Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ khiến nhiều người gặp phải đau đớn dai dẳng kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Để chấm dứt cơn đau, người bệnh cần tìm được cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phù hợp nhất với tình trạng bệnh. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn top 8+ cách chữa thoát vị cổ, để bạn có thể nhanh chóng trở về với cuộc sống khỏe mạnh nhất.

1. Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Sử dụng thuốc Tây để điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp khá phổ biến do tác dụng kiểm soát cơn đau nhanh chóng. Phương pháp này thường được chỉ định ở các tình trạng bệnh còn nhẹ, tuy nhiên chúng có nguy cơ đem lại tác dụng phụ cho cơ thể, vì thế cần có chỉ định từ bác sĩ và bệnh nhân cần nghiêm túc tuân thủ đúng liệu trình.

Các nhóm thuốc chủ đạo được dùng trong cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bao gồm:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Acetaminophen (Paracetamol),… là thuốc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng từ đau nhẹ đến đau vừa. Trong các trường hợp đau nặng, người bệnh có thể sẽ được chỉ định sử dụng nhóm giảm đau trung ương như: Morphin, Codein….
  • Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID): diclofenac, meloxicam, celecoxib… được sử dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm xuất hiện kèm tình trạng viêm với các triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau.
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Mydocalm, Decontractyl, Myonal… được sử dụng trong trường hợp có kèm triệu chứng đau co cứng cơ, khó vận động, hoạt động.
  • Thuốc tiêm Corticoid: Được sử dụng để giải quyết nhanh tình trạng viêm khu trú tại một điểm. Vì đưa thuốc đến trực tiếp điểm bị viêm nên thời gian cho tác dụng nhanh hơn hẳn so với việc sử dụng thuốc qua đường uống..
  • Nhóm vitamin nhóm B: Vitamin B1, vitamin B6, Vitamin B12… thường được sử dụng để củng cố chức năng dẫn truyền thông tin của hệ thần kinh.

2. Thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

2.1. Bài thuốc sử dụng rễ đinh lăng

Theo Đông y, rễ đinh lăng có tính mát, vị ngọt, có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, giúp giảm triệu chứng đau do thoát vị hiệu quả.

Rễ cây đinh lăng điều trị thoát vị đĩa đệm
Rễ cây đinh lăng là vị thuốc quen thuộc trong điều trị thoát vị đĩa đệm
  • Nguyên liệu: 20g rễ cây đinh lăng khô.
  • Cách làm: Rễ đinh lăng cho vào nồi 1,5 lít nước và đun sôi.
  • Cách dùng: Sau khi nước đinh lăng sôi, rót ra cốc dùng thay nước để uống hàng ngày. Sử dụng liên tục trong 1 – 2 tháng để mang đến hiệu quả.
  • Lưu ý: Phụ nữ mang thai, đang cho con bú không nên dùng đinh lăng.

2.2. Bài thuốc với cây lược vàng

Cây lược vàng là vị thuốc Đông có tính mát, thường được chỉ định để điều trị các bệnh như: đau cổ, đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm họng…

  • Nguyên liệu: Lá cây lược vàng. Rượu trắng loại tốt.
  • Cách thực hiện: Lá cây lược vàng đem rửa sạch rồi để ráo nước sau đó cắt nhỏ thành từng đoạn.Bỏ lá lược vàng đã cắt vào bình thủy tinh sau đó đổ ngập rượu và đậy bình kín, để nơi thoáng mát.
  • Cách dùng: Sau khi ngâm rượu thuốc 1 tháng thì có thể sử dụng. Mỗi ngày dùng tay xoa đều rượu lên vùng cổ bị đau kết hợp với xoa bóp, massage nhẹ nhàng để rượu thấm tốt và tác dụng thuốc đến nhanh hơn.

2.3. Bài thuốc rượu gừng

Bài thuốc rượu gừng là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ vô cùng hiệu quả, Theo đông y gừng có vị cay, tính ấm nên thường dùng ngâm với rượu để làm thuốc xoa bóp giảm đau cho các khớp.

Bài thuốc rượu gừng chữa thoát vị đĩa đệm
Rượu gừng giúp làm giảm nhanh các cơn đau xương khớp
  • Nguyên liệu: 2kg gừng, 3 lít rượu trắng, bình thủy tinh có nắp đậy.
  • Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, đập nát hoặc lấy dao cắt thành từng lát mỏng. Cho gừng vào bình thủy tinh, đổ rượu vào sao cho rượu ngập hết lượng gừng có trong bình. Đậy chặt nắp, để ở nơi khô ráo thoáng mát trong khoảng 1 tháng.
  • Cách dùng: Mỗi ngày đổ một ít rượu gừng ra lòng bàn tay, rồi xoa lên vị trí đốt sống bị đau, kết hợp với massage để có hiệu quả tốt nhất.

2.4. Bài thuốc nam từ ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng tính ấm, chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau thần kinh như: cineol, dehydro matricaria este, thuyen, tricosanol, tetradecatrilin,… nên có hiệu quả cao trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

  • Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ để ráo nước, sau đó đổ muối vào chảo, rang nóng rồi cho lá ngải cứu vào đảo cùng muối hột đến khi thấy có mùi thơm ngải cứu bay lên thì đổ hỗn hợp ra tấm vải sạch.
  • Cách sử dụng: Đem bọc ngải cứu muối chườm lên vùng cổ bị đau. Nếu hỗn hợp nguội thì có thể rang lại rồi chườm tiếp. Chỉ cần thực hiện liên tục 2 – 3 lần đã có thể cảm nhận được cơn đau cải thiện rõ rệt.

2.5. Bài thuốc từ cây xương rồng

Cây xương rồng là vị thuốc có chứa hoạt chất heterosid flavonic nên có hiệu quả cao trong việc chống viêm, giảm đau các bệnh lý liên quan đến xương khớp.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 2 -3 bẹ xương rồng, 20g lá ngải cứu tươi, 20g cúc tần tươi.
  • Cách thực hiện: Tiến hành loại bỏ toàn bộ phần gai có trên bẹ xương rồng sau đó rửa sạch và ngâm với nước muối trong vài phút rồi vớt ra để ráo nước. Lấy toàn bộ dược liệu đã chuẩn bị cho vào chảo sao nóng rồi trút ra một khăn sạch.
  • Cách sử dụng: Đắp trực tiếp các dược liệu đã được sao nóng lên vùng đốt sống bị đau. Thực hiện đắp bài thuốc này liên tục 10 ngày để thấy hiệu quả rõ nhất.

3. Vật lý trị liệu

3.1. Đai kéo giãn cột sống

Các loại đai kéo giãn cột sống hoạt động dựa trên nguyên lý thông qua lực kéo phù hợp sẽ kéo giãn khoảng cách giữa 2 đốt sống. Từ đó, các dây thần kinh sẽ được giải phóng khỏi sự chèn ép, giảm bớt áp lực, tăng cường lưu thông máu và tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm trở về vị trí sinh lý ban đầu.

Có thể nói việc sử dụng đai kéo giãn cột sống sẽ giúp bệnh nhân thuận tiện trong việc điều trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên, để mang đến hiệu quả trị bệnh cao nhất, bạn cần lựa chọn được sản phẩm chất lượng.

Trên thị trường hiện nay, đai kéo giãn cột sống DiskDr. là sản phẩm đang được rất nhiều y bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân nên sử dụng. Bởi DiskDr. là sản phẩm được Bộ Y tế xác nhận là thiết bị y tế loại A có tác dụng điều trị thoát vị.

Đai kéo giãn cột sống Disk Dr. điều trị thoát vị đĩa đệm
Đai kéo giãn cột sống DiskDr. có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả

3.2. Kéo giãn cột sống cổ bằng máy

Tương tự như với đai kéo giãn cột sống thì máy kéo giãn cột sống cũng có mục đích tương tự là tác động cơ học lên cột sống giúp làm tăng khoảng cách giữa các đốt sống, giải phóng chèn ép các dây thần kinh và mạch máu, tăng tuần hoàn máu…

Tuy nhiên, loại máy kéo giãn này là thiết bị y tế chuyên dụng, chỉ có tại bệnh viện hay các phòng khám chuyên xương khớp. Khi sử dụng, cần tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà sẽ điều chỉnh lực kéo, tần suất và thời gian kéo khác nhau để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Khi sử dụng máy kéo giãn cột sống, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu như: choáng, ê ẩm do trong quá trình kéo giãn đã kích thích đến các dây thần kinh thực vật chạy dọc cột sống, hoặc đau dữ dội ở khu vực bị tác động lực ở một vài lần đầu, nhưng chỉ cần nằm nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm dần.

Máy kéo giãn cột sống điều trị thoát vị đĩa đệm
Máy kéo giãn cột sống cổ trong điều trị thoát vị đĩa đệm

3.3. Phương pháp điện trị liệu

Điện trị liệu là liệu pháp sử dụng các dòng điện có cường độ nhỏ chạy xuyên qua da. Các xung điện phát ra sẽ làm giảm cơn đau, giúp giãn mạch, kích thích lưu thông máu giúp giảm sưng và cải thiện khả năng vận động của đầu gối.

Trong phương pháp trị liệu bác sĩ sẽ sử dụng các liệu pháp như sóng ngắn, chiếu tia laser, hồng ngoại để tác động lên vùng bị thoát vị đĩa đệm giúp hồi phục khả năng vận động.

3.4. Massage

Massage sẽ giúp làm giảm tình trạng căng cứng ở cơ xương khớp, giảm đau nhanh chóng đặc biệt là ở những vị trị bị thoát vị đĩa đệm. Sau một thời gian massage các cơ, dây chằng và rễ thần kinh bị tổn thương sẽ được phục hồi một cách nhanh chóng.

Xem thêm: Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả bất ngờ

4. Châm cứu

Châm cứu, bấm huyệt là liệu pháp sử dụng kim châm tác động trực tiếp đến các huyệt vị trên cơ thể. Mục đích là để thông kinh mạch, kích thích tăng cường tuần hoàn nuôi dưỡng từ đó giải quyết cơn đau hiệu quả.

Các huyệt vị thường được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm gồm có: huyệt đại trường du, huyệt thận du, huyệt mệnh môn….

Các huyệt vị là vị trí quan trọng của cơ thể, việc tác động sai cách hoặc sai vị trí có thể dẫn đến những nguy hiểm cho cơ thể như liệt, teo cơ… Do vậy, nếu muốn điều trị thoát vị bằng phương pháp này, người bệnh cần tìm đến cơ sở uy tín được điều trị bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

5. Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cổ

Các bài tập yoga có tác dụng giảm đau, giãn cơ, giảm áp lực lên đốt sống, tăng cường lưu thông máu nên sẽ giúp các khớp xương trở nên linh hoạt hơn.

Các bài bạn có thể áp dụng để chữa đau mỏi vai gáy do thoát vị đĩa đệm cổ là:

5.1. Tư thế con mèo

Tư thế con mèo có tác dụng kéo giãn toàn bộ cột sống, giải phóng sự chèn ép cho các dây thần kinh, giúp giảm đau và cải thiện độ linh hoạt cho xương khớp.

Tư thế con mèo điều trị thoát vị đĩa đệm
Tư thế con mèo

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân quỳ xuống sàn, chống hai tay, ngẩng cổ mắt nhìn về phía trước.
  • Hít vào đồng thời gồng lưng lên cao hết sức có thể, đầu cúi xuống mắt nhìn về phía bụng.
  • Thở sâu, chậm và giữ tư thế trong vài nhịp thở rồi từ từ trở về trạng thái ban đầu.
  • Thực hiện động tác 5 – 6 lần.

5.2. Tư thế trẻ em

Tương tự như tư thế con mèo, tư thế em bé cũng giúp kéo giãn hoàn toàn các đốt sống trên cơ thể, giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau…

Tư thế trẻ em điều trị thoát vị đĩa đệm
Tư thế trẻ em

Cách thực hiện:

  • Người bệnh quỳ trên thảm, mông chạm gót chân.
  • Hít sâu rồi từ từ vươn người về trước hết mức có thể, lòng bàn tay úp xuống và hít thở sâu.
  • Duy trì tư thế trong khoảng 1 phút rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 5 lần.

5.3. Tư thế xoắn

Tư thế xoắn người này giúp tăng cường độ linh hoạt của cột sống, hông, vai, cổ. Tư thế xoắn giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đau cổ vai gáy và đau dây thần kinh tọa.

Tư thế xoắn điều trị thoát vị đĩa đệm
Tư thế xoắn

Cách thực hiện:

  • Ngồi xếp bằng trên sàn nhà, hai tay đặt lên đùi hoặc dưới sàn cạnh hông.
  • Lưng thẳng sau đó vặn người sang trái, chống tay trái ra sau lưng, vắt chân trái qua chân phải, giữ mông chạm sàn và cảm giác các khối cơ trên cơ thể đều được kéo căng.
  • Hít thở nhẹ nhàng, mắt nhìn qua vai, duy trì tư thế trong khoảng 30 giây đến 1 phút thì thở ra rồi nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại

5.4. Tư thế con cá

Tư thế con cá có tác dụng giải tỏa sự căng cơ ở vùng cổ và thắt lưng, giúp kích thích tuần hoàn máu, cơ thể thư thái, thoải mái, cải thiện các cơn đau hiệu quả.

Tư thế con cá điều trị thoát vị đĩa đệm
Tư thế con cá

Cách thể hiện:

  • Người tập nằm trên thảm, thả lỏng cơ thể.
  • Vòng hai tay ra sau lưng, úp xuống sàn và từ từ nâng ngực lên cao nhất có thể, đồng thời tỳ hai cẳng tay xuống thảm. Giữ cứng cổ và đầu chống xuống thảm bằng đỉnh (nếu có thể)
  • Giữ tư thế trong vài nhịp thở rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện động tác 3 – 5 lần.

5.5. Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu này có tác động lên cột sống và các dây thần kinh giúp giảm đau và tăng cường sự linh hoạt của lưng, cổ.

Tư thế cây cầu điều trị thoát vị đĩa đệm
Tư thế cây cầu

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân nằm ngửa, hai bàn tay đặt xuôi bên hông.
  • Gập đầu gối, hai chân đặt rộng bằng vai, hai tay nắm lấy cổ chân hoặc hai tay đan vào nhau.
  • Hít vào và từ từ đưa lưng lên phía trước, cảm nhận sự căng cứng của lưng và cổ.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30s rồi từ từ thở ra và hạ lưng xuống.
  • Lặp lại động tác 3 – 5 lần.

6. Bài tập thể dục

Các bài tập thể dục giúp xương khớp được thả lỏng, kích thích lưu thông máu, giúp tăng độ linh hoạt của các khớp và khắc phục triệu chứng đau cổ rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các bài tập sau:

6.1. Căng cổ sang bên

Cách thực hiện:

  • Người bệnh ngồi thẳng lưng, hai tay thả lỏng trên đùi, đầu thẳng.
  • Xoay đầu một góc khoảng 50 độ sang bên trái và kéo căng cơ cổ hết mức có thể
  • Thực hiện tương tự với bên phải.
  • Hít thở nhịp nhàng trong quá trình thực hiện và mỗi động tác lặp lại 10 lần.
Bài tập căng cổ sang hai bên
Căng cổ sang hai bên

6.2. Kéo giãn cổ trước và sau

Bài tập kéo giãn cổ giúp thư giãn các cơ đầu, cơ nâng vai và cơ vùng trước cổ từ đó làm giảm triệu chứng đau nhức, mỏi cổ, vai gáy.

Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng, hít thở nhẹ nhàng
  • Từ từ gập cổ về phía trước sao cho phần cằm chạm được đến trước ngực. Duy trì tư thế trong 10 giây
  • Nâng cổ trở lại vị trí bình thường rồi ngửa hết cỡ về sau lưng. Hít thở nhẹ nhàng, duy trì tư thế trong 10 giây.
Bài tập kéo giãn cổ trước và sau
Bài tập kéo giãn cổ trước và sau

6.3. Xoay cổ

Động tác xoay cổ giúp kéo giãn cơ thang, cơ gối đầu và cơ nâng vai, khiến đốt sống cổ được kéo giãn giúp giải phóng dây thần kinh, kích thích khí huyết lưu thông.

Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng, thả lỏng người
  • Từ từ xoay cổ từ trái sang phải theo vòng tròn, cố gắng xoay đến hết mức có thể
  • Bài tập nên được thực hiện mỗi bên khoảng 10 lần và không xoay lưng theo khi tập xoay cổ.
Bài tập xoay cổ điều trị thoát vị đĩa đệm
Bài tập xoay cổ

6.4. Tăng cường kháng cự

Bài tập tăng cường kháng cự giúp các cơ vùng cổ chắc khỏe đồng thời phản lực của tay bằng với lực chịu của vùng cổ tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Đặt lòng bàn tay áp lên trán, giữ chắc chắn để tạo lực chắn. Sau đó, đẩy đầu về phía lòng bàn tay.
  • Duy trì lực đẩy và lực chắn trong khoảng 10 giây.
  • Đặt tay sang bên trái và bên phải đầu và đẩy đầu để tạo lực ngược hướng với hướng của tay. Giữ trạng thái này trong khoảng 10 giây.
  • Với mỗi hướng đầu, người bệnh nên thực hiện 3 lần cho mỗi lượt tập.
Bài tập tăng cường kháng cự
Bài tập tăng cường kháng cự

6.5. Tăng cường nhóm cơ cổ

Bài tập cho người thoát vị đĩa đệm cổ này giúp tăng cường sức mạnh của nhóm cơ cổ, giải tỏa áp lực, khắc phục được các chứng nhức, mỏi cổ, gáy, đau nhức…

Cách thực hiện:

  • Nằm trên thảm, chân hơi co lại, hai tay đặt hai bên và úp lòng bàn tay xuống.
  • Từ từ nâng thân trên, gập đầu về phía trước, sao cho cằm chạm xuống phần trước ngực.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 7 giây rồi nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện động tác tập liên tục 3 lần.
Bài tập tăng cường nhóm cơ cổ
Bài tập tăng cường nhóm cơ cổ

7. Phẫu thuật

Trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ thì các phương pháp điều trị nội khoa bên trên đều được ưu tiên sử dụng. Còn trong trường hợp các phương pháp này đều không mang đến hiệu quả sau 6 – 8 tuần điều trị hoặc bệnh trở nặng, có biến chứng nguy hiểm thì các y bác sĩ mới tiến hành chỉ định phẫu thuật.

Hiện nay để mổ chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có khá nhiều hình thức, cụ thể gồm:

7.1. Phương pháp nội soi

Phương pháp mổ nội soi sẽ giúp loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị thông qua một vết rạch rất nhỏ chỉ khoảng 3cm. Các bác sĩ có thể tiếp cận và loại bỏ phần đĩa đệm thoát vị qua đường liên bản sống.

Ưu điểm của phương pháp mổ nội soi là:

  • Ít tàn phá
  • Thời gian phẫu thuật ngắn
  • Hạn chế được nhiều biến chứng sau phẫu thuật.

Tuy nhiên phương pháp này sẽ không xử lý được trong trường hợp phần đĩa đệm thoát vị lớn và các cấu trúc xung quanh bị tổn thương nặng.

7.2. Phương pháp mổ hở

Phương pháp mổ hở có thể loại bỏ được những phần đĩa đệm, dây chằng bị tổn thương nặng mà các phương pháp khác không xử lý được. Để mổ hở, người bệnh phải được gây mê toàn thân và phẫu thuật loại bỏ phần đĩa đệm thoát vị thông qua một vết rạch.

Tuy nhiên, khi điều trị bằng phương pháp mổ hở, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng như: nhiễm trùng sau mổ, dính rễ dây thần kinh, liệt không hồi phục do thần kinh bị tổn thương…

7.3 Phương pháp mổ vi phẫu

Phương pháp mổ vi phẫu thông qua kính hiển vi để thực hiện các thao tác phẫu thuật loại bỏ nhân đĩa đệm thoát vị giải phóng dây thần kinh đang bị chèn ép.
Thông qua kính hiển vi, toàn bộ cấu tạo của các bộ phận được hiển thị rõ ràng nên sẽ hạn chế được tối đa các sai sót trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này lại không đem lại hiệu quả trong cao các trường hợp thoát vị đĩa đệm kèm theo đau rễ dây thần kinh mức độ nhẹ.

7.4. Lưu ý khi sử dụng phương pháp phẫu thuật

Để có thể chỉ định chính xác trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm nào cần mổ thì y bác sĩ chuyên môn sẽ phụ thuộc vào các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng và những đáp ứng của bệnh nhân với các phương án điều trị trước đó.

Cụ thể hơn, những trường hợp sau sẽ được chỉ định mổ:

  • Điều trị thoát vị cổ bằng các phương pháp bảo tồn trong 6 – 8 tuần mà không có kết quả.
  • Có dấu hiệu chèn ép tủy sống và dây thần kinh độ nặng, có khả năng liệt.
  • Trường hợp người bị thoát vị đĩa đệm gặp phải các biến chứng như liệt vận động hay hội chứng chùm đuôi ngựa thì cũng cần được tiến hành mổ ngay.
  • Bệnh lý cột sống rất nhiều.
  • Những đối tượng chống chỉ định với phương pháp mổ:
  • Chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ.
  • Những người bị bệnh lý tim mạch.
  • Bệnh lý chuyển hóa hoặc bệnh lý xương di truyền.
  • Các bệnh nhân mất vững cột sống cổ, khe khớp liên đốt sống hẹp nhiều, cốt hóa dây chằng dọc sau, hẹp ống sống cổ do chèn ép từ thân đốt sống cổ…

Người bệnh nên biết, ngoài một số cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phù hợp thì kết quả điều trị sẽ phụ thuộc vào cả một quá trình dài. Vì thế người bệnh cần kiên nhẫn và luôn tuân thủ đúng liệu trình mà bác sĩ đã đề ra để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.