lách tách
  • Bước 2: Thêm ngải cứu đã rửa sạch để ráo vào chảo muối và đảo đều đến khi có mùi thơm bốc lên
  • Bước 3: Trút hỗn hợp muối – ngải cứu ra khăn sạch rồi chườm lên vùng lưng bị đau. Nếu muối ngải cứu nguội thì có thể đun lại rồi đắp tiếp. Thực hiện liên tục 2 – 3 lần.

2.3. Ngải cứu và mật ong

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và mật ong
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và mật ong

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá ngải cứu tươi: 300g,
  • Mật ong nguyên chất: 3 thìa cà phê

Cách thực hiện

  • Bước 1: Lá ngải cứu đem rửa sạch rồi giã nát
  • Bước 2: Trộn lá ngải cứu đã giã với mật ong rồi lọc lấy nước cốt
  • Bước 3: Chia nước cốt lọc được làm 2 phần uống trong ngày. Sử dụng liên tục 15 ngày sẽ thấy được hiệu quả của bài thuốc.

2.4. Ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá ngải cứu khô: 200g
  • Vỏ bưởi khô: 2 quả
  • Vỏ chanh khô: 1kg
  • Rượu trắng: 2 lít

Cách làm:

  • Bước 1: Đem toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị đi sao vàng rồi ngâm với rượu trắng trong bình thủy tinh sạch
  • Bước 2: Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ sau khoảng 1 tuần sẽ thấy cơn đau được cải thiện

3. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

3.1. Xương rồng và muối hạt

Xương rồng dùng để chữa thoát vị đĩa đệm trong trường hợp này là loại xương rồng 3 chẽ thường được trồng để làm hàng rào hay làm cảnh. Trong Đông y, xương rồng có vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh thanh nhiệt, tiêu thũng trị đau nhức xương khớp và đau dây thần kinh rất hiệu quả.

Cây xương rồng có khả năng chữa thoát vị đĩa đệm
Cây xương rồng có khả năng chữa thoát vị đĩa đệm

Xương rồng 3 chẽ là vị thuốc dễ tìm, bài thuốc sử dụng xương rồng điều trị thoát vị đĩa đệm cụ thể như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: 2 – 3 nhánh xương rồng và 1 nắm muối hột.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Xương rồng rửa sạch rồi loại bỏ phần gai, sau đó đập dập và trộn với muối hạt đã chuẩn bị.
  • Bước 2: Hỗn hợp trên đem đun nóng rồi trút ra một khăn sạch.
  • Bước 3: Đắp khăn thuốc lên vùng lưng bị đau. Chú ý thử nhiệt độ của khăn trước khi đắp lên lưng để tránh bị bỏng.

Thực hiện bài thuốc này liên tục trong 2 tuần sẽ thấy cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra được cải thiện rõ ràng.

3.2. Đắp xương rồng bẹ

Xương rồng bẹ hay còn gọi là xương rồng tai thỏ có vị đắng tình hàn và không có độc. Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, trong loại xương rồng này chứa một hợp chất có tên: heterosid flavonic có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống co thắt hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị: 2 -3 bẹ xương rồng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bẹ xương rồng sau khi hái về đem rửa sạch và bỏ toàn bộ phần gai rồi ngâm nước muối loãng trong vài phút
  • Bước 2: Vớt xương rồng để ráo sau đó đem nướng cho nóng 2 mặt bẹ xương rồng rồi đắp lên vùng lưng bị thoát vị. Mỗi bẹ đắp trong 5 – 10 phút.

Bạn nên thực hiện đắp xương rồng trong 15 ngày để bài thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.

3.3. Xương rồng, ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng

Chuẩn bị nguyên liệu gồm có: 2 -3 bẹ xương rồng, lá ngải cứu tươi, cúc tần tươi và dây tơ hồng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Xương rồng đem rửa sạch rồi loại bỏ hết gai sau đó ngâm cùng với nước muối loãng trong vài phút.
  • Bước 2: Vớt xương rồng rồi để ráo nước
  • Bước 3: Cho toàn bộ nguyên liệu chuẩn bị được vào chảo rồi sao nóng
  • Bước 4: Đắp trực tiếp các dược liệu đã được sao nóng lên vùng lưng bị đau. Chú ý nhiệt độ để không bị bỏng

Bài thuốc này cần được thực hiện liên tục trong 10 ngày để người bệnh thấy rõ được hiệu quả.

4. Cây gì chữa thoát vị đĩa đệm – Bài thuốc từ cây chuối hột

Chuối hột ở một số địa phương còn gọi là chuối chát có vị đắng, tính mát và ít độc. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong cây chuối hột có chứa Coumarin, tanin, saponin, Flavonoid anthocyanosid, hợp chất uronic có tác dụng kháng viêm, giảm đau, thanh nhiệt, hoạt huyết giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Chuối hột sấy khô
Chuối hột sấy khô

Bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm từ chuối hột như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị: 300g quả chuối hột chín đã được phơi khô và 1 lít rượu trắng

Cách thực hiện: Chuối hột chín đã được phơi khô đem ngâm cùng 1 lít rượu trắng trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng.

Cách sử dụng: Người bệnh uống 2 ly rượu chuối hột mỗi ngày trước bữa ăn và uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy cơn đau được cải thiện rõ rệt.

5. Cây cỏ xước điều trị thoát vị đĩa đệm

Cỏ xước còn được gọi là vị thuốc ngưu tất nam. Trong Đông y, cỏ xước có vị đắng, cay, tính nóng được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp, bệnh sỏi niệu, viêm thận, nhức đầu…. Y học hiện đại phát hiện trong cây cỏ xước có chứa hoạt chất achyranthine alkaloids và betaine. Trong đó, Achyranthine là một alkaloid tan trong nước có khả năng làm giãn mạch máu, giảm nhịp tim, giảm huyết áp và tăng hô hấp. Saponin được tìm thấy chủ yếu ở hoa cỏ xước có tác dụng chống viêm giảm đau.

Cây cỏ xước tăng cường hiệu quả của việc chữa thoát vị đĩa đệm
Cây cỏ xước tăng cường hiệu quả của việc chữa thoát vị đĩa đệm

Để trị thoát vị đĩa đệm bằng cây cỏ xước, bạn cần thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: 300g rễ cỏ xước, 16g lá lốt tươi, 20g ý dĩ và 20g đỗ trọng

Cách thực hiện:

  • Đem toàn bộ dược liệu rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Sau đó, lấy dược liệu đun nhỏ lửa cùng 5 phần nước đến khi còn một nửa nước là được.

Cách sử dụng: Chắt lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống vào sáng, trưa, tối trong ngày. Nên uống khi thuốc còn nóng để hấp thu tốt hơn.

6. Bài thuốc từ cây đinh lăng chữa thoát vị đĩa đệm

Các nhà khoa học tìm thấy trong thành phần hóa học của cây đinh lăng có chứa 8 loại saponin, hơn 20 loại axit amin và nhiều loại vitamin, khoáng chất quan trọng với cơ thể. Cũng nhờ các thành phần này mà cây đinh lăng có tác dụng: giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu, bổ khí huyết. Nhờ đó, chức năng của xương khớp dần được phục hồi

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây đinh lăng

Chuẩn bị nguyên liệu: 20g rễ đinh lăng

Cách thực hiện: Đem rễ đinh lăng được sử dụng phải được phơi khô hoặc sao vàng. Khi sử dụng thì rửa sạch và để ráo nước rồi sắc lấy nước uống.

Cách sử dụng:  Nước thuốc từ rễ đinh lăng có thể uống nhiều lần trong ngày. Thông thường, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện sau khoảng 1 tuần sử dụng.

7. Cây gì chữa thoát vị đĩa đệm – Cây xấu hổ

Cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ có vị ngọt, tính hàn và quy kinh phế. Cây xấu hổ được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị chấn thương, phong tê thấp bại, sỏi niệu, huyết áp cao, viêm mủ da…

Cây xấu hổ
Cây xấu hổ

Bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm từ cây xấu hổ như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: 120g rễ cây xấu hổ, 3 muỗng rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Đem rễ cây xấu hổ đi rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Sau đó, cắt nhỏ, phơi khô dưới nắng to và đem sao vàng với rượu trắng.
  • Khi sử dụng lấy rễ xấu hổ theo liều lượng rồi sắc cùng với 4 chén nước đến khi còn 1 chén thì dừng.

Cách sử dụng: Uống 1 chén/ lần x 2 lần/ ngày liên tục trong 3 tháng. Thuốc nên uống khi còn ấm để hấp thu tốt hơn.

Các bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm từ thảo dược rất tốt tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng phù hợp. Do đó, người bệnh cần theo dõi sát sao trong thời gian sử dụng, nếu thấy các triệu chứng không có tiến triển, cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị bệnh kịp thời.

8. Lưu ý khi sử dụng cây để chữa thoát vị đĩa đệm

Ngoài các thuốc điều trị bệnh cụ thể, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau để sức khỏe được cải thiện tốt hơn:

  • Nên kết hợp các bài tập hỗ trợ điều trị: Các bài tập rèn luyện thể lực rất có lợi cho người thoát vị đĩa đệm. Do đó, người bệnh nên tham khảo bác sĩ hoặc các chuyên gia xương khớp để lựa chọn được bài tập hỗ trợ phù hợp với thể trạng của mình.
  • Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu 1 chỗ: Theo các bác sĩ, sau mỗi khoảng thời gian 30 phút ngồi hoặc đứng làm việc, bạn nên đứng dậy đi lại để kích thích tuần hoàn máu và tránh được các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Làm việc vừa sức và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi cho hợp lý: Người bệnh cần tránh làm việc quá sức sẽ làm tăng nặng các tổn thương của đĩa đệm. Cùng với đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi để giúp cơ thể phục hồi tốt nhất.
  • Xây dựng 1 chế độ ăn uống cho hợp lý: Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu các dưỡng chất cần thiết như: Canxi, Collagen, Kẽm, Vitamin D, Vitamin C….
  • Không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá: Loại bỏ hoặc hạn chế tối đa các chế phẩm như: rượu, bia, thuốc lá…. để tránh những tác động tiêu cực đến hệ thống xương khớp nói riêng và sức khỏe chung của cả cơ thể.
  • Sử dụng đai lưng kéo giãn cột sống tại nhà: Các loại đai kéo giãn cột sống được bộ Y tế xác nhận là thiết bị điều trị bệnh như đai lưng DiskDr. sẽ là biện pháp giúp người bệnh tăng cường khoảng cách giữa đốt sống một cách tự nhiên nhất. Từ đó giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép và giúp người bệnh cải thiện rõ rệt các triệu chứng sau khoảng 1 tháng sử dụng.
Đai kéo giãn cột sống DiskDr.
DiskDr. là nhãn hiệu nổi tiếng trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Đai DiskDr. có nguồn gốc từ Hàn Quốc với hiệu quả sử dụng đã được kiểm tra trực tiếp trên người bệnh thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Đây cũng là loại đai lưng hiếm hoi có thể xuất sang các thị trường khó tính như: Canada, Mỹ, Úc… Hiện nay, DiskDr. được nhập khẩu và phân phối về Việt Nam bởi công ty TNHH T3 Việt Nam. Người bệnh có muốn tìm hiểu chi tiết về đai lưng này có thể truy cập tại website: https://www.diskdr.vn/

Trên đây là tổng hợp những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng thảo dược. Rất hy vọng thông qua bài viết bạn đã tự trả lời được câu hỏi: Cây gì chữa thoát vị đĩa đệm. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.