Các trường hợp cần kéo giãn cột sống?
Kéo giãn cột sống là một phương pháp hữu hiệu trong vật lý trị liệu các bệnh về xương khớp. Mục đích của kéo giãn cột sống là làm cho vùng cột sống đó giảm đau, làm thư giãn các cơ bị cứng. Đối với một số bệnh về cột sống khi các cơ bị rối loạn hoặc sai khớp việc kéo giãn giúp điều chỉnh về đúng khớp ban đầu. Đây là một phương pháp rất đơn giản, không dùng thuốc, không phẫu thuật nhưng có thể đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, các trường hợp cần kéo giãn cột sống là trường hợp nào và có những cách kéo giãn cột sống nào dễ thực hiện. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin.
1. Các trường hợp cần kéo giãn cột sống
1.1. Thoát vị đĩa đệm cột sống
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh phổ biến với độ tuổi trong khoảng 22 đến 55 tuổi. Thoát vị đĩa đệm nếu sớm phát hiện có thể điều trị kịp thời. Nếu để bệnh ủ lâu ngày mà không được can thiệp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị đĩa đệm có nhiều giai đoạn tổn thương đĩa đệm. Một số triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
Với cột sống cổ:
- Đau nhức vùng gáy, đau mỏi từ bả vai đến đầu ngón tay,
- Cảm giác tê cánh tay, bàn tay,
- Đau vai gáy khi nghiêng, xoay hoặc cúi đầu/ngửa cổ,
Với cột sống lưng
- Đau vùng thắt lưng âm ỉ hoặc đau theo từng cơn,
- Đau mỏi vùng mông, đùi, tê mỏi chân,
- Khi cúi xuống thấp hoặc ưỡn lưng ra phía sau có giảm giác đau nhức…
1.2. Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Đây là bệnh có tỷ lệ người mắc cao với sự tiến triển từ từ nên thường khó phát hiện sớm.
Triệu chứng của thoái hóa cột sống: Người bệnh cảm thấy đau, cột sống bị biến dạng, khả năng vận động giảm dần. Do có hai vị trí là thoái hóa cột sống lưng và thoái hóa cột sống cổ nên những biểu hiện ban đầu có thể sẽ khác nhau.
1.3. Vẹo cột sống
Vẹo cột sống có thể xuất hiện từ những nguyên nhân như:
- Ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng,
- Không duy trì sự cân bằng tự nhiên của cột sống,
- Một số đoạn khớp bị viêm cũng dẫn đến các đoạn cong cột sống,
- Vẹo cột sống do thoái hóa
Khi bị vẹo cột sống, thường có những triệu chứng như:
- Đau thắt lưng, các khớp bị cứng, khó vận động
- Có cảm giác tê, thường xuyên bị chuột rút
- Đau nhức kéo dài từ thắt lưng xuống chân
- Các bó cơ ở lưng, chân bị căng bất thường
1.4. Đau lưng cơ năng
Đau lưng cơ năng là một bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Khi bệnh đã tiến triển mạnh mà không được điều trị sớm sẽ dẫn đến các tổn thương ngày càng nặng và khó chữa.
Đau lưng cơ năng xuất hiện khi các nhóm cơ xung quanh thắt lưng bị tác động mạnh bởi lực. Trong quá trình làm việc nặng, lực tác động lên bó cơ dẫn đến tổn thương, nhiều lần tổn thương như vậy dẫn đến các cơn đau quặn thắt.
Với các trường hợp cần kéo giãn cột sống như trên, các bạn nên chủ động tìm hiểu và lựa chọn những phương pháp phù hợp với bản thân để tránh bệnh ngày càng nặng hơn.
2. Một số nghề nghiệp ảnh hưởng đến cột sống có thể dùng phương pháp kéo giãn cột sống
2.1. Nhân viên văn phòng
Nhân viên văn phòng là đối tượng có tỷ lệ mắc các chứng bệnh về xương khớp cao hơn những người làm việc trong các môi trường khác. Cụ thể là có tỷ lệ cao hơn người làm việc nặng nhọc, những công nhân trong nhà máy,…
Đặc thù công việc của nhân viên văn phòng là môi trường công sở, làm việc với máy tính trong thời gian dài. Nhiều nhân viên văn phòng mắc chứng thoái hóa cột sống cổ, khi cột sống cổ bị tổn thương kéo theo các dây thần kinh lên não bị chèn ép. Dẫn đến các cơn đau ở vai gáy và đau đầu dữ dội.
Ngoài ra, người làm việc văn phòng dễ mắc chứng đau thắt lưng. Do thời gian làm việc 8 tiếng/ngày và chủ yếu là tư thế ngồi. Các đĩa đệm và các cơ thắt lưng không có sự vận động trong khoảng thời gian đó. Dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng.
2.2. Lái xe
Đối với những người làm công việc lái xe, thời gian ngồi trung bình có thể đạt đến 12 thậm chí 14 tiếng trên một ngày. Thời gian còn lại của các bác tài chủ yếu là nghỉ ngơi vì vậy không còn thời gian để tập luyện và vận động. Đó là lý do vì sao cứ 5 người làm nghề lái xe thì có gần 4 người bị chứng đau lưng.
Các triệu chứng đau lưng thường gặp ở người làm nghề lái xe:
- Đau mỏi thắt lưng
- Đau mỏi vai gáy
- Tê bì chân tay
- Đau dây thần kinh tọa
2.3. Giáo viên
Ít có ai nghĩ rằng nghề giáo viên lại có thể mắc các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên có các triệu chứng đau lưng và tổn thương cột sống thì không hề nhỏ. Do các tư thế thường ngày của giáo viên là ngồi và đứng, nếu thường xuyên ngồi không thẳng lưng, đứng không đúng tư thế,… sẽ dẫn đến các triệu chứng đau lưng và các triệu chứng về cột sống.
Khi các giáo viên thức khuya dậy sớm soạn giáo án, với tư thế ngồi không đúng cách cũng dẫn đến nhiều triệu chứng bệnh.
Một số triệu chứng thường gặp ở các giáo viên như: Đau mỏi vai gáy, đau lưng, đau thắt lưng,…
2.4. Công nhân công xưởng
Công nhân công xưởng dễ gặp các triệu chứng đau mỏi lưng và xương khớp vì các lý do:
- Lặp đi lặp lại một tư thế làm việc như ngồi hoặc đứng
- Chịu áp lực cao của công việc nên không có thời gian thư giãn
- Thường xuyên phải tăng ca dẫn đến các bó cơ, khớp xương hoạt động quá sức
Những người làm công nhân công xưởng cần phải hết sức lưu ý tư thế làm việc của mình. Nên dành thời gian vận động và tập thể dục để hạn chế các triệu chứng. Một số triệu chứng ban đầu thường gặp như: Đau lưng, mỏi gối, căng bó cơ dẫn đến tê bì chân tay, đau vai gáy,…
2.5. Công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe
Khi làm công việc chăm sóc sức khỏe, bạn có thời gian làm việc dài và chủ yếu là ở tư thế đứng. Một số đặc thù của y tá, điều dưỡng hay nhân viên chăm sóc sức khỏe trong quá trình làm việc phải cúi người, sử dụng lực mạnh, nâng đồ vật nặng,.. Khi thường xuyên có những tư thế bất tiện như vậy làm ảnh hưởng đến lưng và gây ra các chứng về xương khớp.
3. Các phương pháp kéo giãn cột sống tại nhà
3.1. Tập thể dục
Hiện nay, có nhiều bài tập thể dục bổ trợ tốt cho phương pháp kéo giãn cột sống. Bạn có thể dễ dàng tập tại nhà hoặc trong giờ giải lao ở nơi làm việc.
Các bài tập thể dục tùy theo mức độ và cường độ có tác dụng giúp cho các cơ, các khớp xương được tác động. Khi tập các động tác kéo giãn cơ lưng, cơ bụng, kéo giãn cột sống giúp cho hệ xương khớp và cột sống được cải thiện và giảm các cảm giác đau nhức.
Bạn nên tập các động tác thường xuyên, với cường độ ít nhất là 2 lần trong một ngày để mang lại hiệu quả tốt.
Để tham khảo một số bài tập xin xem thêm ở video hướng dẫn dưới đây:
3.2. Dùng đai kéo giãn cột sống
Đừng lo lắng nếu bạn quá bận rộn và không có nhiều thời gian để tập thể dục. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện phương pháp kéo giãn cột sống bằng cách dùng đai lưng.
Đai kéo giãn cột sống là một trong những thiết bị hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả. Đai kéo giãn cột sống gồm có hai loại là đai lưng giúp hỗ trợ kéo giãn cột sống lưng và thắt lưng, đai cổ giúp hỗ trợ kéo giãn cột sống cổ.
Xem thêm: Chấm dứt cơn đau dai dẳng với đai lưng thoát vị đĩa đệm DiskDr
DiskDr. là dòng sản phẩm đai kéo giãn cột sống bằng khí với đai điều trị đau lưng, đai cổ và đai gối đã có mặt tại Việt Nam hơn 8 năm nay. Đây là giải pháp giúp điều trị đau lưng mà không cần phải phẫu thuật được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu và hiện đang được rất nhiều bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện quân y 108, Bệnh viện quân y 103, Viện châm cứu Trung Ương, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM… khuyên dùng cho các trường hợp đau lưng cần điều trị kéo giãn, điều trị bảo tồn phục hồi sau phẫu thuật.
Xem thêm:
DiskDr. đã có mặt tại gần 30 nước trên thế giới, giúp điều trị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa ngay tại nhà hoặc cơ quan. Sản phẩm vô cùng tiện lợi với cơ chế “bơm hơi”, giúp các bạn có thể mang theo mỗi khi đi du lịch, công tác mà vẫn đảm bảo cột sống luôn được bảo vệ tối đa.
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. Cho đến nay các phiên bản DiskDr. đã có Đai lưng, Đai cổ, Đai gối, Đai cổ tay với sự cải tiến ngày càng tốt hơn trước. Sản phẩm đã có mặt tại hơn 30 quốc gia và được người sử dụng Việt Nam tin dùng trong nhiều năm vừa qua với chất lượng cao và chế độ bảo hành đổi mới 12 tháng.
Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr tại https://www.diskdr.vn/shop
Liên hệ qua Fanpage của DiskDr. tại: https://fb.com/diskdrdieutrithoatvidiadem/
Hotline/Zalo: 0969685333