Cách tự điều trị đau lưng thần kinh tọa tại nhà

Tự điều trị đau lưng thần kinh tọa tại nhà hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua việc thay đổi chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và đặc biệt là kết hợp với những bài tập trị liệu phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể.

1. Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa xuất hiện khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc bị chèn ép, gây ra những cơn đau khó chịu chạy dọc vùng cột sống lưng và lan xuống dưới hông, đầu gối, cẳng chân, bàn chân. Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 30 – 60 tuổi và xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Tự điều trị đau lưng thần kinh toạ

Tự điều trị đau lưng thần kinh toạ 

1.1. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

  • Thoát vị đĩa đệm: Khi đĩa đệm của cột sống trượt ra khỏi vị trí ban đầu và có dấu hiệu thoái hóa sẽ chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh xung quanh, gây ra bệnh đau thần kinh tọa.
  • Trượt đốt sống: Vì lý do nào đó mà đốt sống trượt khỏi vị trí ban đầu của chúng, gây ảnh hưởng và làm tổn thương đến dây thần kinh tọa ở gần đó.
  • Do hẹp ống sống: Khi các ống cột sống bị hao mòn tự nhiên sẽ làm cho không gian trong ống tủy sống dần bị thu hẹp lại. Chính sự thu hẹp này đã gây chèn ép lên các dây thần kinh, gây đau dây thần kinh tọa tại vùng hẹp ống sống.
  • Thoái hóa cột sống: khi cột sống bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, bao xơ bị phá hủy, các chất nhầy dịch khớp sẽ thoát ra ngoài sẽ chèn ép lên các dây thần kinh tọa.
  • Nguyên nhân khác: tai nạn, chấn thương, nhiễm trùng, làm việc, lao động sai tư thế…

1.2. Triệu chứng bệnh đau lưng thần kinh tọa

  • Cơ thể đau nhói: Các cơn đau như kim châm chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ trên lưng và chạy dài xuống dưới vùng thắt lưng, hông, đùi, lan xuống bắp chân, bàn chân. Đau dây thần kinh tọa thường đau ở một bên, mức độ đau phụ thuộc vào tình trạng tổn thương của dây thần kinh.

Triệu chứng bệnh đau thần kinh toạ

Triệu chứng bệnh đau thần kinh toạ

  • Tê, mỏi vùng thắt lưng rồi lan dần xuống mông và chân, có hiện tượng mất cảm giác ở chân.
  • Khả năng vận động bị hạn chế, đặc biệt là chuyện lao động, đi lại khá khó khăn.
  • Thay đổi dáng đi: Nếu những cơn đau kéo dài và không được điều trị, dần dần dáng đi của người bệnh sẽ bị thay đổi.

1.3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh

  • Chuyển thành bệnh mãn tính: khiến cho người bệnh liên tục bị những cơn đau dai dẳng ảnh hưởng. Ngoài ra bệnh có thể gây ra những di chứng trên vùng cột sống như: vẹo cột sống, lệch xương chậu…
  • Mất khả năng vận động: Khi dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương rễ thần kinh, gây teo cơ, cứng cơ làm mất đi sự linh hoạt, không kiểm soát được vận động, thậm chí có thể gây liệt, mất khả năng vận động.
  • Rối loạn cơ vòng, vệ sinh không tự chủ: Những cơn đau kéo dài ảnh hưởng đến hệ cơ, đặc biệt rối loạn hệ cơ vòng làm giảm hoặc gây mất chức năng cơ vòng ở ruột và bàng quang làm mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện.
  • Ngoài ra, bệnh nhân sẽ có những thay đổi về tâm lý, căng thẳng, stress thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm.

2. Cách khắc phục, tự điều trị đau lưng thần kinh toạ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể là giảm các triệu chứng đau thần kinh tọa bằng một số cách đơn giản.

2.1. Nghỉ ngơi

Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, hệ cơ được thả lỏng, cột sống không chịu áp lực của cơ thể, từ đó làm giảm sức ép lên dây thần kinh tọa, giúp giảm đau hiệu quả.

2.2. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Tác dụng của nhiệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh làm giảm nhanh các cơn đau. Chườm nóng sẽ giúp giãn cơ, giãn mạch máu, việc lưu thông máu đưa oxy và chất dinh dưỡng đến khu vực tổn thương được thuận lợi hơn. Với những cơn đau mãn tính có kèm theo viêm, việc chườm nóng thường làm trầm trọng thêm các cơn đau, tăng nguy cơ thoái hóa. Trong trường hợp này, chườm lạnh sẽ có tác dụng chống viêm, làm dịu nhanh các cơn đau, giảm sưng viêm.

2.3. Xoa bóp nhẹ nhàng

khi xoa bóp, hệ cơ cùng các mạch máu dần nóng lên và giãn ra, tăng cường lưu thông khí huyết từ đó giúp giảm đau. Không chỉ vậy, xoa bóp còn có tác dụng lên toàn thân, giúp bạn có thể thư giãn và giảm căng thẳng.

3. Tự điều trị đau lưng thần kinh tọa tại nhà

3.1 Điều trị bằng tây y

Điều trị bằng Tây y rất có hiệu quả trong việc làm giảm nhanh những cơn đau cấp tính. Một số loại thuốc thường sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa:

  • Nhóm thuốc chống viêm: Gồm thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, meloxicam, etoricoxib, celecoxib… và thuốc chống viêm steroid như corticoid.
  • Nhóm thuốc giãn cơ: myonal, decontractyl, mydocalm…
  • Vitamin nhóm B (B1, B, B12) liều cao làm tăng quá trình chuyển hóa tế bào thần kinh, giúp thần kinh hoạt động tốt hơn.
  • Các thuốc có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh ngoại vi như galantamine.
  • Tiêm ngoài màng cứng: Thường sử dụng thuốc chống viêm corticoid để tiêm điều trị tại chỗ giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm, đau. Phương pháp điều trị này cần được thực hiện tại những cơ sở y tế có chuyên môn cao.
  • Phẫu thuật: Thường được chỉ định với những trường hợp nặng và bắt đầu xuất hiện biến chứng.
  • Đeo đai kéo giãn lưng: Một phương pháp điều trị mới, có hiệu quả cao và được áp dụng phổ biến trong khoảng chục năm trở lại đây chính là sử dụng đai lưng trị liệu. Các bệnh nhân đau lưng thần kinh tọa được khuyên sử dụng đai kéo giãn lưng trong quá trình điều trị để có thể giảm nhanh cơn đau, giúp quá trình hồi phục nhanh và thuận lợi hơn.

3.2 Điều trị bằng thuốc nam

Khác với điều trị bằng tây y, điều trị bằng thuốc nam thường có tác dụng giảm đau chậm nhưng an toàn, không để lại tác dụng phụ và có tác dụng lâu dài. Các bài thuốc nam chữa đau lưng thần kinh tọa thường sử dụng những loại cây quen thuộc có trong vườn nhà như gừng, rau má, lá lốt, cây xấu hổ…

3.2.1. Điều trị bằng gừng và mật ong

Một thìa cà phê bột gừng, 2 – 3 lát gừng tươi, 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê nước cốt chanh hòa tan trong cốc nước nóng. Uống hàng ngày khi bụng đói.

3.2.2. Điều trị bằng rau má

Rau má xay sinh tố với một chút muối, sử dụng uống hàng ngày.

Tự điều trị đau lưng thần kinh toạ bằng rau má

Tự điều trị đau lưng thần kinh toạ bằng rau má

3.2.3. Điều trị bằng lá lốt

Lá lốt, gừng tươi giã nát, thêm chút muối hạt cho vào nước nóng 60 độ để ngâm và massage chân hàng ngày trong 30 phút.

3.2.4. Điều trị bằng cây xấu hổ

Sử dụng 20 – 25g rễ cây xấu hổ và cây lá lốt rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày.

3.3 Điều trị bằng các bài tập

Bên cạnh việc dùng thuốc, thực hiện các bài tập hàng ngày là cách hỗ trợ giúp quá trình điều trị bệnh được nhanh hơn, giảm nhanh các triệu chứng và phòng ngừa những cơn đau tái phát.

3.3.1. 7 bài tập Yoga chữa đau lưng thần kinh tọa tại nhà

3.3.1.1. Tư thế 1 – Vặn người đơn giản

Tư thế vặn người đơn giản

Tư thế vặn người đơn giản

  • Tư thế chuẩn bị là người tập ngồi khoanh chân trên thảm tập, lưng thẳng
  • Sau đó từ từ xoay thân người trên sang bên gối trái, tay phải giữ chặt gối trái, tay trái đặt trên sàn phía sau hông trái.
  • Hít vào để nâng và duỗi xương cột sống hoàn toàn hết mức có thể. Thở ra để vặn mà không làm cong lưng. Giữ tư thế trong 30 giây rồi đổi bên.
  • Bạn có thể ấn gối vào cánh tay để có thể tăng mức độ vặn mình.

3.3.1.2. Tư thế 2 – Tư thế vặn cột sống

Tư thế vặn cột sống

Tư thế vặn cột sống 

  • Người tập ngồi thẳng trên tấm đệm sau đó vắt chân trái qua chân phải, đồng thời hạ chân phải sao cho đùi chạm mặt đất.
  • Từ từ vặn người sang trái, chống hai tay xuống đất, tay trái chống sau lưng. Lưu ý luôn thẳng lưng và vai, giữ tư thế trong 20 giây hoặc vài phút và trở về tư thế ban đầu. Đổi bên. Thực hiện mỗi bên 2 – 4 lần.

3.3.1.3. Tư thế 3: Đứng vặn người

Tư thế đứng vặn người

Tư thế đứng vặn người 

Chuẩn bị: Một cái ghế tựa vào tường

Thực hiện:

  • Đứng thẳng, phần hông phải ở kế bên tường
  • Đặt chân phải lên trên ghế, đầu gối gập 90 độ, chân trái đứng thẳng
  • Tay phải đặt trên tường để giữ thăng bằng
  • Nâng gót chân trái lên cao, đứng bằng mũi chân. Hít vào, từ từ xoay thân người về phía tường, dùng hai tay bám trên tường để giữ thăng bằng
  • Thở ra, hạ gót chân trái xuống, giữ nguyên tư thế vặn mình. Duy trì tư thế trong vài nhịp thở sau đó về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện lại động tác với phần hông bên trái. Mỗi bên thực hiện từ 2 – 4 lần.

3.3.1.4. Tư thế 4 – Duỗi gân kheo

Duỗi gân kheo

Tư thế Duỗi gân kheo 

  • Đứng thẳng, sau đó chân phải duỗi thẳng đặt lên trên ghế, bàn chân hướng lên trên, ở ngang hoặc dưới chiều cao của hông.
  • Dùng hai tay chống vào đầu gối từ từ kéo căng cơ đùi, đảm bảo hông vẫn giữ nguyên vị trí, không được nâng lên.
  • Giữ tư thế trong vào nhịp thở, sau đó đổi bên.
  • Thực hiện động tác từ 2 – 4 lần cho mỗi bên.

3.3.1.5. Tư thế 5 – Tư thế chéo chân

Tư thế chéo chân

Tư thế chéo chân

  • Ngồi trên thảm, hai chân duỗi thẳng về phía trước. Có thể sử dụng tấm đệm nhỏ để ngồi lên trên để thực hiện động tác dễ hơn.
  • Gập gối phải và từ từ kéo chân phải chéo qua chân trái.
  • Dùng tay kéo bàn chân phải gần sát vào mặt ngoài của hông trái.
  • Nâng và chỉnh hông để hai gối chống lên nhau, gối phải trên gối trái
  • Hít vào, nâng và duỗi xương cột sống, thở ra, gập người về phía trước, đẩy ngực về phía gối, thả lỏng, cột sống duỗi hoàn toàn

3.3.1.6. Tư thế 6 – Tư thế chim bồ câu duỗi hông

Tư thế chim bồ câu duỗi chân

Tư thế chim bồ câu duỗi chân 

  • Người tập ngồi khoanh chân trên sàn, sau đó từ từ duỗi thẳng chân trái về phía sau sao cho mũi chân chạm sàn, gót chân hướng lên trên.
  • Chống hai tay xuống sàn rồi ngẩng cao đầu, hơi ưỡn ngực về phía trước.
  • Giữ hông cố định trên mặt sàn trong 30 giây, sau đó đổi bên
  • Thực hiện động tác từ 2 – 4 lần cho mỗi bên

3.3.1.7. Tư thế 7 – Tư thế chim bồ câu biến thể

Tư thế chim bồ câu biến thể

Tư thế chim bồ câu biến thể 

Chuẩn bị: Ghế hoặc bàn chắc chắn

Thực hiện:

  • Đặt chân phải trên ghế, đầu gối hướng về phía trước, kéo bàn chân phải sao cho gót bàn chân phải thẳng hàng với hông trái và cẳng chân tạo góc 45 độ, hơi nghiêng người về phía trước
  • Chân trái đứng thẳng, mũi chân trái ấn xuống, hơi đẩy nhẹ chân trái về phía sau, phần hông giữ cố định
  • Hai tay đặt trên ghế hoặc bàn để giữ thăng bằng
  • Giữ nguyên tư thế trong vài nhịp thở, sau đó đổi bên
  • Thực hiện động tác từ 2 – 4 lần cho mỗi bên.

3.3.2. 5 bài tập trị liệu tự điều trị đau lưng thần kinh tọa tại nhà

3.3.2.1. Bài tập 1 – Gập gối vào ngực

Bài tập gập gối vào ngực

Bài tập gập gối vào ngực

  • Nằm ngửa trên thảm, kê đầu lên một chiếc gối nhỏ, gập đầu gối, giữ hai chân và bàn chân thẳng, thân trên thả lỏng, cằm hơi cúi xuống
  • Gập đầu gối chân phải lên trước ngực, hai tay ôm lấy đầu gối kéo sát vào ngực, lưng thẳng, đầu và lưng thả lỏng, không di chuyển
  • Kéo căng hết mức có thể, giữ tư thế trong 20 – 30 giây, thở sâu sau đó thực hiện động tác với chân trái
  • Mỗi bên thực hiện 3 – 5 lần
3.3.2.2.Bài tập 2 – Kéo giãn vận động thần kinh tọa

Bài tập kéo giãn vận động thần kinh toạ

Bài tập kéo giãn vận động thần kinh toạ

  • Nằm ngửa trên sàn, đầu gối trên gối nhỏ sau đó nâng chân phải lên, rồi gập đầu gối phải về phía ngực, hai tay nắm lấy phần khoeo chân dưới gối
  • Hít vào, từ từ duỗi thẳng khớp gối, đưa bàn chân về phía người.
  • Giữ nguyên tư thế trong 20 – 30 giây
  • Thở ra, từ từ trở về tư thế ban đầu rồi đổi chân, thực hiện động tác với chân trái
  • Thực hiện động tác 3 – 5 lần cho mỗi bên
  • Lưu ý: Thả lỏng phần thân trên, kéo căng trong mức độ chịu đựng, dừng lại khi cơ thể thấy đau tức
3.3.2.3. Bài tập 3 – Kéo giãn lưng

Bài tập kéo giãn lưng

Bài tập kéo giãn lưng

  • Nằm sấp trên thảm, tỳ người lên khuỷu tay, cột sống duỗi dài
  • Giữ thẳng cổ, hít sâu, chống hai tay xuống rồi từ từ cong lưng ra phía sau
  • Giữ tư thế trong 5 – 10 giây rồi thở ra, từ từ trở về tư thế ban đầu
  • Thực hiện động tác từ 8 – 10 lần.
3.3.2.4. Bài tập 4 – Căng gân khoeo chân ở tư thế đứng

Bài tập căng gân khoeo chân ở tư thế đứng

Bài tập căng gân khoeo chân ở tư thế đứng

  • Đứng thẳng, đặt chân phải lên ghế sao cho chân thẳng, các ngón chân duỗi thẳng, bàn chân hướng lên trên, chân trái thẳng
  • Hít sâu, từ từ cúi người về phía trước, lưng và chân thẳng
  • Giữ nguyên tư thế trong 10 – 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu và thực hiện động tác với chân trái
  • Thực hiện bài tập 2 – 3 lần mỗi bên.
3.3.2.5. Bài tập 5 – Kéo giãn cơ mông ở tư thế nằm

Bài tập kéo giãn cơ mông ở tư thế nằm

Bài tập kéo giãn cơ mông ở tư thế nằm

  • Nằm ngửa trên thảm, đầu gối trên gối nhỏ, gập chân trái, để bàn chân phải lên trên đùi trái
  • Dùng tay ôm lấy đùi trái, hít sâu, từ từ kéo đùi trái về phía ngực
  • Giữ cố định vùng xương cụt ở trên thảm, hông giữ thẳng, căng phần mông phải
  • Hít thở đều, giữ tư thế trong 20 – 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu
  • Thực hiện động tác với đùi phải

Ngoài những bài tập trị liệu và tập yoga, bệnh nhân đau lưng thần kinh tọa còn có thể lựa chọn những cách tập luyện khác như đi bộ, bơi lội, đạp xe…

Trong quá trình tập luyện cần chú ý:

  • Dựa theo tình trạng thực tế mà chọn những bài tập phù hợp, không tập quá sức
  • Cường độ tập luyện cần tăng từ từ, không nên tập quá sức ngay từ đầu
  • Trong quá trình tập, nếu thấy có dấu hiệu đau, tê cần dừng lại và nghỉ ngơi

4. Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ tự điều trị đau lưng thần kinh tọa

Chế độ ăn uống cũng góp một phần không nhỏ trong việc điều trị đau lưng thần kinh tọa, vì thế người bệnh nên chú ý đến các nhóm thực phẩm nên và không nên bổ sung sau đây.

4.1. Đau thần kinh tọa nên bổ sung:

4.1.1. Vitamin

Là những chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển bình thường. Một chế độ ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, C sẽ có ảnh hưởng rất tích cực lên các dây thần kinh tọa, làm giảm các cơn đau, chống viêm, tăng sự dẻo dai. Các nhóm vitamin được tìm thấy trong các loại thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa…, đặc biệt có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây như rau cải bina, súp lơ xanh, cam, bưởi, nho, chuối, đu đủ….

Tự điều trị đau lưng thần kinh tọa bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng

Tự điều trị đau lưng thần kinh tọa bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng

4.1.2. Canxi

Một chế độ ăn giàu canxi chính là cách để phòng chống, giảm triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Một số thực phẩm giàu canxi được biết đến như: trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, cá, tôm, cua, đậu nành, ngũ cốc, một số loại rau xanh đậm…

4.1.3. Sắt

Chế độ ăn giàu sắt sẽ đảm bảo cho cơ thể không bị thiếu máu, tăng cường lưu thông máu, việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể được dễ dàng hơn. Bạn có thể tìm thấy sắt tự nhiên có trong các loại thực phẩm như: các loại động vật thân mềm như sò, hến, ngao, trong đậu phụ, các loại hạt ngũ cốc, hạt dinh dưỡng, lòng đỏ trứng, bí ngô, rau bina, cà chua, lựu, các loại thịt đỏ…

4.1.4. Chất xơ

Mặc dù không cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng một chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ giúp tăng tính đàn hồi của dây chằng, giảm mỡ máu, tăng cường sản sinh chất nhầy sụn khớp, cân bằng dinh dưỡng…từ đó giúp phòng chống thoái hóa và các bệnh lý xương khớp khác.  Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như: ngô, các loại đậu: đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành…, quả bơ, lê, bánh mì nguyên cám, yến mạch, gạo lứt…

4.1.5. Và một số nhóm chất dinh dưỡng khác

Đạm, kali, magie, glucosamine… và đặc biệt cần uống nhiều nước.

4.2. Những nhóm thực phẩm cần tránh

4.2.1. Đồ ăn chế biến sẵn

Chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa làm tăng lượng mỡ máu, tăng cholesterone gây tắc nghẽn mạch máu gây béo phì từ đó gia tăng áp lực lên cột sống. Đồng thời, trong các loại đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều photpho sẽ làm mất cân bằng tỷ lệ canxi:photpho tự nhiên trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình loãng xương, thoái hóa…

4.2.2. Thực phẩm nhiều đạm

Sử dụng quá nhiều đạm, đặc biệt là đạm động vật trong các loại thịt đỏ sẽ làm tích tụ protein trong các khớp xương, kích thích hình thành gai xương, gây hiện tượng viêm, phá hủy sụn khớp, phá hủy xương, gia tăng chèn ép lên các dây thần kinh

4.2.3. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường

Không chỉ không tốt cho bệnh nhân đau lưng thần kinh tọa, đây còn là nhóm thực phẩm có hại cho sức khỏe của bạn

4.2.4. Chất kích thích

Ngoài ra, rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích cũng là kẻ thù của  bệnh đau dây thần kinh tọa

5. Cách phòng tránh đau lưng thần kinh tọa

  • Bổ sung dinh dưỡng, cải thiện chất lượng bữa ăn, cân đối các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Ưu tiên sử dụng và kết hợp nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.
  • Hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Bạn nên duy trì tập luyện ít nhất 3 lần một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút
  • Với những người thường xuyên làm việc cố định ở một tư thế, nên có những vận động nhẹ, thay đổi tư thế để tránh gây áp lực lên vùng cột sống.
  • Nên thay đổi những thói quen, tư thế sai khi làm việc hoặc vận động hàng ngày.
  • Với bệnh nhân đau cấp, cần nằm nghỉ ngơi trên giường, tránh tập luyện có thể làm gia tăng các cơn đau.

Có rất nhiều cách để tự điều trị đau lưng thần kinh tọa tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Thực tế cho thấy, việc kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ cùng với một hoặc nhiều phương pháp ở trên sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng kiểm soát được các cơn đau, cải thiện tình trạng bệnh và phòng chống bệnh quay trở lại.

5/5 - (1 bình chọn)

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.