Chấn thương thể thao và những điều cần biết

Chấn thương thể thao ngày càng có dấu hiệu tăng lên do tập luyện sai cách, không phù hợp với thể trạng. Một số nguyên nhân có thể kể đến như việc không tìm hiểu kỹ trước khi luyện tập, tìm hiểu sai cách,…. Bài viết sau mang đến những kiến thức để giảm nguy cơ gặp chấn thương khi chơi thể thao. 

Chấn thương thể thao là gì?
Chấn thương thể thao là gì?

1. Chấn thương thể thao là gì?

Chấn thương thể thao là sự tổn thương cấu trúc giải phẫu của các hệ cơ quan trên cơ thể do lực tác động từ bên ngoài trong khi tham gia các hoạt động thể thao.

Mỗi loại chấn thương sẽ gây ra tình trạng và mức độ tổn thương khác nhau. Nếu không xử lý kịp thời, những chấn thương này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây nên chấn thương thể thao
Nguyên nhân gây nên chấn thương thể thao

2. Nguyên nhân gây nên chấn thương thể thao?

2.1. Nguyên nhân khách quan:

  • Yếu tố từ người chơi: Nguyên nhân từ người chơi bao gồm các yếu tố như tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh,… có tác động trực tiếp tới việc gặp chấn thương khi chơi thể thao.
  • Yếu tố từ môi trường: Khí hậu khắc nghiệt, không phù hợp thể trạng hoặc trang thiết bị dụng cụ tập luyện không đảm bảo cũng gây ra những chấn thương thể thao. 

2.2. Nguyên nhân chủ quan: 

  • Người chơi thể thao quá sức: Khi bạn luyện tập thể thao thường xuyên với cường độ không phù hợp, bạn sẽ dễ gặp phải những chấn thương dai dẳng khó phát hiện. Một số chấn thương thường gặp là chấn thương khuỷu tay, cánh tay, bàn chân, đầu gối và mắt cá chân.
  • Khởi động sai cách: Việc làm ấm cơ thể trước khi hoạt động thể lực rất quan trọng. Việc khởi động sai cách, không đủ thời gian có thể làm chấn thương thể thao dễ dàng xảy ra hơn.
  • Sử dụng thiết bị tập luyện sai cách: Với những môn thể thao có các thiết bị chuyên biệt với cách sử dụng khác nhau. Sử dụng không đúng cách sẽ rất dễ gây ra chấn thương. 
  • Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Việc lạm dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khiến cơ thể không đủ tỉnh táo, làm cho chấn thương khi chơi thể thao dễ dàng xảy ra.
Chấn thương thể thao thường gặp
Chấn thương thể thao thường gặp

3. Các chấn thương thể thao thường gặp?

3.1. Căng cơ: 

  • Căng cơ là dạng chấn thương thể thao thường gặp nhất. Đây là tình trạng các cơ hoặc gân bị kéo giãn quá mức. 
  • Các nhóm cơ thường gặp chấn thương này là cơ đùi sau, cơ tứ đầu, cơ háng, cơ bắp chân, cơ bả vai và cơ lưng dưới. 
  • Các triệu chứng thường gặp khi bị đau cơ là: sưng, đau nhức, khó cử động tại vùng bị căng. 

3.2. Bong gân: 

  • Bong gân là sự tổn thương dây chằng ở khớp bị giãn hoặc bị rách. Dây chằng là mô nối hai hay nhiều xương tại một khớp để tạo ra cử động nhịp nhàng của khớp. 
  • Tình trạng này hay xảy ra ở vùng cổ chân. Vì vậy bong gân gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Các triệu chứng thường thấy như sưng tím, tụ máu ở vị trí tổn thương, khi ấn sẽ thấy đau, nên hạn chế vận động vùng tổn thương.

3.3. Chuột rút: 

  • Đây là tình trạng co thắt đột ngột, đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho người bị chấn thương không thể cử động. 
  • Mọi vị trí bắp thịt đều có nguy cơ bị chuột rút nếu không khởi động đúng cách. 

3.4. Gãy xương:

  • Khi gặp một tác động cực mạnh từ bên ngoài, xương bị gãy theo chiều dọc, chiều ngang hay thành nhiều mảnh. 
  • Triệu chứng lâm sàng bao gồm: Tiếng lạo xạo dưới da, sưng đỏ và biến dạng tại vị trí tổn thương, không thể cử động được.

3.5. Đau thắt lưng, cột sống:

  • Đây cũng là một chấn thương thường thấy ở những người tham gia tập luyện. Thường xảy ra khi lưng phải chịu một áp lực lớn hoặc tư thế luyện tập không đúng. 
  • Dấu hiệu lâm sàng: Đau, sưng tại vùng thắt lưng, ấn vào thấy đau từ nhẹ tới nặng, đôi khi gặp biến dạng cột sống thắt lưng. 

3.6. Viêm gân gót chân Achilles (A-sin):

  • Viêm gân gót là tình trạng viêm cơ bàn chân – dây chằng nối gót chân với mặt trước mu bàn chân. 
  • Trường hợp nặng có thể dẫn tới tình trạng rách hoặc đứt gân gót chân.

4. Cách phòng ngừa chấn thương thể thao?

Cách phòng ngừa chấn thương thể thao
Cách phòng ngừa chấn thương thể thao

Theo Ths.Bs Trần Anh Vũ, cách tốt nhất để ngăn ngừa chấn thương thể thao đó là khởi động đúng cách để làm ấm cơ, tăng lưu thông máu tới các cơ. Các cơ trở nên linh hoạt hơn sau khi được làm ấm, giảm thiểu nguy cơ chấn thương.

Ngoài ra, những hướng dẫn sau sẽ giúp bạn phòng tránh chấn thương khi vận động:

  • Tuân thủ các nguyên tắc sau để tạo điều kiện tốt trước luyện tập: 
    • Giữ ấm cơ thể bằng cách khởi động 
    • Chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ phù hợp 
    • Đảm bảo cơ thể sẵn sàng cho việc luyện tập 
  • Trong khi luyện tập: 
    • Nên nghỉ giữa các lần tập để cơ thể có thời gian phục hồi
    • Lắng nghe cơ thể qua các giai đoạn luyện tập 
    • Tập luyện theo cường độ từ nhẹ tới mạnh
  • Sau khi luyện tập: 
    • Chăm sóc cơ thể bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng 
    • Thư giãn cơ thể đúng cách

5. 3 cách chữa trị chấn thương thể thao tại nhà hiệu quả

Với mỗi loại chấn thương sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của chấn thương và điều kiện của người tập luyện. 

Cách chữa trị chấn thương tại nhà
Cách chữa trị chấn thương tại nhà

5.1. Phương pháp R-I-C-E

Với các chấn thương nhẹ, cấp tính, ví dụ bong gân hoặc trật khớp, có thể sử dụng phương pháp R-I-C-E để sơ cứu, cụ thể:

  • Rest (nghỉ ngơi): Người bị chấn thương thể thao nên dành thời gian nghỉ ngơi, để các khối cơ được phục hồi.
  • Ice (chườm lạnh): Nên chườm lạnh vào chỗ bị chấn thương liên tục trong khoảng 2-3 ngày, thời gian chườm từ 20-30 phút và cách nhau 3-4 tiếng.
  • Compression (băng bó): Vùng bị chấn thương nên được bó chặt để ngăn ngừa sưng tấy. Lưu ý: Việc bó quá chặt sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
  • Elevation (nâng cao): Nâng cao vùng bị chấn thương thể thao lên cao hơn mức tim để làm giảm đau nhức, sưng tấy.

5.2. Xoa bóp trị bong gân

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt nên áp dụng khi vùng bị chấn thương bớt đau, giảm sưng. Xoa bóp day vuốt vùng cơ bị đau một cách từ từ, làm vùng da xung quanh ấm lên. Bạn cũng có thể xoa dầu ấm, chườm ấm để làm giãn cơ tại vùng bị đau. 

5.3. Kéo giãn cơ tại nhà với đai DiskDr. 

Đai bảo vệ khớp gối DiskDr NK30
Đai bảo vệ khớp gối DiskDr NK30

Đối với một số chấn thương thể thao tại vùng lưng, cổ, vai, gáy, việc xoa bóp, chườm nóng, lạnh đôi khi có gặp phải khó khăn. Việc đi đến trung tâm vật lý trị liệu sẽ có chút bất lợi với người đang gặp chấn thương. Do đó, liệu pháp kéo giãn cơ tại nhà với đai DiskDr. hiện đang được ưa chuộng bởi tính thuận tiện.

Với một số chấn thương tại vùng đầu gối, DiskDr. có dòng sản phẩm NK30, SP1600 chuyên hỗ trợ nâng đỡ khớp gối, phòng ngừa chấn thương đầu gối khi chơi thể thao. Đai gối NK30 sử dụng cơ chế bơm hơi, ôm sát vùng đầu gối, giảm thiểu chấn thương khi luyện tập.

Xem thêm: sản phẩm đai gối NK30 hỗ trợ chấn thương khi chơi thể thao

Với những tổn thương tại vùng lưng như căng cơ lưng thì đai kéo giãn lưng DiskDr. cố định vùng bị tổn thương, hỗ trợ kéo giãn và phục hồi các bó cơ lưng dưới.

Trên đây là những điều cần biết về chấn thương thể thao và cách xử trí chấn thương thể thao tại nhà dễ thực hiện để bạn tham khảo. Hãy luyện tập một cách hợp lý và an toàn cho sức khoẻ nhé!

Nguồn tham khảo:

Các loại chấn thương thường gặp khi tập gym

Rate this post

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.