Tổng hợp các phương pháp điều trị đau thắt lưng trái

Bạn đang tìm kiếm một phương pháp điều trị đau thắt lưng trái hiệu quả và tiện lợi? Tham khảo ngay những giải pháp tốt nhất được các bác sĩ và bệnh nhân chia sẻ trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Đau thắt lưng trái là gì?

Bệnh đau thắt lưng trái 

Bệnh đau thắt lưng trái 

Đau thắt lưng trái là hiện tượng nhức nhối, đau mỏi vùng dưới thắt lưng phía bên trái. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cơ quan nội tạng hoặc cột sống, cơ bắp, dây chằng. Tùy từng nguyên nhân mà cơn đau sẽ có những biểu hiện khác nhau:

Dựa trên đặc điểm và vị trí của cơn đau mà đau thắt lưng trái được chia làm 3 nhóm chính sau:

1.1. Đau lưng bên trái gần mông

Cơn đau có điểm xuất phát ngay cạnh cột sống, sát phần mông. Có thể là đau nhói, buốt hoặc cảm giác nhức mỏi khó chịu cả ngày. Các nguyên nhân dẫn đến cơn đau này được xác định là do các bệnh dưới đây: Bệnh thận, đau dây thần kinh tọa, viêm đại tràng, lạc nội mạc tử cung…

1.2. Đau lưng bên trái phía trên

Đau thắt lưng trái phía trên thường là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến xương khớp cột sống như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, rối loạn chức năng khớp Sacroiliac…

1.3. Đau giữa lưng bên trái

Đau lưng giữa bên trái thường xuất hiện trong các trường hợp: Bệnh lý cột sống: Thoái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống… Bệnh nội tạng: Viêm phổi, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, suy tim… Đau giữa lưng trái có thể kèm theo triệu chứng tức ngực, khó thở….

2. Đối tượng thường bị đau thắt lưng trái

Các thống kê cho thấy, những nhóm đối tượng thường mắc phải cơn đau này là:

2.1. Phụ nữ

Cơn đau thắt lưng trái thường xảy đến khi phụ nữ mang thai, đến thời kỳ kinh nguyệt hoặc mắc các bệnh lý phụ khoa (U xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung)…

2.2. Nam giới

Lý do gây đau thắt lưng trái ở nam giới thường xuất phát từ thận (suy thận, sỏi thận…) và các bệnh phụ khoa (Viêm tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn…).

2.3. Người stress kéo dài

Nguyên nhân gây đau lưng cơ năng
Stress kéo dài gây đau lưng

Các ảnh hưởng từ tâm lý chi phối trực tiếp đến hoạt động nội tiết trong cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh và gây đau lưng.

2.4. Người lao động nặng nhọc

Lao động nặng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tổn thương về cột sống, cơ bắp và dây chằng. Làm việc quá sức trong thời gian dài trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cơn đau cột sống.

3. Nguyên nhân gây đau thắt lưng

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau thắt lưng dưới, thông thường được chia thành các nhóm cụ thể như sau:

3.1. Nguyên nhân cơ học

Nguyên nhân đau thắt lưng
Nguyên nhân đau thắt lưng

Nguyên nhân cơ học thường dẫn đến những cơn đau cấp tính, nếu không khắc phục đúng cách sẽ rất dễ trở thành cơn đau mãn tính.

3.1.1. Chấn thương, tai nạn

Các va đập trong quá trình làm việc, tập luyện hoặc tham gia giao thông có thể làm tổn thương cột sống hoặc vùng lưng. Cụ thể, các tai nạn này có thể dẫn đến: Gãy, nứt cột sống, giãn dây chằng vùng thắt lưng, giãn cơ thắt lưng…

3.1.2. Sai tư thế

Những tư thế sai dẫn đến tổn thương vùng thắt lưng bao gồm: vặn lưng quá mức về phía sau, gập lưng quá mạnh xuống phía dưới để di chuyển vật nặng… Những tư thế này khiến cơ và cột sống không điều chỉnh kịp hoặc vượt quá độ đàn hồi của các cấu trúc này. Kết quả là xuất hiện các tổn thương và gây đau đớn cho người bệnh.

3.1.3. Sinh hoạt, làm việc không điều độ, khoa học

Thức quá khuya, cắt bớt thời gian nghỉ ngơi và ăn uống không điều độ có thể trở thành nguyên nhân gây đau thắt lưng trái.

3.1.4. Chế độ ăn thiếu khoa học

Ăn quá nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh và nước uống công nghiệp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và khiến cho bạn dễ dàng gặp phải những cơn đau thắt lưng.

3.1.5. Béo phì

Béo phì là một nguyên nhân chính
Béo phì là một nguyên nhân chính

Béo phì là nguyên nhân gây tăng áp lực cho cột sống đặc biệt là vùng thắt lưng khiến cho tỉ lệ đau thắt lưng của nhóm này tăng cao.

3.1.6. Thiếu canxi, chất dinh dưỡng

Canxi tham gia trực tiếp vào các phản ứng co duỗi cơ và là thành phần chính trong cấu trúc xương. Thiếu hụt Canxi khiến cho các cơ co duỗi không tốt, dễ bị giãn cơ căng cơ hay chuột rút trong hoạt động tập luyện. Không chỉ vậy, thiếu Canxi còn làm cho cột sống bị giòn và dễ nứt gãy khi tập luyện hoặc làm việc. Hãy bảo vệ xương của bạn bằng cách ăn uống đầy đủ và tăng cường bổ sung Canxi cho cơ thể.

3.2. Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý gây đau lưng trái
Nguyên nhân bệnh lý gây đau lưng trái

Ngược lại với nguyên nhân cơ học, các cơn đau thắt lưng xuất phát từ bệnh lý thường mạn tính và rất dễ tái phát trở lại. Sau một thời gian mắc bệnh, người bệnh cũng có thể lường trước được các trường hợp có thể khiến cơn đau có thể tái phát khi thời tiết thay đổi, khi vận động, làm việc quá sức hay khi căng thẳng quá nhiều.

3.2.1. Đau thần kinh tọa

Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những cơn đau co thắt, tê nhức tại thắt lưng và lan dọc xuống chân trái.

3.2.2. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Là nguyên nhân gián tiếp gây ra đau lưng trái sau khi gây ra tình trạng chèn ép và các rễ dây thần kinh. Các đĩa đệm do bị thoái hóa, va đập chấn thương và lệch ra bên ngoài, chèn ép vào dây thần kinh và khiến người bệnh bị nhức nhối ở lưng trái. Nếu chèn ép và các rễ dây thần kinh tọa thì gây ra tình trạng đau thắt lưng và lan dọc xuống vùng mông hoặc chân.

3.2.3. Gai cột sống lưng

Khi Canxi lắng đọng ở các điểm đầu xương bị thoái hóa quá mức sẽ tạo thành các gai xương. Gai xương phát triển quá mức sẽ chiếm dụng không gian giữa các đốt sống, chèn ép dây thần kinh và tạo ra những cơn đau thắt lưng trái.

3.2.4. Loãng xương

Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương

Lượng Canxi ở xương thiếu hụt trong khi cơ thể vẫn tiếp tục chịu các áp lực từ trọng lượng cơ thể, khiến cột sống ngày càng yếu và xuất hiện những cơn đau thắt lưng cả trái và phải.

3.2.5. Bệnh về thận

Theo y học cổ truyền, thận tàng tinh, sinh tủy, dưỡng cốt. Vậy nên, khi thận gặp vấn đề và suy giảm chức năng sẽ khiến người bệnh gặp những cơn nhức mỏi, đau buốt vùng thắt lưng.

3.2.6. Bệnh phụ khoa

Gây đau lưng do tạo rối loạn trong điều tiết các chất nội tiết từ đó ảnh hưởng đến hoạt động nuôi dưỡng, khả năng vận động của vùng lưng và gây đau lưng.

3.2.7. Hẹp ống sống thắt lưng

Ống sống là nơi lưu giữ tủy sống thuộc về hệ thần kinh trung ương của cơ thể. Nếu như các ống sống vùng thắt lưng bị hẹp sẽ gây chèn ép đến các dây thần kinh. Hệ quả là người bệnh gặp phải các cơn đau thắt lưng.

4. Triệu chứng đau thắt lưng trái

Những triệu chứng của bênh đau thắt lưng
Những triệu chứng của bênh đau thắt lưng

Không đơn giản là tạo nên những cơn nhức nhối vùng thắt lưng, các triệu chứng này còn có thể phát triển và ảnh hưởng đến các cơ quan, vị trí khác trong cơ thể.

4.1. Đau thắt lưng bên trái lan xuống mông

Là do dây thần kinh tọa bị chèn ép gây ra. Các nguyên nhân chèn ép thì có thể là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, gai cột sống… gây ra. Ngoài nguyên nhân này, các hoạt động thể lực quá sức như tập luyện thể thao, quan hệ tình dục quá mức cũng là nguyên nhân có thể được đề cập đến.

4.2. Đau thắt lưng bên trái lan ra trước bụng

Để xác định triệu chứng đau thắt lưng trái lan ra trước bụng do nguyên nhân nào, cần phải xem xét các triệu chứng đi kèm: nếu là bệnh lý về thận nếu có xuất hiện các triệu chứng: tiểu buốt, tiểu rắt, mỏi gối, xanh xao… Nếu là do bệnh đại tràng, dạ dày nếu triệu chứng mắc kèm là: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa….

4.3. Đau thắt lưng bên trái lan xuống chân

Người bệnh có thể cảm thấy những cơn nhói buốt hoặc tê nhức, râm ran ở chân trái xuất hiện đột ngột khi lao động hoặc làm việc. Biểu hiện này cho thấy, các rễ dây thần kinh tọa đang bị chèn ép. Nếu tình trạng kéo dài và không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: teo cơ, mất khả năng vận động, liệt…

4.4. Đau thắt lưng bên trái kèm mỏi cơ

Khi các cơ và dây chằng phải hoạt động nhiều với cường độ mạnh, dẫn đến rối loạn trong phản ứng co duỗi cơ, dây chằng. Các cơ ở vùng lưng có thể bị co cứng và khiến người bệnh đau đớn.

4.5. Đau thắt lưng bên trái kèm tiêu chảy

Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh gặp các bệnh lý về đại tràng như hội chứng ruột kích thích hoặc viêm loét đại tràng. Nhu động ruột – dạ dày bị rối loạn, co bóp quá mức gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh xuất phát từ cột sống và gây ra những cơn đau mỏi thắt lưng.

5. Chẩn đoán, khám bệnh

Đau thắt lưng trái gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy nên, cần có biện pháp điều trị đau thắt lưng trái kịp thời để tăng cường chất lượng sống và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xuất hiện.

5.1. Cách khắc phục bệnh tại nhà

Tư thế ngủ đúng cho người bị đau lưng
Tư thế ngủ đúng cho người bị đau lưng

5.1.1. Nghỉ ngơi, thư giãn

Tùy theo mức độ của cơn đau mà người bệnh nghỉ ngơi hợp lý. Nếu cơn đau nhẹ, người bệnh chỉ cần tránh vận động mạnh, công việc quá sức và giảm bớt thời gian làm việc. Trong trường hợp cơn đau dữ dội, khiến người bệnh đau đớn khi di chuyển thì cần dừng hoàn toàn công việc, nằm nghỉ ngơi nếu cơn đau nặng và trầm trọng hơn khi di chuyển, vận động.

Khi nằm nghỉ, người bệnh chú ý nên lựa chọn tư thế nằm nghiêng, kê thêm một chiếc ở đùi để hai hông bằng nhau và tránh ảnh hưởng đến cột sống.

5.1.2. Không làm việc nặng

Tuyệt đối không bê vác các vật nặng khi lưng đang bị đau. Làm việc năng lúc này không chỉ khiến cơn đau trở nặng mà có thể làm tổn thương đang có tiến triển sang các dạng nguy hiểm hơn.

5.1.3. Xoa bóp vùng bị đau

Xoa bóp vùng bị đau

Xoa bóp vùng bị đau

Xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng bị đau là phương pháp được khuyến khích để khắc phục cơn đau cho người bệnh. Người nhà bệnh nhân chỉ cần dùng tay, tạo một lực nhẹ lên vùng lưng bị đau sau đó xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và ngược lại là được. Trong quá trình xoa lưng có thể kết hợp với động tác bóp nhẹ để các cơ lưng được thư giãn tốt hơn.

Phương pháp này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, thư giãn các cơ từ đó giảm nhẹ triệu chứng đau thắt lưng trái cho người bệnh.

5.1.4. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh là phương pháp dùng nhiệt để điều trị. Phương pháp này giúp giải quyết cơn đau trong các trường hợp tổn thương ở cấu trúc cơ, gân, dây chằng.

  • Chườm nóng được áp dụng trong các trường hợp đau co cứng lưng. Người bệnh chỉ cần sử dụng các túi chườm nóng, chai nước ấm lăn xung quanh vùng lưng bị đau để cải thiện tình trạng đau. Bạn nên chườm liên tục 20 phút và chườm ngay trong khoảng 48 tiếng khi cơn đau bắt đầu xuất hiện.
  • Chườm lạnh được áp dụng trong các trường hợp người bệnh bị đau kèm theo triệu chứng đỏ, sưng nhức vùng lưng. Chỉ cần bọc đá hoặc ngâm khăn trong nước lạnh rồi chườm trên vùng lưng.

5.1.5. Theo dõi, kiểm tra tình trạng theo giờ

Đa số những cơn đau sẽ có dấu hiệu giảm nhẹ sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, cần kiểm tra, theo dõi liên tục theo giờ. Nếu cơn đau không giảm mà còn tăng lên thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp khắc phục sớm hơn.

5.2. Kiểm tra, đánh giá và hỏi đáp triệu chứng đau thắt lưng trái

Công việc này được thực hiện bởi các bác sĩ. Sau các kiểm tra trực tiếp tại lưng trái và thăm hỏi về tình trạng cơn đau, các bác sĩ sẽ có những nhận định về bệnh và chỉ định các bước thăm khám kiểm tra tiếp theo để xác định chính xác tình trạng của bạn.

5.2.1. Xét nghiệm: nước tiểu, máu…

Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp xác định sức khỏe, chức năng của từng bộ phận có đang bị ảnh hưởng không để loại trừ hoặc đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh.

  • Xét nghiệm máu: Thường để kiểm tra các thành phần máu hiện tại, từ đó chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh liên quan đến tủy sống.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra chức năng lọc của thận. Nếu thành phần nước tiểu có chứa máu hoặc protein, rất có thể những cơn đau thắt lưng hiện tại là do bệnh về thận gây ra.

5.2.2. Chụp Xquang, MRI

Điều trị trật khớp đốt sống lưng
Chụp X quang

Xquang và MRI là những loại chẩn đoán hình ảnh. Thông qua hai phương pháp này, bác sĩ sẽ xác định được cột sống thắt lưng của bạn có bị tổn thương không, các tế bào xương có đang phát triển bất thường, hình thành các khối u hay không. Đây là một loại chẩn đoán hình ảnh và thường được chỉ định khi bạn xuất hiện những cơn đau vùng thắt lưng trái.

Sau khi xác định được nguyên nhân và bệnh lý, quá trình điều trị bệnh sẽ đúng hướng và đạt hiệu quả nhanh hơn.

6. Điều trị đau thắt lưng trái

Sử dụng thuốc điều trị đau thắt lưng trái được áp dụng khi các cơn đau khó chịu nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên, vì thuốc điều trị thường có những tác dụng không mong muốn với cơ thể nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

6.1. Thuốc tây y 

Sử dụng thuốc tây là phương pháp được đa số người bệnh tìm đến khi cơn đau xuất hiện. Ưu điểm của nhóm thuốc này là tác dụng nhanh, giúp khắc phục các cơn đau thắt lưng chỉ sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng uống thuốc. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nhược điểm rất lớn đó là tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với cơ thể người bệnh.

Thuốc tây y điều trị đau thắt lưng trái

Thuốc tây y điều trị đau thắt lưng trái

Một phác đồ điều trị đau lưng trái của người bệnh có thể bao gồm những loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau: thường được sử dụng nhất là nhóm các chế phẩm từ Paracetamol như: Panadol, Tylenol, Paracetamol… Các thuốc giảm đau này khá lành tính và ít gây tác dụng phụ với người bình thường. Tuy nhiên, cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sỹ nếu người sử dụng bị suy gan, thận.
  • Thuốc giãn cơ: phổ biến thường dùng gồm: Decontractyl,…
  • Thuốc chống viêm: Được kê đơn khi đau thắt lưng trái có kèm theo các triệu chứng viêm như nhức tấy vùng lưng, nóng đỏ. Thuốc chống viêm được sử dụng là các nhóm NSAIDs.

6.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là cách điều trị đau lưng bên trái lâu dài giúp điều trị triệu chứng và phục hồi tổn thương sau khi triệu chứng được kiểm soát. Một số biện pháp vật lý trị liệu được khuyến cáo áp dụng cho người bệnh như châm cứu, bấm huyệt.

Theo Đông y, các triệu chứng đau xuất hiện khi kinh mạch bị tắc hoặc cơ thể nhiễm phải yếu tố độc. Để giải quyết bệnh thì cần phải khơi thông kinh mạch hoặc mở lối đẩy độc tố ra bên ngoài. Châm cứu, bấm huyệt là phương pháp giúp thực hiện điều đó.

Biện pháp này tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp lưu thông khí huyết đồng thời trục xuất phong hàn, độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó nhanh chóng điều trị đau thắt lưng trái

Tuy nhiên, biện pháp này cũng tiềm ẩn những biến chứng nếu tác động nhầm huyệt nguy hiểm trên cơ thể. Cách tốt nhất là người bệnh nên đến các cơ sở, phòng khám đông y uy tín để được các chuyên gia có chuyên môn cao thực hiện.

6.3. Điều trị bằng đai kéo giãn

Sử dụng đai lưng
Sử dụng đai lưng

Điều trị đau thắt lưng trái bằng đai kéo giãn lưng y tế là liệu pháp được rất nhiều người bệnh ưa chuộng vì tính an toàn và hiệu quả điều trị cao. Với cấu trúc bao gồm các túi khí thông minh với lực nén và độ co giãn phù hợp giúp nâng đỡ các cơ vùng lưng, tăng cường khoảng cách đốt sống, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó giúp điều trị chứng đau thắt lưng trái nhanh chóng.

Đeo đai kéo giãn lưng phù hợp cho những trường hợp bị đau thắt lưng trái lưng cấp tính hoặc mạn tính do các bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống… Tùy mức độ đau mà thời gian khắc phục cơn đau có thể kéo dài từ vài ngày đến khoảng 1 tháng.

7. Bài thuốc nam chữa đau thắt lưng trái

Các bài thuốc nam cũng là cách điều trị đau lưng bên trái được rất nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng. Dưới đây là một số bài thuốc người bệnh có thể tự áp dụng tại nhà.

7.1. Bài thuốc từ ngải cứu

Bài thuốc từ ngải cứu - Điều trị đau thắt lưng trái

Bài thuốc từ ngải cứu – Điều trị đau thắt lưng trái

Ngải cứu là vị dược liệu có vị cay, tính nồng bổ huyết, ích khí giúp khí huyết lưu thông tốt hơn từ đó giúp thúc đẩy khí huyết lưu thông là một trong những phương pháp điều trị đau thắt lưng trái rất hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Muối hột trắng: 400 gam
  • Ngải cứu: 200 gam

Cách làm:

  • Bước 1: Ngải cứu chọn lá bánh tẻ, rửa sạch, để ráo nước rồi thải nhỏ
  • Bước 2: Muối biển nguyên hột cho vào chảo nóng đảo để khi có tiếng nổ lách tách
  • Bước 3: Cho lá ngải cứu vào đảo cùng muối, đến khi có mùi thơm
  • Bước 4: Đổ ngải cứu và muối vào trong tấm vải sạch, lót nhiều lớp để kiểm soát nhiệt độ ở mức vừa phải
  • Bước 5: Chườm lên vùng lưng bị đau, di chuyển nhẹ nhàng trong 20 phút, nếu muối nguội thì cho vào đảo lại rồi chườm tiếp. Chườm liên tục đến khi triệu chứng được kiểm soát.

7.2. Bài thuốc từ gừng tươi

Bài thuốc từ gừng tươi - Điều trị đau thắt lưng trái

Bài thuốc từ gừng tươi – Điều trị đau thắt lưng trái

Tương tự như ngải cứu, gừng tươi là vị giúp lưu thông khí huyết, điều trị đau thắt lưng trái rất tốt được kết hợp cùng rượu để cho tác dụng nhanh hơn

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Gừng tươi: 1 kg
  • Rượu trắng: 2 lít

Cách thực hiện

  • Bước 1: Gừng củ chọn loại bánh tẻ, rửa sạch đất rồi đập dập
  • Bước 2: Cho gừng đã đập dập vào lọ thủy tinh sạch
  • Bước 2: Đổ rượu trắng vào đến khi ngập gừng thì thôi
  • Bước 4: Đậy kín nắp ủ trong 3 ngày là có thể lấy ra sử dụng được

Cách sử dụng:

  • Dùng rượu ngâm gừng thoa đều lên vùng lưng bị đau kết hợp với massage nhẹ nhàng để rượu gừng thấm tốt hơn.
  • Rượu gừng giúp giảm đau ngay khi sử dụng nên thực hiện biện pháp  này trước khi đi ngủ để người bệnh có giấc ngủ ngon hơn.

7.3. Bài thuốc từ rễ cây đinh lăng

Cây đinh lăng - Phương thuốc điều trị đau lưng cấp hiệu quả
Cây đinh lăng – Phương thuốc điều trị đau lưng cấp hiệu quả

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Rễ đinh lăng: 500 gam
  • Rượu trắng: 3 lít

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rễ đinh lăng rửa sạch đất, để ráo nước rồi đặt vào bình thủy tinh
  • Bước 2: Cho rượu trắng ngập rễ rồi đậy kín bình ủ trong khoảng 1 tháng

Cách sử dụng:

  • Người bệnh uống một chén nhỏ sau bữa sáng và tối khoảng 30 phút sẽ thấy tình trạng đau thắt lưng trái được cải thiện rõ rệt.

8. Bài tập điều trị đau thắt lưng trái

Bên cạnh các loại thuốc điều trị, người bệnh đau thắt lưng trái nên kết hợp với các bài tập giúp mạnh gân cốt, tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai của phần lưng.

8.1. Ngồi thiền

Ngồi thiền là cách điều trị đau lưng bên trái được nhiều người áp dụng. Theo đó, ngồi thiền giúp hấp thu năng lượng từ thiên nhiên, giải tỏa stress và phục hồi những tổn thương của cơ thể.

Cách tập thiền:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng, đặt mắt cá của chân trái lên đùi chân phải và mắt cá chân phải lên đùi chân trái – Đây là tư thế tọa. Nếu không ngồi được như vậy, bạn có thể chỉ thực hiện một bên chân (bán tọa)
  • Bước 2: Đặt đầu ngón tay cái chạm vào đầu ngón trỏ và đặt tay lên đầu gối.
  • Bước 3: Giữ thẳng lưng, hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng toàn bộ cơ thể, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và cảm nhận năng lượng xung quanh.

Lưu ý: Bạn nên tập thiền ở những nơi có không khí trong lành và nên ngồi thiền khoảng 30 phút mỗi ngày.

8.2. Tập thư giãn, hít thở trong yoga

Tư thế yoga này chủ yếu tập trung vào việc rèn luyện hơi thở, thư giãn đầu óc, cơ bắp từ đó tăng cường khả năng tái tạo và phục hồi tự nhiên của cơ thể:

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm thẳng trên sàn hoặc trên giường, hai tay và hai chân duỗi thẳng, thả lỏng toàn bộ cơ thể.
  • Bước 2: Tập trung vào việc hít thở. Khi lấy hơi bụng phải phồng to hết cỡ, khi thở ra bụng cũng hóp lại hết cỡ.
  • Nên thực hiện hiện hít thở trong trong khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày.

8.3. Một số bài tập điều trị đau thắt lưng trái phổ biến

8.3.1. Tư thế con mèo

Tư thế con mèo - Bài tập điều trị đau thắt lưng

Tư thế con mèo – Bài tập điều trị đau thắt lưng

  • Bước 1: Bắt đầu với tư thế quỳ với điểm đỡ cơ thể trên sàn là đầu gối và bàn tay. Điều chỉnh để tay và chân tạo thành góc vuông với sàn
  • Bước 2: Gồng cổ lên phía trên và hít thở sâu.
  • Bước 3: Duy trì tư thế trong khoảng 30 giây  phút rồi từ từ trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện bài tập liên tục trong khoảng 3 -5 phút.

8.3.2. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang - Bài tập điều trị đau thắt lưng

Tư thế rắn hổ mang – Bài tập điều trị đau thắt lưng

  • Bước 1: Bắt đầu với tư thế nằm sấp
  • Bước 2: Đưa tay đặt úp xuống đất ở dưới phần ngực rồi từ từ duỗi thẳng cánh tay, nâng cơ thể phần trên lên. Trọng lượng phần trên dồn vào hai tay
  • Bước 3: Đầu hướng lên cao giữ nguyên trong vài giây rồi từ từ hạ thấp cơ thể như lúc ban đầu.
  • Thực hiện bài tập liên tục trong khoảng 3-5 phút.

8.3.3. Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu - Bài tập điều trị đau thắt lưng

Tư thế cây cầu – Bài tập điều trị đau thắt lưng

  • Bước 1: Nằm thẳng trên sàn, hai tay duỗi thẳng đặt cạnh đùi, chân duỗi thẳng, thả lỏng cơ thể.
  • Bước 2: Gập gối sau đó dùng tay giữ lấy cổ chân
  • Bước 3: Điều chỉnh để khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai rồi từ từ nâng lưng của bạn lên. Duy trì tư thế trong khoảng 30 giây sau đó nhẹ nhàng trở về tư thế bình thường rồi lặp lại động tác khoảng 3 – 5 lần

8.3.4. Tư thế cây cung

Tư thế cây cung - Bài tập điều trị đau thắt lưng

Tư thế cây cung – Bài tập điều trị đau thắt lưng

  • Bước 1: Nằm sấp trên mặt sàn, dùng hai tay nắm lấy hai cổ chân
  • Bước 2: Hít một hơi sâu rồi dùng lực kéo căng chân về và tay, nâng cơ thể lên, điểm tì của cơ thể là phần bụng
  • Bước 3: Hóp chặt cơ bụng, cơ mông, cơ đùi và lưu ý là giữ thẳng đầu gối. Duy trì tư thế trong khoảng 5 giây rồi nhẹ nhàng trở về tư thế bình thường, sau đó thực hiện lại.

9. Cách phòng tránh đau thắt lưng trái

Sau khi điều trị đau thắt lưng trái thành công, người bệnh cần lưu ý một số điều để phòng tránh bệnh tái phát trở lại:

  • Không làm việc, hoạt động quá sức, bê vác các vật nặng: Nhờ người giúp đỡ khi phải di chuyển các vật nặng để tránh làm tổn thương cấu trúc xương, cơ dây chằng tại vùng cột sống.
  • Đúng tư thế: Ngồi, đứng làm việc hay khi di chuyển các vật đều phải đảm bảo tư thế đúng để bảo vệ cột sống. Tránh các tư thế có hại sau đây: ngồi còng lưng/ ngồi quá lâu trong một tư thế, cúi gập người để mang vật…
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: nên dành mỗi ngày 30 – 1 tiếng vào buổi sáng hoặc buổi chiều để tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho các cơ vùng lưng trái và vùng khác trên cơ thể.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, tránh các chất kích thích: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là Canxi, Magie, Vitamin D… cho cơ thể để có hệ xương khớp khỏe mạnh và chắc chắn.

 

Với những thông tin chi tiết về cách điều trị đau thắt lưng trái, nguyên nhân và triệu chứng có thể gặp phải, chúng tôi tin rằng bạn đã xác định chính xác được tình trạng hiện tại của mình. Chúc bạn lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và sớm phục hồi sức khỏe!

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.