Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và những điều bạn cần biết
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hay mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị khi bệnh đã trở nên trầm trọng. Đây là một phương pháp xâm lấn, do đó người bệnh nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định. Những thông tin chi tiết nhất được tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín trong bài viết này hi vọng sẽ giải đáp hết thắc mắc của quý bạn đọc.
1. Tổng quan về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
1.1. Có nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không?
Thoát vị đĩa đệm xảy ra do cấu trúc bình thường của đĩa đệm bị phá vỡ và nhân nhầy tràn ra khỏi vị trí thông thường. Các phương pháp điều trị sau đó chỉ mang tính chất hạn chế mức độ tổn thương (mức độ thoát vị). Vậy nên, việc điều trị khỏi hoàn toàn 100% thoát vị đĩa đệm là điều không thể thực hiện được.
Người bệnh cũng không nên suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Dù không thể khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị tốt thì tỉ lệ phục hồi của người bệnh có thể lên đến 80 – 90%.
Vì đĩa đệm là một cấu trúc tự nhiên rất khó để thay. Nên biện pháp điều trị được ưu tiên là điều trị bảo tồn, không phải phẫu thuật thay thế.
Việc phẫu thuật khi chưa cần thiết sẽ khiến người bệnh tốn chi phí, không cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. Tăng nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện điều trị. Cùng với đó là những biến chứng nguy hiểm sau khi phẫu thuật.
Việc phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm là điều rất cần thiết. Một khi đã bị bệnh, thì người bệnh nên tìm hiểu kỹ các phương pháp nội khoa, thăm khám ở bệnh viện uy tín, để nắm rõ về tình trạng bệnh của mình. Thêm nữa, hãy tuân thủ nghiêm ngặt việc điều trị nội khoa với các phương pháp bảo tồn trước khi đưa ra quyết định mổ thoát vị đĩa đệm.
1.2. Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Chi phí của các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ có sự chênh lệch, khác biệt do các yếu tố dưới đây:
Phương pháp mổ
- Nếu người bệnh được chỉ định phương pháp mổ hở lưng. Chi phí của ca phẫu thuật sẽ dao động trong khoảng từ 15 đến 20 triệu.
- Với các trường hợp cần mổ nội soi, chi phí phẫu thuật tăng cao hơn vào khoảng từ 30 đến 40 triệu.
- Nếu người bệnh bị hẹp ống sống cần phải đặt nẹp vít; chi phí phẫu thuật sẽ phải cộng thêm từ 30 đến 32 triệu.
Tình trạng của bệnh
- Với các trường hợp người bệnh bị thoát vị đa tầng với nhiều điểm thoát vị, thời gian phẫu thuật lâu hơn.
- Các vật liệu sử dụng trong phẫu thuật cũng nhiều hơn. Nên chi phí điều trị của người bệnh cũng sẽ cao hơn so với trường hợp thoát vị một tầng.
Thể chất bệnh nhân
- Thể chất người bệnh là một trong những tiêu chí để lựa chọn phương pháp mổ. Một bệnh nhân khỏe mạnh; không mắc các bệnh lý mắc kèm thì chi phí hỗ trợ cho quá trình mổ thoát vị cũng giảm đáng kể.
- Thể chất bệnh nhân cũng tăng khả năng thành công sau phẫu thuật, cũng như thời gian hồi phục.
Bảo hiểm y tế
- Người bệnh nên chuẩn bị cho mình bảo hiểm y tế. Sau khi hạch toán chi phí phẫu thuật, bảo hiểm y tế sẽ giúp giảm bớt được chi phí điều trị cho người bệnh.
Cơ sở phẫu thuật
- Các cơ sở lớn và uy tín thường sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại nên chi phí có thể cao hơn. Bạn cũng không nên vì điều này mà lựa chọn các cơ sở thiếu chuyên nghiệp.
- Cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của bác sĩ là yếu tố quan trọng để việc mổ thoát vị đĩa đệm lưng được thành công.
1.3. Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Phương pháp phẫu thuật xâm lấn có những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh cần biết để đề phòng, cân nhắc trước khi lựa chọn mổ:
Nhiễm trùng
- Việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật chưa tốt cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị nhiễm trùng.
- Vị trí nhiễm trùng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường là ở vùng da bị rạch, bên trong đĩa đệm hoặc ở ống cột sống.
- Hiện tượng nhiễm trùng gây viêm, mưng mủ thậm chí là hoại tử vết mổ nếu không được kiểm soát tốt.
Thoái hoá cột sống
- Can thiệp phẫu thuật làm mất đi cấu trúc tự nhiên của cột sống, làm giảm sức mạnh và khả năng nâng đỡ của cột sống.
- Đây là nguyên nhân chính khiến các đốt sống dễ bị thoái hóa sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.
Đau kéo dài
Có hai nguyên nhân chính khiến người bệnh bị đau sau phẫu thuật là:
- Đau do vết mổ: Người bệnh có thể thường xuyên cảm thấy đau nhức hay ngứa ran tại các vết mổ. Di chứng này thường xuất hiện khi có sự thay đổi thời tiết, các yếu tố gây dị ứng…
- Đau do dây thần kinh: Các tổn thương do đĩa đệm chèn ép dây thần kinh thường rất khó để phục hồi kể cả khi dây thần kinh đã được giải phóng. Rất nhiều trường hợp, cơn đau dây thần kinh xuất hiện trở lại chỉ trong một khoảng thời gian ngắn sau phẫu thuật.
Liệt chi, teo cơ
- Tỷ lệ gặp phải biến chứng này rất thấp, tuy nhiên đây là biến chứng nguy hiểm nhất và không thể phục hồi nếu xuất hiện.
1.4. Lưu ý trước khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Để có được một ca mổ thoát vị đĩa đệm thành công nhất, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
- Có một chế độ ăn uống đủ chất, điều độ: Trước khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần được tẩm bổ những dưỡng chất quan trọng cho xương như canxi, protein, axit béo – omega 3. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ làm tăng thể trạng và sức khỏe người bệnh.
- Chuẩn bị tư trang, vật dụng cần thiết: Người bệnh sẽ được chỉ định ở viện để theo dõi, xét nghiệm trước khi mổ. Nên hãy chuẩn bị đầy đủ những tư trang thiết yếu cho sinh hoạt tại bệnh viện.
- Chuẩn bị kinh phí, phương tiện đi lại: Hãy chuẩn bị đầy đủ chi phí mổ, thuốc men, tiền nằm viện, cũng như phương tiện di chuyển trước và sau khi mổ. Việc này đảm bảo quá trình mổ được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
- Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh: Những lo âu, thắc mắc là điều không thể tránh khỏi với những người sắp phải phẫu thuật. Do đó, người nhà nên động viên người bệnh với những kiến thức, thông tin bổ ích. Việc suy nghĩ tích cực cũng góp phần làm tăng khả năng thành công sau phẫu thuật.
1.5. Lưu ý sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Một chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn hợp lý không chỉ cần thiết trước ca mổ, mà còn rất quan trọng đến việc phục hồi sau phẫu thuật. Hãy tuân thủ những chỉ định của bác sĩ về việc nên và kiêng ăn gì sau phẫu thuật. Thức ăn cho người bệnh nên có chất lượng tốt, đủ chất, và hãy bổ sung thêm thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp.
- Bố trí người chăm sóc: Việc ở cạnh người thân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm sẽ phần nào giúp tâm trạng người bệnh ổn định hơn. Do đó, hãy sắp xếp người chăm sóc với đầy đủ kiến thức về bệnh, cũng như biết những việc cần làm.
- Vệ sinh sạch sẽ: Đây là một việc rất quan trọng để phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lưng. Người chăm sóc nên làm theo hướng dẫn của y bác sĩ để giảm thiểu tối đa rủi ro bị nhiễm trùng.
2. Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn biến chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn ưu tiên trong quá trình điều trị vì nguy cơ rủi ro cao, cũng như chi phí điều trị đắt.
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau đây:
Điều trị nội khoa và phục hồi chức năng tích cực trên 6 tháng mà không cải thiện triệu chứng.
Các cách điều trị như đeo đai kéo giãn cột sống, uống thuốc, đắp thuốc, bấm huyệt, vật lý trị liệu…, không cho hiệu quả như mong muốn hoặc thậm chí còn có dấu hiệu nặng nề hơn thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Các triệu chứng tệ hơn, nguy hiểm đến thể chất người bệnh.
Các cơn đau kéo dài, khiến người bệnh mất tỉnh táo hoặc không thể vận động. Để tránh biến chứng nặng nề không thể phục hồi, lúc này người bệnh cần tiến hành phẫu thuật để giải phóng ngay lập tức dây thần kinh bị chèn ép.
Bệnh nhân mất cảm giác
Được xác định khi người bệnh không cảm nhận được cảm giác nóng, lạnh, đau, tê…. Để tránh những biến chứng nghiêm trọng, phương pháp phẫu thuật là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Rối loạn chức năng đại tiểu tiện
Tình trạng này cho thấy một bó rễ dây thần kinh ở vùng thắt lưng chi phối hoạt động, cảm giác và trao đổi dinh dưỡng của nửa dưới cơ thể kể từ vùng chậu đang bị chèn ép nặng nề. Nếu kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất cảm giác hai chân, đại tiểu tiện mất kiểm soát, liệt dương….
Chèn ép dây thần kinh cấp tính
Xuất hiện đột ngột do yếu tố tác động bên ngoài khiến những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm trở nặng nhanh chóng. Người bệnh cảm thấy đau dữ dội, mất cảm giác vùng từ thắt lưng trở xuống, một số trường hợp mất cả khả năng vận động.
Thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ, thoát vị di trú
Các trường hợp thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ, thoát vị di trú bắt buộc phải điều trị phẫu thuật mà không thể áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn như bình thường.
3. Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng phổ biến hiện nay.
3.1. Mổ hở
- Mổ hở là phương pháp phẫu thuật cổ điển và phổ biến nhất. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ trực tiếp tạo ra một đường đi vào tại vị trí tổn thương.
- Các thủ thuật loại bỏ phần nhân nhầy bị thoát vị hay cấy ghép rễ thần kinh bị tổn thương sẽ được thực hiện trực tiếp tại đường mổ trên lưng này của người bệnh.
- Chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp mổ hở thường dao động trong khoảng 15 đến 20 triệu.
3.2. Mổ nội soi
- Mổ nội soi là phương pháp được áp dụng cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm thể lỗ liên hợp và thể trung tâm lệch bên.
- Thông qua vết cắt nhỏ, các bác bác sĩ sử dụng các phương pháp ghi hình tại đầu dụng cụ phẫu thuật và tiến hành phẫu thuật dựa trên hình ảnh được ghi nhận.
- Với phương pháp này, đường rạch vết mổ nhỏ hơn nên người bệnh sẽ hạn chế được biến chứng tại vết mổ.
- Chi phí cho mỗi ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp mổ nội soi dao động từ 40 đến 50 triệu đồng.
3.3. Mổ bằng laser
- Phương pháp mổ laser không cần thực hiện các thủ thuật trực tiếp trên cơ thể người bệnh nên hạn chế được tối đa các biến chứng sau phẫu thuật. Các thống kê cho thấy tỷ lệ thành công của phương pháp này lên tới 70 – 75%.
- Thông qua một quang dẫn mềm năng lượng laser sẽ được đưa vào vị trí đĩa đệm thoát vị; loại bỏ một phần nhân nhầy. Tác động này khiến cho áp suất trong của đĩa đệm giảm đi nhanh chóng, khối nhân nhầy thoát vị co rút lại khiến cho các dây thần kinh được giải phóng. Thời gian cho một ca điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser thường chỉ kéo dài khoảng 15 – 20 phút.
- Chi phí cho phương pháp mổ laser điều trị thoát vị đĩa đệm rơi vào khoảng từ 15 – 20 triệu đồng.
3.4. Mổ bằng robot
- Mổ bằng robot là phương pháp điều trị hiện đại hàng đầu hiện nay. Với khả năng thao tác chính xác và linh hoạt; điều trị phẫu thuật bằng robot sẽ rút ngắn thời gian tiến hành phẫu thuật và giảm thiểu tỷ lệ sai sót xảy ra.
- Các bác sĩ sẽ thông qua hình ảnh được ghi nhận bởi camera trong ống nội soi sau đó tiến hành điều khiển các cánh tay robot để thực hiện phẫu thuật.
- Chi phí cho mỗi ca phẫu thuật bằng robot cao hơn hẳn so với các phương pháp khác, dao động từ 80 đến 100 triệu đồng.
3.5. Mổ bằng radio cao tần
- Để áp dụng phương pháp mổ bằng radio cao tần này bác sĩ sẽ dùng một kim chọc tủy chọc vào nhân nhầy của đĩa đệm; để đưa bộ truyền sóng và phát sóng radio vào nhân nhầy.
- Sóng radio được sử dụng để điều trị có tần số khoảng 100 kHz. Với cường độ này, sóng sẽ phá vỡ các liên kết phân tử của đĩa đệm; tạo thành khí thoát ra ngoài.
- Tỉ lệ thành công trung bình của phương pháp này thông qua một số báo cáo là khoảng 75%.
- Để thực hiện phẫu thuật bằng sóng radio cao tần, người bệnh cần chi trả một khoản phí tầm 20 triệu đồng.
3.6. Tiêu huỷ nhân nhầy bằng men Chymopapain
- Thành phần chính cấu tạo nên nhân nhầy của đĩa đệm là proteoglycan và glycoprotein. Dựa vào đó, các chuyên gia đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp enzyme; để điều trị loại bỏ phần nhân nhầy thoát vị ra bên ngoài.
- Enzyme Chymopapain có khả năng tiêu hủy nhân nhầy sẽ được đưa vào các điểm đĩa đệm bị thoát vị; và thực hiện tiêu hủy, ăn mòn phần đĩa đệm này giúp giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
- Ngoài ra Chymopapain còn có hoạt tính chống viêm nên thời gian khắc phục triệu chứng sẽ được rút ngắn lại.
3.7. Cắt đĩa sống vi phẫu qua ống banh nội soi
- Phương pháp cắt đĩa sống vi phẫu qua ống banh nội sau là phương pháp các bác sĩ sử dụng ống banh đường kính khoảng 2cm, để lấy nhân thoát vị thông qua một đường rạch qua da.
- Phẫu thuật cắt đĩa sống vi phẫu qua ống banh nội soi chỉ được thực hiện tốt nhất trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ngoài lỗ liên hợp; thể lỗ liên hợp và ở vị trí đốt sống L5/S1.
- Chi phí cho phương pháp phẫu thuật này có thể dao động từ 30 đến 40 triệu đồng.
4. Phục hồi sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tiếp tục điều trị phục hồi chức năng để ngăn chặn các biến chứng và hỗ trợ các chức năng của cơ thể trở lại bình thường nhanh chóng nhất.
4.1. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ
Với người vừa mổ thoát vị đĩa đệm lưng, những dụng cụ hỗ trợ sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục chức năng vận động. Với tác dụng cố định cột sống, giảm lực tác động lên đĩa đệm và cột sống, những dụng cụ hỗ trợ sau sẽ cải thiện chất lượng tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Sử dụng đai lưng kéo giãn cột sống:
- Là thiết bị giúp phục hồi chức năng rất cần thiết cho người thoát vị đĩa đệm.
- Thông thường, các đai lưng sẽ được sử dụng khoảng 3 đến 6 tháng sau phẫu thuật hoặc sớm hơn khi có chỉ định của bác sĩ.
- Các đai lưng kéo giãn cột sống có tác dụng làm tăng khoảng cách giữa các đốt sống, hạn chế lực tác động lên các đĩa đệm bị tổn thương từ đó ngăn chặn được tình trạng thoát vị.
- Nếu bạn đang trong giai đoạn tìm kiếm một thiết bị đai lưng uy tín và hiệu quả, hãy tham khảo đai kéo giãn DiskDr.
- Đây là thương hiệu uy tín được nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc. Sản phẩm được nhiều bác sĩ từ những bệnh viện lớn như 108, 103, … khuyên dùng.
- Điểm khác biệt giữa DiskDr. và các sản phẩm khác là khả năng phòng ngừa cũng như hỗ trợ phục hồi thương tổn ở đĩa đệm.
- Với công nghệ bơm khí chiều dọc, giúp hỗ trợ phần cột sống nâng đỡ cơ thể, tăng khoảng cách giữa các đốt sống, tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm được phục hồi.
- Công nghệ bơm RMS giúp giải phóng sự căng cơ xung quanh cột sống, rất thích hợp cho những bệnh nhân sau phẫu thuật. Ít vận động làm các cơ căng cứng, trạng thái sinh lý cân bằng cơ thể bị đảo lộn. Do đó, đai lưng kéo giãn cột sống rất hiệu quả trong việc giảm các cơn đau mỏi, tê nhức, đồng thời tăng cường sức mạnh cho các cơ.
- Thêm vào đó, việc vận động sau phẫu thuật là một điều khó khăn do những cơn đau, mỏi vẫn còn. Đai lưng kéo giãn cột sống hỗ trợ việc vận động, sinh hoạt của người bệnh được thuận lợi hơn.
Sử dụng khung tập đi:
- Là thiết bị sử dụng sau khoảng 2 – 3 ngày mổ để hỗ trợ cho quá trình di chuyển của bệnh nhân. Khung tập sẽ giảm bớt được áp lực từ nửa trên của cơ thể dồn xuống phần thắt lưng, từ đó bảo vệ đĩa đệm mới được phẫu thuật một cách tốt nhất.
Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung:
- Như đã đề cập ở phần lưu ý sau phẫu thuật, một chế độ dinh dưỡng đủ chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Tuy nhiên, với những người bệnh mới mổ, những cơn đau làm giảm cảm giác thèm ăn. Do đó, hãy bổ sung những thực phẩm chức năng giàu canxi, protein, axit béo-omega 3 để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
- Hiện tại, DiskDr. đang có chương trình khuyến mãi với tất cả sản phẩm bán ra sẽ được tặng một hộp KingJoint F1, có tác dụng kháng viêm giảm đau tự nhiên, cũng như bổ sung Glucosamine.
4.2. Tập luyện sau mổ
Các bài tập sẽ có sự thay đổi theo thời gian kể từ sau khi mổ:
Sau nửa ngày mổ:
- Đây là thời gian người bệnh cảm thấy đau và yếu nhất. Do lúc này, các thuốc gây tê đã hết tác dụng và tác dụng phụ của thuốc bắt đầu xuất hiện.
- Lúc này, người bệnh nên bắt đầu tập luyện với các bài tập hít thở, giúp khởi động các cơ ở bụng và ở lưng.
- Kích thích các tế bào hoạt động trở lại và bắt đầu các phản ứng tái tạo, làm lành tổn thương nhanh hơn.
Sau 1 ngày mổ:
- Người nhà bệnh nhân có thể hỗ trợ bệnh nhân vận động nhẹ nhàng ở khớp gối và khớp háng.
- Đây được coi như một bài tập khởi động, giúp cơ thể lấy lại cảm giác vận động; đảm bảo các khớp không bị co cứng khi hoạt động trở lại.
Sau 2 – 3 ngày mổ:
- Người bệnh lúc này có thể bắt đầu đi lại nhẹ nhàng dưới sự giúp đỡ của người nhà.
- Tuy nhiên, không được đi quá lâu tránh làm tổn thương đến đĩa đệm và cột sống.
- Mỗi lần, người bệnh chỉ nên đi 2 – 3 phút rồi nghỉ.
5. Cơ sở y tế uy tín chuyên mổ thoát vị đĩa đệm
Để quá trình mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được thực hiện an toàn và hạn chế tối đa biến chứng. Người bệnh nên lựa chọn các cơ sở uy tín để thực hiện phẫu thuật điều trị. Dưới đây là các cơ sở được đánh giá tốt nhất:
5.1. Cơ sở y tế tại Hà Nội phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
5.1.1. Bệnh viện đại học Y hà Nội
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
Website: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (benhviendaihocyhanoi.com)
Số điện thoại: 1900 6422
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là nơi làm việc của rất nhiều những chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành. Đây cũng là đơn vị nhận được nguồn nhân lực chất lượng cao từ đơn vị đào tạo chuyên môn hàng đầu của cả nước – Đại học Y Hà Nội.
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được thực hiện tại bệnh viện là mổ nội soi thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau phẫu thuật tại đây.
5.1.2. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội 113601
Website: Trang chủ – Cổng thông tin điện tử (benhvien108.vn)
Số điện thoại: 1900 98 68 69 – 0967 751 616
Với nguồn đầu tư lớn phân bổ từ cách hỗ trợ, phục vụ đến trang thiết bị tân tiến để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được xem là bệnh viện hiện đại nhất Việt Nam.
Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 bao gồm:
- Mổ nội soi
- Vi phẫu thuật qua ống banh
- Mổ mở
5.1.3. Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Tầng 7, Toà nhà 21 tầng, Bệnh Viện Bạch Mai, Số 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội (Khoa chấn thương chỉnh hình và cột sống)
Website: BỆNH VIỆN BẠCH MAI (bachmai.gov.vn)
Số điện thoại: 0869 587 728
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện tuyến trung ương đầu tiên của Việt Nam. Đội ngũ nhân viên y tế tại đây được đánh giá là có trình độ chuyên môn hàng đầu của cả nước.
Kinh nghiệm chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, quy trình thực hiện chuyên nghiệp. Khoa Chấn thương chỉnh hình là cơ sở uy tín mà người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tìm đến để thực hiện điều trị.
5.2. Cơ sở y tế tại TP. Hồ Chí Minh mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
5.2.1. Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Website: Bệnh viện Chợ Rẫy (choray.vn)
Số điện thoại: (84-028) 3855 4137 – (84-028) 3855 4138
Đơn vị tiếp nhận mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện chợ Rẫy là: Khoa Cơ – Xương – Khớp.
Với các trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm từ cả trong và ngoài nước. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi tiến hành điều trị thoát vị đĩa đệm tại đây.
5.2.2. Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM
Địa chỉ: Số 929 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM
Website: Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM (bvctch.vn)
Số điện thoại: 028. 3923 5791 – 3923 5821 – 3923 7007
Bệnh viện chấn thương chỉnh hình là đơn vị chuyên thăm khám và điều trị. Các trường hợp có vấn đề liên quan đến xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm.
Nếu muốn phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh cần liên hệ với khoa Cơ – Xương – Khớp của bệnh viện. Đây là đơn vị luôn được cập nhật các phương pháp điều trị hiện đại và hiệu quả nhất. Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là đơn vị uy tín cho người bệnh muốn phẫu thuật điều trị thoát bị đĩa đệm.
5.2.3. Bệnh viện đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: Bệnh viện Đại học Y Dược (bvdaihoc.com.vn)
Số điện thoại: 028 3855 4269
Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh có đội ngũ chuyên gia trình độ cao với các nhân viên y tế được đào tạo bài bản; chuyên nghiệp về thái độ phục vụ, chuyên môn nghiệp vụ.
Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được áp dụng tại bệnh viện bao gồm:
- Phẫu thuật mổ mở
- Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm vi phẫu
- Phẫu thuật nội soi.
Qua bài viết, mong rằng những thông tin chính xác nhất, hữu ích nhất về các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đến được với bạn đọc. Hi vọng, người bệnh có cái nhìn tổng quát nhất về việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lưng. Cảm ơn đã dành thời gian đọc bài viết chi tiết này.
Xem thêm:
Thoát vị đĩa đệm, tất cả những gì bạn cần biết
Khả năng tự phục hồi của đĩa đệm và những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Phân biệt giữa thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, và gai cột sống
Nguồn tham khảo:
Herniated Disc Surgery: What to Expect (healthline.com)
Surgery Options for a Herniated Disc (spine-health.com)
Surgery for Lumbar Herniated Disc (spine-health.com)
Herniated disc surgery: Types, procedure, risks, and recovery (medicalnewstoday.com)
Lumbar Discectomy or Microdiscectomy Surgery for a Herniated Disc (webmd.com)
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop