Vì sao phải kéo giãn cột sống?
Cột sống đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi cột sống khỏe mạnh và hoạt động tốt, chúng ta dễ dàng thực hiện các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, nếu cột sống bị tổn thương thì cần phải tiến hành điều trị. Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả là kéo giãn cột sống. Nhưng vì sao phải kéo giãn cột sống, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
1. Đại cương về các đặc điểm của cột sống
1.1. Đặc điểm giải phẫu của cột sống
Cột sống gồm có 32 đến 33 đốt sống được chia thành 5 đoạn.
- Đoạn cổ có 7 đốt sống
- Đoạn lưng có 12 đốt sống
- Đoạn thắt lưng có 5 đốt sống
- Đoạn cùng có 5 đốt
- Đoạn cụt có 3-4 đốt
Đơn vị cấu trúc của đốt sống bao gồm:
- Khoang gian đốt sống
- Nửa phần thân đốt sống trên và đốt sống dưới
- Dây chằng dọc trước, dọc sau
- Dây chằng vàng
- Khớp đốt sống
- Cơ mềm tương ứng
Đĩa đệm là một đĩa sụn có độ dày là 3, 5 hoặc 9 mm tùy thuộc vào vị trí của đĩa đệm. Đĩa đệm gồm có mâm sụn, vòng sợi, nhân nhày. Nếu cột sống vận động nghiêng về một phía thì nhân nhầy bên trong sẽ di chuyển về phía đối diện, nếu vận động đột ngột nhân nhầy không kịp dịch chuyển theo. Nhân nhầy có thể bị bật ra khỏi vị trí của nó gây nên thoát vị đĩa đệm.
Các dây chằng: Dây chằng dọc trước nằm ở mặt trước đốt sống và đĩa đệm, dây chằng dọc sau nằm ở mặt sau thân đốt và đĩa đệm. Khi có dây chằng bám vào, nhân nhầy bên trong ít khi bị thoát ra, nhưng thường thoát ra ở những vị trí không có dây chằng.
Lỗ ghép: Lỗ ghép là lỗ được tạo bởi khuyết dưới của đốt sống trên và khuyết trên của đốt sống dưới. Tại lỗ ghép, các dây thần kinh sống đi từ tủy ra ngoài. Khi cột sống bị tổn thương, các rễ thần kinh này bị chèn ép hoặc tác động gây đau đớn.
1.2. Đặc điểm sinh lý cột sống
Đường cong sinh lý:
Ở người trưởng thành, cột sống có 4 đoạn cong là cổ, ngực, thắt lưng và cùng – cụt. Những đường cong sinh lý này giúp cho cột sống vận động linh hoạt và dẻo dai.
Chức năng của cột sống
- Bảo vệ tủy sống
- Chức năng làm trụ cột
- Chức năng vận động
2. Hiệu quả của phương pháp kéo giãn cột sống
Từ những phân tích về đặc điểm giải phẫu và đường cong sinh lý của cột sống, chúng ta thấy rằng cột sống rất dễ bị tổn thương và thoái hóa. Khi bị tổn thương trong một thời gian dài, đường cong sinh lý của cột sống không được duy trì ổn định. Đồng thời khoảng cách giữa các đốt sống cũng dần dần trở nên khít vào nhau hơn. Dẫn đến các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy hay vùng thắt lưng,…
Đó là lý do vì sao phải kéo giãn cột sống. Việc kéo giãn cột sống giúp cho các đốt sống được kéo về vị trí ban đầu, làm tăng khoảng cách giữa các đốt sống. Đồng thời giải phóng sự chèn ép lên đĩa đệm, giúp đĩa đệm có khả năng phục hồi. Khi một đơn vị đốt sống được hồi phục sẽ kéo theo toàn bộ cột sống lấy lại được đường cong sinh lý ban đầu. Nhờ thế giúp chúng ta có thể vận động và thực hiện các hoạt động thường ngày được dễ dàng.
3. Một số bệnh được chỉ định kéo giãn cột sống
Khi đọc đến đây chúng tôi hi vọng rằng các bạn đã hiểu vì sao phải kéo giãn cột sống và những hiệu quả của phương pháp này. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh xương khớp được chỉ định kéo giãn cột sống.
3.1. Thoái hóa đốt sống
Vì sao phải kéo giãn cột sống đối với người thoái hóa cột sống?
Thoái hóa đốt sống là tình trạng biến đổi hình thái của các tổ chức liên quan đến cột sống, gồm có dây chằng, đĩa đệm và gai xương. Vị trí thoái hóa đốt sống thường xuất hiện ở lưng và cổ.
Một số tác nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống:
- Tuổi tác: Đây được coi là tác nhân chính gây ra thoái hóa cột sống. Đốt sống bị thoái hóa theo thời gian
- Chấn thương: Chấn thương ở vùng đốt sống lưng làm đĩa đệm, sụn khớp bị tổn thương dẫn đến thoái hóa
- Chế độ làm việc quá sức: Làm công việc nặng nhọc, quá sức, thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo… những vật nặng không đúng tư thế
- Phương pháp và chế độ tập luyện thể dục thể thao không hợp lý
- Béo phì: Tình trạng thừa cân béo phì cũng dẫn đến thoái hóa đốt sống
Thoái hóa đốt sống tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể để lại biến chứng.
Phương pháp kéo giãn cột sống sẽ tác động trực tiếp lên những đoạn đốt sống bị thoái hóa. Làm tăng khoảng cách giữa các đốt sống từ đó làm giảm áp lực lên đốt sống cổ và thắt lưng. Khi khoảng cách giữa các đốt sống tăng sẽ hạn chế được các biến chứng tác động lên các bộ phận khác đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục của đốt sống và đĩa đệm
3.2. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương do các tác nhân dẫn đến bị chèn ép hoặc không đủ chất dinh dưỡng nuôi đĩa đệm.
Khi đĩa đệm bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác, đặc biệt là các rễ thần kinh sống. Khối đĩa đệm thoái vị càng nặng thì các rễ thần kinh sẽ càng bị chèn ép dây đau nhức khó chịu.
Thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện bởi các tác nhân như: chấn thương cột sống, thói quen sinh hoạt, do di truyền, hoặc do các bệnh lý cột sống bẩm sinh.
Vì sao phải kéo giãn cột sống để điều trị thoát vị đĩa đệm? Phương pháp kéo giãn cột sống có tác dụng rất tốt. Vì giúp cho các khối đĩa đệm được kéo dãn ra, kéo giãn cột sống giúp làm tăng môi trường dinh dưỡng của đĩa đệm. Nhờ thế, các khối thoát vị có đủ không gian và môi trường dinh dưỡng để hồi phục.
3.3. Sai khớp đốt sống
Sai khớp đốt sống có thể hiểu đơn giản là lệch đốt sống. Là tình trạng một hay nhiều đốt sống lệch ra khỏi vị trí ban đầu và tạo nên các áp lực lên các dây thần kinh cột sống.
Sai khớp đốt sống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh làm cản trở các tín hiệu được truyền đi qua các dây thần kinh. Hệ quả là nhiều nơi trong cơ thể sẽ không nhận được tín hiệu thần kinh đúng và hoạt động sai lệch khả năng của nó.
Khi điều trị sai khớp đốt sống, các Bác sĩ sẽ xác định vị trí đốt sống bị lệch và có phương pháp nắn chỉnh lại cho đúng. Một trong những phương pháp nhẹ nhàng, không gây đau nhức và không trải qua phẫu thuật đó là kéo giãn cột sống.
Phương pháp này giúp kéo các đốt sống đang bị lệch trở về vị trí nguyên thủy của nó. Khi các đốt sống lệch dần dần được điều chỉnh về vị trí ban đầu, tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt, các hệ dây thần kinh được giải phóng và hạn chế phần lớn các biến chứng sau này.
3.4. Cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống có độ cong lớn hơn độ cong sinh lý của cột sống. Thông thường, đường cong có hình dạng như chữ S hoặc như chữ C.
Nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến các đốt sống và các cơ quan khác. Như cản trở phát triển chiều cao, biến dạng khung ngực, khung chậu, tác động không tốt đến hệ hô hấp.
Khi bệnh mới phát triển thì lực kéo sẽ có tác dụng trực tiếp đến toàn bộ cột sống, đưa cột sống trở về trạng thái ban đầu. Khi bệnh phát triển nặng hơn, lực kéo vẫn có tác dụng nhưng cần nhiều thời gian hơn so với giai đoạn đầu.
3.5. Viêm cột sống
Viêm cột sống là một loại của viêm khớp dạng thấp. Viêm cột sống ảnh hưởng đến cột sống, cơ, gân, dây chằng.
Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu tấn công vào các mô và tế bào khỏe mạnh. Một số bệnh thuộc nhóm viêm cột sống là viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến và viêm khớp phản ứng.
Một số triệu chứng của viêm cột sống
- Viêm đốt sống cổ: Người bệnh cảm thấy đau ở phần cổ, gáy, khó thực hiện các động tác cúi, ngửa, xoay cổ sang trái, phải. Nhiều trường hợp còn đau đầu, đau vai, lan xuống cánh tay, bàn tay.
- Viêm cột sống thắt lưng: Người bệnh đau chủ yếu ở vùng lưng, thắt lưng, thậm chí lan xuống cả hông, hai chân, dẫn đến tê bì chân tay.
Giống như một số bệnh lý kể trên, kéo giãn cột sống có tác dụng rất tốt, giúp cho cột sống bị viêm được điều chỉnh về trạng thái hoạt động tốt. Đặc biệt, phương pháp kéo giãn cột sống không dùng thuốc, không để lại tác dụng phụ nên được nhiều người ưu tiên sử dụng.
4. Một số triệu chứng của bệnh nên kéo giãn cột sống
Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta có ảnh hưởng xấu đến cột sống, và dần dần sẽ phát triển thành bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng mà các bạn có thể sử dụng phương pháp kéo giãn ngay lập tức:
4.1. Đau mỏi vai gáy
Đau mỏi vai gáy do thói quen sinh hoạt thường ngày như ngồi nhiều, ít vận động,… sẽ ảnh hưởng đến cột sống. Bạn có thể sẽ cảm thấy đau mỏi phần vai và gáy sau mỗi giờ làm việc, khi tập luyện thể thao hoặc khi kết thúc một ngày làm việc.
Khi có triệu chứng đau mỏi vai gáy, chúng ta thường chủ quan và bỏ qua. Các bạn thường nghĩ rằng triệu chứng này là do mỏi cơ, một thời gian sẽ hồi phục. Tuy nhiên, nếu không được tác động hậu quả sẽ khó lường.
Vì sao phải kéo giãn cột sống khi bạn bị đau mỏi vai gáy? Kéo giãn cột sống giúp điều chỉnh khung cột sống và những đoạn cột sống đau mỏi, giúp chúng được trở về đúng vị trí. Nhờ thế hạn chế tối đa các triệu chứng nặng hơn như vẹo cột sống, thoái hóa cột sống…
4.2. Tê vai và cánh tay
Khi bạn làm việc ở tư thế cúi, lưng không thẳng, cổ bị gập xuống sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu. Các đốt sống cổ phải nâng đỡ phần đầu của chúng ta, dần dần nó sẽ bị căng cứng và chèn ép các dây thần kinh vùng cổ và cánh tay. Dẫn đến hiện tượng tê vai và cánh tay.
Vì sao phải kéo giãn cột sống cổ?
Vì khi sử dụng phương pháp kéo giãn, tác dụng lên phần đốt sống cổ làm cho đốt sống cổ được đẩy về vị trí thuận lợi. Nhờ thế làm mềm các cơ bị co cứng và hạn chế để lại biến chứng cũng như phát triển thành bệnh nặng hơn.
Hiện nay có một số thiết bị gọn nhẹ đồng thời lại an toàn hiệu quả đó là đai kéo giãn cột sống cổ. Đai kéo giãn cột sống cổ đã được nghiên cứu và thử nghiệm đối với nhiều đối tượng khác nhau và đem lại hiệu quả cao.
Xem thêm: Đai kéo giãn cột sống tốt hay không? Sự thật ít ai biết về đai DiskDr.
4.3. Đau vùng thắt lưng
Triệu chứng đau vùng thắt lưng có thể do nhiều nguyên nhân. Ở giai đoạn đầu, khi sinh hoạt, vận động không tư thế thì chúng ta thường cảm thấy mỏi và đau ở vùng thắt lưng.
Khi xuất hiện những cơn đau như vậy, thông thường chúng ta sẽ cảm nhận phần cơ và phần mềm của lưng bị mỏi, cần tác dụng lực lên vùng lưng bị mỏi là có cảm giác đỡ đau. Tuy nhiên, thường thì những cảm giác đau này không xuất phát từ phần cơ/ thịt mà xuất phát từ cột sống thắt lưng.
Đó là dấu hiệu cho thấy cột sống thắt lưng có sự tổn thương nhẹ, khi đó chúng ta cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tìm phương pháp điều trị kịp thời. Việc sử dụng phương pháp kéo giãn cột sống vào giai đoạn này rất phù hợp và còn đem lại hiệu quả cao, hạn chế bệnh lý phát triển nặng hơn.
4.4. Đau vùng hông lan xuống đùi xuống chân
Đau vùng hông lan xuống đùi xuống chân là triệu chứng xuất hiện khi các đốt sống lưng hoặc các bộ phận liên quan đã bị tổn thương.
Khi hông bị đau mỏi và lan xuống đùi và chân sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và sinh hoạt hàng ngày. Đôi khi bạn cảm thấy không muốn tiếp tục làm việc hoặc khó giữ được tinh thần tích cực và lo lắng rằng có thể mình đã bị các bệnh lý về xương khớp.
Vậy khi xuất hiện triệu chứng đau vùng hông chúng ta có thể sử dụng phương pháp kéo giãn cột sống không? Câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp này.
Kéo giãn cột sống đem lại hiệu quả cao cho những triệu chứng cũng như bệnh lý nặng thì đối với trường hợp đau vùng hông sẽ càng đem lại hiệu quả hơn.
Vì ở giai đoạn đau mỏi, có thể các đơn vị cột sống và đốt sống chưa bị tổn thương nặng nhưng nếu được tác động tích cực sẽ giúp cho cột sống được điều chỉnh kịp thời hơn và giúp bạn nhanh chóng loại bỏ những cơn đau, mỏi.
5. Những phương pháp kéo giãn cột sống phổ biến hiện nay
Hiện nay có những phương pháp kéo giãn cột sống phổ biến như
5.1. Kéo giãn cột sống bằng đai đeo
Một phương pháp được đa số người bệnh ưu tiên sử dụng đó chính là kéo giãn bằng cách đai đeo. Với nguyên lý dùng lực đẩy của cột không khí làm lực kéo giãn, phương pháp dùng đai đeo là phương pháp hiện đại, hiệu quả và an toàn khi sử dụng. Những nghiên cứu diễn ra trong nhiều năm, sản phẩm đai kéo giãn cột sống DiskDr Hàn Quốc vô cùng an toàn với lực kéo giãn vừa phải, phù hợp cả với những người đau nhẹ và đau mãn tính với những mức bơm hơi khác nhau.
Hơn nữa, các bạn có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi. Sử dụng thoải mái ở nhà, ở cơ quan, khi đi chơi, đi du lịch đều có thể sử dụng được.
Mời bạn đọc tham khảo thêm về phương pháp kéo giãn cột sống bằng đai đeo tại đây.
Xem thêm:
5.2. Kéo giãn cột sống bằng máy
Kéo giãn cột sống bằng máy là phương pháp sử dụng thiết bị hiện đại là máy kéo giãn cột sống. Máy kéo giãn cột sống bao gồm các bộ phận như giường nằm, nẹp cố định, đai đeo, máy điều chỉnh chế độ, điều chỉnh lực kéo,…
Phương pháp kéo giãn cột sống bằng máy được sử dụng tại các phòng khám do các y bác sĩ trực tiếp thực hiện. Người bệnh không nên tự mình thực hiện phương pháp này tại nhà vì không điều chỉnh được chính xác lực kéo cũng như xử lý các tình huống biến cố xảy ra.
5.3. Kéo giãn cột sống bằng cách tập các động tác
Một phương pháp đơn giản để kéo giãn cột sống là tập các động tác thể dục, ví dụ như tập xà đơn, đi bơi,… Bạn có thể tìm hiểu về các bài tập để tự tập ở nhà. Biện pháp này chỉ hiệu quả với những tình trạng nhẹ hoặc mới bị. Ngoài ra, việc tập các động tác mà không có sự hướng dẫn của huấn luyện viên sẽ dễ xảy ra việc tập không đúng, không đem lại hiệu quả.
Trên đây là bài viết phân tích “Vì sao phải kéo giãn cột sống?” của chúng tôi. Chúng tôi hi vọng rằng đã mang đến cho các bạn nhiều thông tin bổ ích, chúc các bạn thật nhiều niềm vui và sức khỏe!
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. Cho đến nay các phiên bản DiskDr. đã có Đai lưng, Đai cổ, Đai gối, Đai cổ tay với sự cải tiến ngày càng tốt hơn trước. Sản phẩm đã có mặt tại hơn 30 quốc gia và được người sử dụng Việt Nam tin dùng trong nhiều năm vừa qua với chất lượng cao và chế độ bảo hành đổi mới 12 tháng.
Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr tại https://www.diskdr.vn/shop
Liên hệ qua Fanpage của DiskDr. tại: https://fb.com/diskdrdieutrithoatvidiadem/
Hotline/Zalo: 0969685333