Thoát vị đĩa đệm cột sống
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là căn bệnh rất nan giải do khả năng phục hồi lâu và không bền vững. Bệnh liên quan trực tiếp đến cột sống , vì vậy để hiểu rõ về căn bệnh này chúng ta cần nắm rõ kiến thức về cột sống , chức năng, nhiệm vụ của đĩa đệm và phương hướng điều trị để áp dụng trong trường hợp chúng ta mắc bệnh.
Cấu tạo của cột sống
Cột sống được xem là phần trụ cột nâng đỡ toàn bộ cơ thể của chúng ta. Các xương trên cột sống phối hợp với các dây chằng,đĩa đệm làm nhiệm vụ bảo vệ tủy sống
Cột sống được cấu tạo từ nhiều đốt xương nối liền nhau,kéo dài và uốn cong từ đốt xương chẩm cho đến xương cụt. Là xương quan trọng nhất của cơ thể, làm nhiệm vụ bao bọc,bảo vệ tủy sống,hệ thần kinh tự chủ. Đồng thời chỉ huy mọi chức năng hoạt động, chuyển hóa, tuần hoàn, bài tiết , quyết định sự sống và vận động của mọi động vật có xương sống.
Cột sống con người được tạo thành từ 33 đốt sống, được chia thành nhiều phần.
• Đốt sống cổ : 7 đốt – tính từ đốt sống đầu tiên nối liền với hộp sọ, được kí hiệu là C1- C7 (C:Cervicalis)
• Đốt sống lưng: 12 đốt tiếp theo (đốt thứ 8 – đốt thứ 19) được kí hiệu là D1- D12
(D: Dozsalis)
• Đốt sống thắt lưng : 5 đốt tiếp theo (đốt thứ 20- đốt 24) được kí hiệu là L1-L5
( L:Lombalis)
• Đốt sống hông : 5 đốt sống tiếp theo ( đốt thứ 25-đốt thứ 29) được kí hiệu là S1- S5
(S: Sacrilis)
• Đốt sống cụt: 4 đốt cuối cùng (đốt thứ 30- đốt 33)

Mỗi đốt sống liên kết với nhau bằng một đĩa đệm nằm chính giữa. Đĩa đệm này có chức năng đàn hồi, biến dạng khi chúng ta vận động cột sống. Các đốt sống hông và đốt sống cụt đã liên kết thành một mảng nên giữa các đốt sống không hình thành đĩa đệm.
Cấu tạo chung của đốt sống:
• Thân đốt sống: hình trụ, có mặt trên và mặt dưới hơi lõm chính giữa và có vành xương đặc xung quanh. Đốt sống có 2 mảnh cung và 2 cuống cung kết hợp với thân đốt sống tạo lành lỗ đốt sống. Các cuống cung có phần khuyết để khi liên kết tạo thành lỗ không gian cho các dây thần kinh chạy qua.
• Ống sống : được tạo thành từ thân đốt sống kết hợp với các cung đốt sống, khi các đốt sống khép lại tạo thành cột thì các lỗ sống tạo thành ống sống.

Cấu tạo và chức năng của đĩa đệm cột sống:
Đĩa đệm có cấu tạo hình cầu,hơi dẹt theo chiều trên- dưới. nằm trong khoang đĩa đệm, tức là khoảng không kết hợp từ phần lõm bề mặt của 2 đốt sống liên tiếp nhau
Chiều cao của đĩa đệm bằng 1/5 chiều cao đốt sống cổ; 1/5 chiều cao đốt sống lưng; hoặc 1/3 chiều cao đốt sống thắt lưng
Các mô của đĩa đệm có cấu tạo đặc biệt để có thể chịu được tải trọng và tác động của nhiều nguồn lực lớn khác.
Cấu tạo của đĩa đệm:

• Bao xơ : Được cấu tạo từ các vòng sợi sụn Collagen rất dẻo và có độ đàn hồi rất cao quấn thành nhiều lớp hình elip được chia thành 2 lớp chính. Lớp collagen Type1 bám trực tiếp vào màng xương và gián tiếp vào viền của đốt sống thông qua các dây chằng. Lớp trong bao gồm sụn xơ và collagen bám trực tiếp vào bề mặt của sụn thân sống
Chức năng chính của bao xơ : là lớp vỏ bao bọc, bảo vệ nhân keo ở bên trong và chống lại lực căng,biến dạng từ các hướng khi chúng ta vận động xoay vặn cột sống, giúp cho cột sống luôn giữ đúng trục.
• Nhân keo : Được bao bọc và bảo vệ của bao xơ,có cấu tạo chủ yếu từ các Proteoglycans, có tính ngậm nước cao,nằm trong mạng lưới sợi Elastin và các sợi Collagen type2 mịn. Ở trẻ em,nhân keo chứa đựng 88% nước và giảm dần theo thời gian và còn khoảng 65% nước ở người lớn tuổi.
Nhân keo có khả năng hấp thụ nước cao gấp 9 lần thể tích chứa nước của nó. Khi bị tác động bởi lực nhân keo thoát nước ra làm đĩa đệm xẹp xuống, lực sẽ phân tán đều khắp bề mặt đĩa đệm và bị triệt tiêu. Khi lực đã bị giải tỏa nước lại quay trở vào nhân keo,đĩa đệm lại phồng lên
• Các tấm sụn: nằm giữa mâm sụn thân đốt sống và lớp ngoài cùng của bao xơ đĩa đệm. Được cấu tạo từ collagen,proteoglycans,canxi và nước , có chức năng bảo vệ bề mặt sụn và thân xương đốt sống không bị nhân nhầy ép vào, đồng thời chống nhiễm khuẩn từ xương đi tới cho đĩa đệm.
Với cấu tạo và chức năng đặc biệt, đĩa đệm đốt sống là một bộ phận rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta,ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động. Vì phải luôn ở trong trạng thái hoạt đông thường xuyên nên đĩa đệm rất dễ bị thoái hóa và tổn thương, là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các căn bệnh nan giải như thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm… do đó cần được quan tâm, chú ý để phòng tránh từ sớm.
Tại sao chúng ta bị thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm được xem là một căn bệnh về cột sống rất phổ biến và nguy hiểm xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi. Di chứng mà chúng để lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động hằng ngày của người bệnh.Chúng ta cùng tìm hiểu một số nguyen nhân gây ra chứng bệnh này để sớm phòng ngừa và có phương hướng điều trị thích hợp.
• Quá trình thoái hóa:
Là quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể, đĩa đệm không được nuôi dưỡng,chăm sóc tốt,khiến đĩa đệm bị già đi, suy yếu cấu trúc vòng sụn collagen, khi chịu tác động lực mạnh dễ bị rạn nứt, rách bao xơ, gây thoát vị đĩa đệm
Theo thời gian tuổi tác ai rồi cũng sẽ bị thoái hóa cột sống cùng với đĩa đệm nhưng không phải ai cũng sẽ bị thoát vị đĩa đệm. Chỉ những người bị thoái hóa nặng hoặc những ai không biết giữ gìn,chăm sóc sức khỏe thì mới dễ mắc bệnh.
• Do chấn thương:
Thường là do cột sống phải chịu những lực tác động mạnh, đột ngột, quá ngưỡng chịu đựng của đĩa đệm làm rách bao xơ,gây thoát vị đĩa đệm. Chấn thương cột sống thường thấy ở các tai nạn trong giao thông,tai nạn lao động và trong luyện tập thể thao…

• Do thói quen hình thành:
Thường là do tính chất công việc và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Ở các nguyên nhân này, tuy lực tác động không mạnh nhưng có tính chất thường xuyên,kéo dài như : công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế trong một khoảng thời gian rất dài,ít vận động ,thay đổi tư thế làm thoái hóa dần dần đĩa đệm.
• Một số nghề thường hay mắc bệnh:Thoái hóa đốt sống cổ : nhân viên văn phòng,nha sĩ,cầu thủ bóng đá…,Thoái hóa đốt sống thắt lưng: nhân viên văn phòng,thợ may,giáo viên, tài xế lái xe…
• Do béo phì,trọng lượng cơ thể quá nặng là nguyên nhân khiến cho đĩa đệm cột sống luôn ở trong tình trạng chịu áp lực
• Do di truyền hoặc bị bệnh bẩm sinh :
• Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm do có tiền sử hệ xương yếu sẵn vì ở thời kỳ mang thai người mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho xương.
• Hoặc là bệnh nhân bị bẩm sinh các chứng : dị dạng đốt sống,thoái hóa cột sống, gù vẹo,lệch đốt sống,bất thường về cấu trúc đĩa đệm… cũng là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.
• Do chăm sóc không tốt cột sống:
• Ăn uống không đầy đủ,thiếu dưỡng chất bổ sung,suy dinh dưỡng
• Đối với phụ nữ ngoài 50 tuổi thì do thiếu hụt canxi qua ảnh hưởng của việc mang thai và sinh nở chưa kịp thời bù đắp,bổ sung
• Thiếu vận động,thể dục thể thao
• Lao động quá nặng ở độ tuổi còn trẻ trong thời kỳ khung xương đang phát triển nhưng lại phải chịu một lực lớn tác động thường xuyên.
Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta bị thoát vị đĩa đệm ?
• Thoát vị đĩa đệm gây ra hậu quả xấu cho các cấu trúc cột sống, thần kinh mạch máu rồi ngược lại khi các cấu trúc cột sống bị tổn thương,thoái hóa dần làm suy giảm chức năng bảo về đĩa đệm dẫn đến thoát vị đĩa đệm, và biểu hiện thành các bệnh lý,triệu chứng bên ngoài.
• Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng,và các tình trạng đau nhức,tê mỏi tay chân khi cúi hoặc xoay vặn người.
• Khi suy thoái , bệnh có thể gây ra chứng teo cơ các chi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh hoạt hằng ngày,giảm chất lượng cuộc sống.
• Thoát vị đĩa đệm gây tổn thương dây thần kinh thì bệnh nhân sẽ rất khó khăn trong việc cử động chi tay và chân, mất khả năng lao động.
• Bệnh nhân có thể sẽ bị tàn phế ,bại liệt nếu thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thường không rõ rang,đôi khi còn được coi chỉ là những cơn đau mỏi lưng thông thường,nhưng thực ra đó chình là những biểu hiện giai đoạn ban đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm
• Triệu chứng đối với thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Bệnh nhân cảm thấy đau,ê ẩm, nhức mỏi,vùng cổ gáy. Cơn đau có thể lan từ vùng cổ gáy sang vùng bả vai rồi đến cánh tay,bàn tay,ngón tay. Một số trường hợp còn kèm theo tê rân ran tay,yếu lực ở cánh tay,bàn tay.. khiến người bệnh đau đớn,khó vận động, khó chịu,bức rứt trong người. Khi bệnh chuyển nặng,bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ dần dần xuất hiện các biểu hiện như: đau đầu,chóng mặt,hạ huyết áp,liệt ngoại vi hai tay,rối loạn cơ chế phản xạ,mất chủ động kiểm soát chi và thậm chí có thể bị liệt hai chi tay.
• Triệu chứng đối với thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng: Cũng giống với những triệu chứng ở thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhưng khác ở chỗ là chúng xảy ra ở vùng thắt lưng, và xuất hiện thêm các triệu chứng đau thần kinh liên sườn. Đau nhức khi vận động, xoay người,gập người, thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng và ngược lại.Ảnh hưởng cơn đau sẽ lan dần từ vùng lưng xuống mông,đùi,cẳng chân,long bàn chân và ngón chân. Những ảnh hưởng này sẽ làm cho người bệnh khó vận động,di chuyển,mất kiểm soát chi dưới,mất kiểm soát chức năng tiểu tiện,đại tiện và thậm chí dẫn đến teo cơ và bại liệt hai chân.

Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm:
Điều trị bảo tồn : bằng các phương pháp của Đông y, vật lý trị liệu và các phương pháp nội khoa và Điều trị ngoại khoa- phẫu thuật
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp vật lý hỗ trợ trị liệu là phương pháp phục hồi chức năng không cần dùng thuốc,không cần phẫu thuật mà các bác sĩ hay áp dụng cho bệnh nhân. Thông qua một số phương pháp hỗ trợ trị liệu như:
• Phương pháp xoa bóp-bấm huyệt: Đây được xem là biện pháp giúp người bệnh thư giãn,thoải mái,giảm bớt những cơn đau dai dẳng,giải tỏa các áp lực trên đĩa đệm một cách nhẹ nhàng,việc xoa bóp thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết,tăng khả năng phục hồi các cấu trúc bị thoái hóa đĩa đệm bị tổn thương.
• Phương pháp hỗ trợ trị liệu sử dụng sóng: Phương pháp này có tác dụng chống viêm,giảm đau,tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng tại vùng đĩa đệm bị tổn thương bị thiếu máu cục bộ. Khắc phục cơn đau cột sống tại vị trí đốt sống bị tổn thương rất hiệu quả.
• Phương pháp hỗ trợ trị liệu di động cột sống lưng: Có tác dụng giảm đau, giãn cơ, tạo chất nhờn cho các khớp đốt sống và đĩa đệm thuận lợi di chuyển về vị trí ban đầu. Mang lại hiệu quả cao trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
• Phương pháp Châm Cứu: Kết hợp châm kim cơ bản với điện xung lên trên các huyệt đạo trên cơ thể để giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết,giảm các cơn đau mãn tính. Đây là cách giảm đau ngay có hiệu quả cao mà không cần dùng thuốc.
• Phương pháp kéo giãn cột sống: Là phương pháp giúp giải phóng áp lực chèn ép,tăng khả năng phục hồi cục bộ,tăng khả năng hoạt động của vùng cột sống đang bị tổn thương và bị hạn chế hoạt động, khôi phục vị trí của đĩa đệm bị chèn ép,phình lồi,thoát ra ngoài đốt sống.
Có thể kéo giãn cột sống bằng nhiều cách :

– Bằng máy móc,công cụ, thiết bị :tùy theo các chỉ số cơ thể như trọng lượng,chiều cao,tuồi tác, bệnh lý cấp tính hay mãn tính mà áp dụng các hình thức kéo giãn ngắt quãng hay liên tục.Cơ chế chung của hình thức này là :Tác động cơ học vào vùng cần kéo giãn làm mở rộng không gian đốt sống,làm cân bằng lại lực co cơ của hệ thống các dây chằng. Đồng thời giúp giảm đau thông qua việc làm giãn cơ,giảm áp lực lên đĩa đệm,giải phóng chèn ép rễ thần kinh…khôi phục vị trí đĩa đệm,định hình lại đường cong sinh lý cột sống.

Đai kéo giãn cột sống DiskDr giúp tự điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà
– Bằng các biện pháp luyện tập,rèn luyện: có thể làm giãn đốt sống bằng các bài tập thể dục kéo giãn đốt sống, hoặc các hình thức vận động tác động làm giãn đốt sống như: bơi lội,treo xà và đặc biệt là liệu pháp kéo giãn cột sống bằng đai hơi DiskDr
• Phương pháp ủ sáp Paraffin: giúp bệnh nhân giảm đau,giảm co thắt cơ,giúp phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên tại vị trí đĩa đệm bị tổn thương.
Điều trị ngoại khoa – phẫu thuật: Là biện pháp được áp dụng sau khi các biện pháp điều trị bảo tồn không đạt hiệu quả. Thường được áp dụng cho các bệnh có cơn đau kéo dài mà không đáp ứng với các biện pháp nội khoa và có dấu hiệu ảnh hưởng đến thần kinh nặng dần ,cộng với có dấu hiệu rõ ràng là chèn ép rễ,tủy thần kinh được xác định qua MRI
Phương pháp mới của ngoại khoa đó là thay đĩa đệm nhân tạo: vi phẫu cắt bỏ phần phình lồi,thoát vị của đĩa đệm gây chèn ép và thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo làm bằng Titanium và Ceramic.
Nguồn thông tin tham khảo:

DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop