Chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân và cách chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả qua bài viết sau. Nhanh chóng điều trị thoát vị từ giai đoạn sớm sẽ giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn. 

1. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

1.1. Khái niệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách, làm cho phần nhân nhầy bên trong thoát ra bên ngoài. Khi phần nhân này chèn ép vào ống sống và rễ dây thần kinh thì sẽ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm

1.2. Triệu chứng

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra nhiều nhất ở các đốt sống cổ và đốt sống lưng. Để có thể chữa thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần tìm hiểu các triệu chứng điển hình sau.

1.2.1. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ:

  • Đau nhức trên diện rộng: Cơn đau xuất phát từ vị trí đốt sống thoát vị sau đó lan rộng ra cả bả vai, cánh tay, sau đầu và hai hốc mắt.
  • Tê ngứa xuất phát từ cổ, sau đó lan ra chân tay.
  • Các cử động của cổ và cánh tay bị hạn chế, khó đưa tay lên cao hoặc ra sau.
  • Dấu hiệu khác: đau một bên lồng ngực, khó tiểu, đại tiểu tiện không tự chủ.
Triệu chứng bị thoát vị đĩa đệm ở cổ
Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức trên diện rộng

1.2.2. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm lưng:

  • Cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng thắt lưng, đau nhiều hơn khi vận động mạnh, ho, hắt hơi và đau ít hơn khi nghỉ ngơi.
  • Đau lan dần xuống vùng mông, đùi, cẳng chân, bàn chân và các ngón chân.
  • Các cơn đau có thể đến đột ngột bất ngờ hoặc âm ỉ kéo dài từng cơn.
  • Cử động của lưng và tứ chi bị hạn chế.
  • Ở giai đoạn nặng, người bệnh không tự chủ đại tiểu tiện, chân tay bị teo, cột sống bị biến dạng dẫn đến bại liệt hoặc tàn phế suốt đời.

1.3. Nguyên nhân

Muốn chữa thoát vị đĩa đệm, bạn nên biết những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, trong đó chủ yếu là:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao chức năng của xương khớp càng suy giảm. Theo thời gian các đốt sống sẽ bị thoái hóa, bào mòn dần, khiến cho đĩa đệm thoát ra bên ngoài gây thoát vị.
  • Sai tư thế khi làm việc, hoạt động mạnh: Ngồi làm việc không đúng tư thế, thường xuyên mang vác vật nặng khiến cho cột sống chịu nhiều áp lực, lâu dần dẫn đến thoát vị.
  • Chấn thương: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương thể thao khiến cho bao xơ đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu và thoát ra bên ngoài.
  • Bẩm sinh, di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh lý liên quan đến cột sống như gù, vẹo xương sống, gai cột sống thì khả năng con bị mắc bệnh tương tự cũng rất cao.
  • Nguyên nhân khác: Béo phì, lối sống không lành mạnh, uống nhiều bia rượu thuốc lá, chất kích thích, stress kéo dài… là tác nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Các nguyên nhân dẫn đến bị thoát vị đĩa đệm
Ngồi làm việc sai tư thế cũng là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cổ và thắt lưng

2. 4 Giai đoạn của thoát vị

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu có hiện tượng biến dạng nhưng bao xơ bên ngoài chưa rách. Người bệnh thỉnh thoảng bị tê bì chân tay. Các cơn đau chưa xuất hiện nên hầu hết bệnh nhân đều không phát hiện ra mình bị mắc bệnh.
  • Giai đoạn 2: Bao xơ bên ngoài xuất hiện tình trạng rách, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngoài khiến các cơn đau xuất hiện, nhưng tần suất không cao. 
  • Giai đoạn 3: Vòng xơ rách nhiều, nhân nhầy thoát ra bên ngoài và chèn ép vào dây thần kinh gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc liên tục kéo dài.
  • Giai đoạn 4: Đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nghiêm trọng, người bệnh cảm thấy đau nhiều hơn, vận động cầm nắm, cúi đều rất khó khăn, đại tiểu tiện không tự chủ, lâu dần mất khả năng vận động hoàn toàn.
4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm
4 giai đoạn chính bệnh thoát vị đĩa đệm

3. Chẩn đoán

Để biết chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm lâm sàng và cận lâm sàng. 

3.1. Chẩn đoán lâm sàng

3.1.1. Giai đoạn đau cấp

Xuất hiện khi người bệnh làm việc nặng nhọc quá sức bằng lưng hoặc bị chấn thương lưng. Các cơn đau ập đến bất ngờ, nhưng đa phần sẽ nhanh chóng qua đi khi bệnh nhân nghỉ ngơi và tái phát lại khi vận động. Lúc này đĩa đệm bị lồi ra sau nhưng vòng sợi chưa bị rách.

3.1.2. Giai đoạn chèn ép rễ thần kinh:

Các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Đau lan xuống mông, bắp, đùi và chân khiến người bệnh gặp khó khăn mỗi khi di chuyển, cúi, hoặc cầm nắm.

Ngoài đau, người bệnh cũng có thể xuất hiện một số biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Lý do là các nhân nhầy đã thoát ra ngoài, chèn ép vào dây thần kinh.

Giai đoạn rễ dây thần kinh bị đĩa đệm thoát vị chèn ép

3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi chẩn đoán lâm sàng các bác sĩ sẽ tiến hành chụp chiếu để có thể xác định chính xác vị trí bị thoát vị và đưa ra kết luận. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng bao gồm: 

  • Chụp X quang quy ước: Dùng để xác định vị trí thoát vị và các thương tổn khác của cột sống như khuyết eo, trượt đốt sống, mất vững cột sống…
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất cho phép xác định được vị trí, hình thái, số tần thoát vị một cách nhanh chóng, chính xác.
  • Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ thoát vị đĩa đệm nhưng không thể chụp cộng hưởng từ. Kỹ thuật này cho phép xác định vị trí và mức độ bị thoát vị với tỷ lệ chính xác cao.
Chụp X quang quy ước chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cận lâm sàng

4. Chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả

4.1. Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn là phương pháp chữa không xâm lấn, thông qua việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, các thiết bị kéo giãn cột sống… 

4.1.1 Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

Thông thường, để giảm nhanh các cơn đau thoát vị đĩa đệm cấp tính, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng một số loại nhóm thuốc Tây y như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen,…
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Aspirin, Diclofenac,…
  • Thuốc giãn cơ: Myonal. Mydocalm,…
  • Thuốc tiêm giảm đau liều cao Corticoid
  • Vitamin nhóm B và omega – 3
Thuốc tây giúp làm giảm nhanh các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra

Các loại thuốc Tây có tác dụng làm giảm các cơn đau thoát vị đĩa đệm nhanh chóng nhưng có nhiều tác dụng phụ cho gan, thận, dạ dày. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Bên cạnh thuốc Tây, người bệnh cũng có thể sử dụng các bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm được lưu truyền trong dân gian như: bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt, ngải cứu, cây cỏ xước. 

4.1.2 Luyện tập thể dục thể thao

Những bài tập này được coi là một trong những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả hiện nay. Một số bài tập mà các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng hàng ngày:

  • Đi bộ: Mỗi ngày bệnh nhân nên đi bộ từ 30 – 45 phút vào buổi sáng hoặc chiều. Đây là bài tập mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được. 
  • Tập yoga: Các bài tập yoga giúp ích trong việc tăng cường sự khỏe mạnh và dẻo dai cho cơ lưng, giảm các cơn đau. Không những thế, một số bài tập yoga còn giúp các cơ và đốt xương được kéo giãn, giúp giải phóng chèn ép rễ thần kinh, tăng cường lưu thông máu và độ linh hoạt trong cử động của tứ chi.
Đi bộ là bài tập thể dục chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả

4.1.3 Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu trị có sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế sẽ giúp cho vùng cột sống lưng và cổ trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn. Các phương pháp vật lý trị liệu thường dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Kích điện, siêu âm giảm đau. 
  • Sử dụng sóng radio cao tần
  • Bài tập thể dục, aerobic…
Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng sóng radio cao tần

4.1.4 Điều trị bảo tồn với đai kéo giãn cột sống DiskDr.

Ngoài dùng thuốc, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân có thể sử dụng các thiết bị điều trị bệnh tại nhà như đai kéo giãn cột sống của DiskDr. 

Đai kéo giãn cột sống DiskDr là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả

Đai kéo giãn cột sống DiskDr. là dòng sản phẩm cao cấp đến từ Hàn Quốc. DiskDr. được thiết kế ưu việt hơn để đánh vào đúng nguyên căn của bệnh, giúp cải thiện tình trạng của các khớp xương và phục hồi chức năng của đĩa đệm. Đây được coi là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm an toàn nhất hiện nay.

Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm thực tế bằng DiskDr. trong 18 năm cho thấy: 

  • Đa số bệnh nhân cảm thấy giảm đau rõ rệt trong vòng 1 tháng sử dụng thiết bị.
  • Qua kiểm tra X- quang, khoảng cách giữa các đốt sống cổ, thắt lưng được nới rộng thêm khoảng 3mm. Khi đốt sống được nới rộng, áp lực vào đĩa đệm giảm, đồng thời các dây thần kinh cũng được giải phóng không bị chèn ép gây đau đớn cho người bệnh.
  • Cơ duỗi được cải thiện, bệnh nhân sẽ dễ dàng vận động vùng lưng và cổ, đi lại cầm nắm dễ dàng.

Hiện nay DiskDr. có hai loại đai kéo giãn cột sống điều trị thoát vị đĩa đệm chính là: Đai kéo giãn cột sống lưngđai kéo giãn cột sống cổ. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại đai phù hợp nhất. Các bạn có thể tham khảo thêm:

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả nhất

Phản hồi của khách hàng (NSND Hoàng Dũng, VĐV Vũ Bích Hường,…) sau khi sử dụng DiskDr.

4.2. Phẫu thuật

Ở giai đoạn nặng, rễ dây thần kinh bị chèn ép và tổn thương thì người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ hoặc thay thế phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài để đảm bảo chức năng cho cơ và xương. Các phương pháp phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm an toàn bao gồm:

4.2.1. Vi phẫu qua ống banh nội soi

Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi có gắn thiết bị phẫu thuật để cắt bỏ đi phần đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, tăng khả năng phục hồi của người bệnh nhưng chi phí tương đối đắt đỏ, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao.

4.2.2. Phẫu thuật ít xâm lấn

Các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ khoảng 3cm ở lối sau, sau đó sẽ cắt dây chằng vàng một bên và một phần của bản sống và lấy khối thoát vị ra bên ngoài. Đây là phương pháp phẫu thuật rất phổ biến ở nước ta hiện nay.

Phẫu thuật ít xâm lấn
Phẫu thuật ít xâm lấn thoát vị đĩa đệm

4.2.3. Mổ hở

Là phương pháp mổ truyền thống được áp dụng không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ rạch trực tiếp tại vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Sau đó dùng dao để cắt bỏ phần chèn ép. Phương pháp này thường ẩn chứa nhiều rủi ro sau mổ như nhiễm trùng vết thương, tổn thương dây thần kinh xung quanh…

5. Phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Để hạn chế thoát vị đĩa đệm tái phát, bệnh nhân nên chủ động trong việc phòng tránh thoát vị đĩa đệm như:

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên có lối sống sinh hoạt hợp lý
  • Tập luyện thường xuyên: chạy bộ, yoga, bơi lội, để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, hạn chế lão hóa xương sớm.
  • Sinh hoạt hợp lý: Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, căng thẳng, stress kéo dài…
  • Bồi bổ dinh dưỡng: Bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin nhóm B, vitamin D vào chế độ ăn hằng ngày để tăng cường chất dinh dưỡng cho sụn và đĩa đệm. Các loại vitamin B, D và canxi có nhiều trong thịt cá, rau xanh, ngũ cốc…
  • Tránh mang vác, bê vật nặng: Hạn chế mang vác vật nặng bằng lưng, vai. Khi mang vác cần thực hiện chuẩn tư thế để cột sống không bị cong vẹo dẫn đến thoát vị.

Bệnh nhân nên chủ động trong việc tìm hiểu nguyên nhân và các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm an toàn để có thể đẩy lùi bệnh từ sớm, tránh những rủi ro không mong muốn sau này. 

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.
Rate this post

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.