Tổng quan nguyên nhân và hướng điều trị đau lưng cấp 2022
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng và tùy theo mỗi nguyên nhân này sẽ có cách điều trị đau lưng cấp khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức tổng quan nhất về nguyên nhân và các cách điều trị cơn đau lưng cấp tính này.
1. Đau lưng cấp tính là gì?
Đau lưng là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng dưới xương cổ kéo dài đến nếp lằn mông, tức là từ đốt sống D1 kéo dài đến hết phần xương cụt.
Cơn đau lưng được xác định là cấp tính khi thời gian đau kéo dài không quá 12 tuần. Và thống kê cho thấy khoảng 65-80% những người trưởng thành đều đã từng xuất hiện cơn đau và điều trị đau lưng cấp một vài lần trong đời.
2. Dấu hiệu, triệu chứng đau lưng cấp tính
Ngoài thời gian xuất hiện cơn đau, người bệnh còn có thể dễ dàng xác định cơn đau lưng cấp dựa vào các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể như sau:
- Cứng lưng, đau âm ỉ thắt lưng
Thường xuất hiện khi các dây thần kinh bị chèn ép hoặc các dây chằng, gân bị giãn quá mức.
- Khó di chuyển, vận động mạnh
Bởi khi vận động mạnh sẽ khiến các cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
- Khó đứng thẳng người do đau
Do khi đứng thẳng áp lực lên phần cột sống tăng lên hoặc các dây chằng đang bị tổn thương bị kéo căng ra khiến cho người bệnh đau đớn nhiều hơn.
- Dễ chịu hơn khi nằm
Do ở tư thế nằm, các cơ được thư giãn tốt nhất, cột sống cũng giảm tối đa vai trò chống đỡ cơ thể. Bên cạnh đó, khi ở trạng thái nghỉ ngơi, cơ thể sẽ tự động tiết ra các chất hóa học giúp thư giãn, làm lành tổn thương và hỗ trợ điều trị đau lưng cấp tốt hơn.
3. Nguyên nhân gây đau lưng cấp tính
Các nguyên nhân được biết đến có thể gây ra tình trạng đau lưng cấp bao gồm:
- Vận động mạnh hoặc sai tư thế
Điều này sẽ khiến cột sống phải chịu lực tác động mạnh đột ngột dẫn đến việc dễ bị tổn thương hơn. Bên cạnh đó, các dây chằng và bó cơ neo trên khớp cũng có thể sẽ bị kéo căng quá mức làm xuất hiện tình trạng đau lưng cấp.
- Chế độ ăn uống thiếu chất khoáng
Đặc biệt là thiếu Canxi sẽ gây ra loãng xương, có thể khiến người bệnh dễ cảm thấy nhức mỏi vùng lưng. Nếu không điều trị đau lưng cấp kịp thời và bổ sung canxi thì có thể sẽ dẫn đến nhiều chứng bệnh xương khớp nguy hiểm khác.
- Tổn thương lâu ngày
Các chấn thương lâu ngày tại cột sống như thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống… nếu không được điều trị kịp thời đều có thể gây ra những cơn đau lưng cấp bất chợt khi có yếu tố ngoại cảnh tác động như: thể dục thể thao, thời tiết thay đổi…
- Đau lưng do bệnh nội khoa
Cột sống cũng là nơi nâng đỡ và liên kết chặt chẽ với hệ thống cơ quan nội tạng trong cơ thể. Vậy nên, các bệnh lý trong nội tạng như: đau đại tràng, viêm loét dạ dày, bệnh phổi, suy tim… đều có thể khiến người bệnh xuất hiện thêm triệu chứng đau lưng cấp tính.
4. Những điều cần thực hiện ngay khi bị đau lưng cấp tính
Ngoài những biện pháp điều trị đau lưng cấp tính thì người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ ngay trong thời gian sớm nhất để hạn chế sự tiến triển của bệnh và giảm nhanh cảm giác khó chịu.
4.1 Nằm nghỉ ngơi
Tùy theo mức độ của cơn đau lưng cấp tính mà bạn có thể lựa chọn thời gian nghỉ ngơi sao cho phù hợp. Tuy nhiên, với những tổn thương tại cột sống, tốt nhất bạn nên nằm nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động để giảm tối đa áp lực cho cột sống và giảm đau ngay tức thời.
4.2 Xoa bóp, massage
Khi massage bạn chỉ cần sử dụng bàn tay, tác động lực nhẹ nhàng xung quanh vị trí tổn thương. Có thể làm với tay không hoặc sử dụng thêm các loại tinh dầu để các nhóm cơ được thư giãn tốt hơn. Quá trình xoa bóp sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn lưu thông, giảm tình trạng co cứng cho người bệnh.
4.3 Chườm nóng
Nhiệt độ cao khi chườm nóng sẽ kích thích lòng mạch máu giãn nở rộng hơn, điều này giúp máu lưu thông qua các vùng cơ bị co cứng tốt hơn. Hỗ trợ cho việc điều trị đau lưng cấp hiệu quả hơn.
Dụng cụ và cách chườm nóng cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một trong những thứ sau: Chai nước ấm, túi chườm ấm, muối rang bọc trong vải sạch…, điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp với cảm giác của người bị đau. Dùng các dụng cụ trên lăn nhẹ nhàng xung quanh vùng lưng bị đau trong khoảng 20 phút.
Chú ý: Nên thực hiện trong khoảng 48 tiếng kể từ khi cơn đau xuất hiện và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp tránh gây bỏng cho người sử dụng.
4.4 Chườm lạnh
Chườm lạnh là biện pháp nên lựa chọn trong trường hợp đau lưng cấp có kèm phản ứng viêm: sưng, nóng, đỏ, đau. Nhiệt độ của túi chườm lạnh sẽ giúp vùng bị sưng hạn chế được sự tích tụ dịch, cũng như ức chế các phản ứng viêm từ đó giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả.
Cách thức và thời gian chườm lạnh điều trị đau lưng cấp tính cũng tương tự như liệu pháp chườm nóng, nhưng thay vào đó vào đó bạn hãy sử dụng khăn có bọc đá bên trong.
4.5 Đeo đai lưng kéo giãn
Đeo đai lưng là sự lựa chọn tối ưu khi cơn đau lưng cấp tính xuất hiện. Liệu pháp này tỏ ra hiệu quả với các cơn đau lưng cấp tính xuất hiện do các bệnh lý về cột sống như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đai lưng. Một lưu ý nhỏ là người bệnh là không nên sử dụng những loại đai lưng kém chất lượng để điều trị đau lưng cấp, vì có thể gây phản tác dụng.
Người bệnh cần lựa chọn loại đai lưng đã được kiểm định chất lượng bởi các cơ quan chức năng. Đai lưng DiskDr. nằm trong danh mục thiết bị y tế (loại A) đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành có thể là một sự lựa chọn tốt để điều trị cơn đau lưng cấp tính này.
Lưu ý rằng sau khi áp dụng các phương pháp trên, nếu triệu chứng đau vẫn còn gây khó chịu, bạn cần đến các cơ sở y tế để có chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp.
5. Tổng hợp các cách điều trị đau lưng cấp
Bên cạnh những biện pháp khắc phục, giảm nhẹ triệu chứng tạm thời, người bệnh cần có cách điều trị đau lưng cấp hợp lý và lâu dài trong suốt thời gian sau này.
5.1 Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị có sử dụng các tác nhân vật lý như nước, tia laser, xung điện, các bài tập thể dục thể thao… nhằm phục hồi dần dần vị trí bị tổn thương.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tư vấn cho người bệnh các phương pháp trị liệu nào nên áp dụng để mang đến hiệu quả cao nhất.
Việc áp dụng vật lý trị liệu vào điều trị đau lưng cấp có ưu điểm là cực kỳ an toàn và không gây nên những biến chứng. Tuy nhiên phương pháp này không khiến bệnh khỏi trong một sớm một chiều mà thời gian áp dụng lộ trình khá lâu. Vì thế đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì, không nản lòng và thực hiện đúng theo lộ trình được y bác sĩ đề ra.
5.2 Uống thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là một trong những biện pháp kiểm soát cơn đau lưng cấp hiệu quả và nhanh chóng nhất. Tùy vào độ phức tạp của cơn đau lưng cấp mà bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giảm đau khác nhau với liều lượng khác nhau.
- Thuốc giảm đau phổ biến nhất là các chế phẩm từ hoạt chất Paracetamol (Acetaminophen).
- Nếu trong trường hợp đau lưng cấp có kèm cảm giác sưng, nóng, đỏ, đau người bệnh có thể cần sử dụng các dược chất thuộc nhóm NSAID như: Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen…
Sử dụng thuốc giảm đau để điều trị đau lưng cấp cho hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên thuốc là con dao hai lưỡi, khi sử dụng người bệnh cũng phải đối diện với những tác dụng phụ. Vậy nên, không nên tùy ý sử dụng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
5.3 Đeo đai lưng điều trị đau thắt lưng cấp
Đeo đai kéo giãn lưng là một biện pháp điều trị bệnh đau lưng cấp do các nguyên nhân từ cột sống hiệu quả và an toàn.
Các loại đai kéo giãn lưng hiện nay có tác dụng kéo giãn, nâng đỡ cơ thể, và giảm áp lực cho cột sống từ đó hạn chế chèn ép rễ thần kinh và khắc phục những cơn đau lưng. Đây là liệu pháp điều trị đau lưng cấp có thể ngăn chặn những cơn đau xuất hiện trở lại.
Để lựa được một đai lưng tốt bạn cần chú ý những yếu tố dưới đây:
- Thương hiệu: Nên lựa chọn sản phẩm đai lưng từ những thương hiệu lâu đời. Thời gian tồn tại của một thương hiệu cũng chứng tỏ được hiệu quả của nó đem lại cho khách hàng
- Chất lượng: Chất lượng của sản phẩm được đánh giá sơ bộ bước đầu dựa trên sự kiểm định của các cơ quan chức năng và các giấy chứng nhận kèm theo.
- An toàn: Sản phẩm phải có kết cấu chuẩn, khoa học để tránh gây những bất lợi cho cột sống khi mang. Bạn nên lựa chọn sản phẩm đai lưng thuộc nhóm thiết bị y tế như DiskDr. để chắc chắn rằng đai lưng bạn dùng đang thực sự bảo vệ cột sống của bạn.
6. Phòng bệnh đau lưng cấp
Song song với quá trình điều trị đau lưng cấp, người bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn những biến chứng, tiến triển hoặc tái phát của bệnh sau này.
6.1 Thay đổi thói quen hoạt động hằng ngày
Thói quen sinh hoạt hàng ngày quyết định đến 80% sự xuất hiện của các cơn đau lưng cấp. Bạn cần loại bỏ những thói quen xấu và rèn luyện những thói quen tốt. Cụ thể:
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
- Điều chỉnh tư thế ngồi làm việc: Thẳng lưng, mở vai không cúi quá thấp hoặc gù lưng xuống sẽ khiến cột sống dễ bị tổn thương.
- Chú ý các tư thế vận động: Không tác động lực mạnh khi đang ở trong tư thế không thuận lợi như cúi người, xoay người, nghiêng người…
6.2 Chú ý bảo vệ cột sống lưng
Bảo vệ cột sống lưng tốt hay không sẽ quyết định tần suất, mức độ và khả năng điều trị đau lưng cấp sau này. Dưới đây là một số việc người bệnh nên thực hiện để cột sống lưng được bảo vệ tốt nhất:
- Lựa chọn đệm giường phù hợp: Không nên lựa chọn các loại đệm quá lún có thể khiến cột sống bị tăng áp lực hoặc biến dạng khi nằm. Nên chọn các đệm cứng để cột sống được nâng đỡ tốt nhất.
- Các loại ghế ngồi làm việc hoặc lái xe trong thời gian dài cũng cần lựa chọn chất liệu thoáng mát hoặc có tính massage để giúp thư giãn cột sống, cơ lưng sau khi làm một thời gian dài
- Chọn giày có chất lượng tốt: Giày tốt giúp nâng đỡ và giữ thăng bằng cho cơ thể từ đó hạn chế tối đa các chứng đau lưng. Hạn chế đi các loại giày cứng, giày cao gót, đế quá cao…
6.3 Các bài tập thể dục tốt cho xương khớp
Tập thể dục là điều cần thiết trong điều trị đau lưng cấp và phòng ngừa các cơn đau xuất hiện trở lại. Bạn có thể áp dụng bài tập dưới đây để có hệ xương khớp khỏe mạnh và hỗ trợ tuần hoàn tốt hơn, giúp máu và dinh dưỡng được đưa đầy đủ đến khắp các cơ và mô, cơ quan trong cơ thể.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nằm ngửa, thả lỏng 2 chân và hai tay
- Bước 2: Gập gối, chống chân lên, 2 tay đặt trên 2 đầu gối
- Bước 3: Từ từ kéo 2 đầu gối đến gần ngực và cảm nhận cảm giác căng ở lưng và đùi.
- Duy trì tư thế trong 20 giây rồi nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu. Thực hiện 2 lần liên tục.
6.4 Nằm ngủ và hoạt động đúng tư thế
Bạn có thể nằm nghiêng người về một bên với tư thế như khi còn trong bụng mẹ, hông và đầu gối hơi cong, kẹp một chiếc gối nhỏ giữa hai đùi hoặc nằm thẳng, thả lỏng các cơ.
Điều cần chú ý khi nằm là độ cao của gối so với mặt giường. Khoảng cách lý tưởng là 20 – 25 cm. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị một chiếc gối đỡ lưng, đỡ sau gối chân và một chiếc gối ôm để giữ cột sống luôn thẳng.
6.5 Chú ý khi mang vác vật nặng
Khi đeo ba lô, túi xách… quá nặng có thể khiến cột sống bị lệch, vẹo… chèn ép dây thần kinh và cơ, gây đau lưng cho người mang.
Nếu bắt buộc phải di chuyển vật nặng, hãy sử dụng vùng cơ đùi và cơ mông làm giá đỡ để nâng vật lên. Không cúi gập người khiến cột sống bị tổn thương.
6.6 Sử dụng đai bảo vệ lưng
Sử dụng đai lưng thường xuyên ngay cả khi triệu chứng đau lưng cấp biến mất là biện pháp dự phòng hiệu quả.
Không chỉ là biện pháp điều trị giúp giảm triệu chứng tạm thời, với cơ chế sử dụng các túi khí được bơm căng, đai kéo giãn lưng còn có tác dụng nâng đỡ cơ, kéo giãn cột sống, định hướng và điều chỉnh những cấu trúc tổn thương. Nhờ đó, đai giúp dự phòng hiệu quả nguy cơ cơn đau lưng cấp xuất hiện trở lại.
Một trong những đai lưng được đánh giá cao và được nhiều bác sĩ xương khớp khuyên nên dùng hiện nay là đai lưng DiskDr. Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm đai lưng DiskDr. hay cần tư vấn cụ thể hơn về điều trị đau lưng cấp thì hãy liên hệ Hotline 0969685333 hoặc 0902772183 để được hỗ trợ ngay lập tức.
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop