Thoát vị đĩa đệm khi mang thai và những điều cần biết

Mang thai là thời điểm nhạy cảm và quan trọng. Trong giai đoạn này cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi khiến nguy hiểm mắc các vấn đề bệnh lý hơn. Trong đó thoát vị đĩa đệm là một bệnh rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Thoát vị đĩa đệm khi mang thai không chỉ khiến cho thai kỳ của bà mẹ trở nên đau đớn mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi.

Vì sao phụ nữ mang thai có nguy có thoát vị đĩa đệm cao?

Vì sao nguy cơ thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ có thai cao hơn người bình thường? Hiểu đơn giản thì khi mang thai, toàn bộ cơ thể của người mẹ và đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng, vùng cơ xương chậu có nhiều thay đổi để thích nghi với sự phát triển của thai nhi trong bụng. Khi thai càng lớn thì các đốt cột sống càng phải giãn nở đến mức tối đa, gân cơ nới lỏng, dây chằng kéo giãn và trở nên yếu đi, chức năng chống đỡ của cột sống cũng vì thế mà suy giảm. Tất cả những thay đổi này có tác động đến đĩa đệm giữa hai đốt sống, làm tăng nguy cơ đẩy nhân nhầy của đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường, dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Vì sao phụ nữ mang thai có nguy có thoát vị đĩa đệm cao?
Vì sao phụ nữ mang thai có nguy có thoát vị đĩa đệm cao?

Hơn nữa, có nhiều bầu thường đứng sai tư thế, cong lưng hoặc ưỡn ngực, cố gồng người về phía sau. Thói quen này đã tạo nên áp lực cho phần thắt lưng, cấu trúc cột sống dễ bị lệch, lâu ngày dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. 

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm khi mang thai. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân phổ biến là:

Sự thay đổi hormone thai kỳ

Sự gia tăng nồng độ hormone hCG trong cơ thể của phụ nữ mang thai. Hormone này khiến các đốt sống và dây chằng giãn nở tối đa, càng về giai đoạn cuối thai kỳ thì tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm càng trở nên nghiêm trọng.

Tăng cân quá nhanh

Bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng có quá trình tăng cân rất nhanh. Đặc biệt là nhiều người có tâm lý ăn thật nhiều với mong muốn thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến cân nặng của mẹ tăng lên không kiểm soát.

Chính điều này đã vô tình làm tăng gánh nặng lên cột sống của mẹ, nhất là phần thắt lưng, vị trí của đĩa đệm. 

Hoạt động sai tư thế

Các tư thế ngồi, đứng hay nằm của phụ nữ mang thai cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự khỏe mạnh của cột sống lưng. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai thường có tư thế đứng ưỡn bụng ra phía trước tạo ra tư thế phần lưng bị cong ngửa ra đằng sau gây hại rất nhiều cho cột sống vùng thắt lưng. 

Do sự phát triển quá nhanh của thai nhi

Khi tuổi thai ngày càng lớn thì lượng dịch cần thiết giữa các đốt cột sống thắt lưng nên xảy ra tình trạng đĩa đệm cột sống càng kém linh hoạt. Việc thai nhi đạp là một dấu hậu cho thấy sức khỏe thai nhi vẫn đang phát triển rất tốt tuy nhiên việc thai đạp quá thường xuyên cũng là nguyên nhân tác động khiến mẹ bầu tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. 

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Nếu bạn đang mang thai và gặp các triệu chứng sau thì bạn cần đi khám ngay vì rất có thể bạn đã bị thoát bị đĩa đệm:

  • Xuất hiện các cơn đau nhói liên tục ở cột sống, nhất là tại vùng thắt lưng.
  • Khi thoát vị đĩa đệm chèn ép và gây đau thần kinh tọa sẽ khiến cơn đau lan rộng xuống cẳng chân, ngón chân, bắp chân và cả bàn chân.
  • Tay chân và lưng đau mỏi, tê bì, căng cứng và gặp khó khăn trong việc vận động.
  • Dù đứng hay ngồi đều cảm thấy đau nhức dữ dội.

Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Các bà mẹ thường khá chủ quan vì triệu chứng của bệnh thường khá giống các biểu hiện khi mang thai. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì mẹ bầu sẽ phải chịu đựng những cơn đau kéo dài trong suốt thai kỳ. Chẳng hạn như: 

Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm khi mang thai
Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm khi mang thai
  • Thường xuyên đau, tê ở phần lưng dưới hoặc ở các bộ phận trên cơ thể như: cổ, vai, ngực, cánh tay,…
  • Đau dây thần kinh tọa, nhiều khi cơn đau kéo xuống phần mông hoặc bên chân.
  • Đau lưng, đi lại khó khăn, khó ngủ.

Tóm lại, thai phụ bị thoát bị đĩa đệm trong khi mang thai sẽ phải chịu áp lực gấp đôi người bình thường. Vì vậy, DiskDr khuyên các mẹ bầu nên đi khám bác sĩ nếu cảm thấy cơ thể có biểu hiện khác thường để kịp thời phát hiện, điều trị các vấn đề sức khỏe, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. 

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm khi mang thai tại nhà hiệu quả

Theo các nghiên cứu gần đây thì có đến khoảng 80% phụ nữ mang thai có triệu chứng đau lưng trong suốt thai kỳ nhưng không điều trị mà cố gắng chịu đựng vì chủ quan. Khi thai nhi càng phát triển lớn thì mẹ bầu càng bị các cơn đau hành hạ làm cho mệt mỏi hơn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. DiskDr mách các mẹ bầu một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả:

Chiropractic

Chiropractic là phương pháp nắn chỉnh giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và mang lại sức khoẻ tốt cho cả mẹ và bé: 

Chiropractic là phương pháp nắn chỉnh giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và mang lại sức khoẻ tốt cho cả mẹ và bé
Chiropractic là phương pháp nắn chỉnh giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và mang lại sức khoẻ tốt cho cả mẹ và bé
  • Dễ dàng sinh nở.
  • Thai nhi phát triển toàn diện hơn.
  • Xoay chiều ngôi thai hiệu quả.
  • Giảm các triệu chứng nôn, nghén, trầm cảm lo lắng.
  • Tăng cường khả năng hồi phục sau sinh.
  • Cải thiện giấc ngủ.

Chườm nóng

Khi các cơn đau xuất hiện, mẹ bầu có thể chườm nóng. Đây là biện pháp giảm đau rất hiệu quả. Hơi nóng có khả năng tăng khả năng lưu thông máu tốt hơn. Mẹ thực hiện áp túi chườm vào vùng lưng khoảng từ 20 – 30 phút trước khi đi ngủ cũng rất hiệu quả. 

Massage

Mẹ có thể nhờ người thân hoặc các nhân viên tại các spa massage thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng vào vùng cổ vai gáy, vùng lưng, hông để giúp giảm đau, làm dịu và giãn cơ, khai thông khí huyết, hỗ trợ giảm đau và tăng cường các dưỡng chất tốt cho sức khỏe xương khớp.

Tập thể dục

Nhiều người cho rằng khi bị thoát vị đĩa đệm thì cần nằm yên một chỗ tuy nhiên quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Các mẹ bầu vẫn nên hoạt động nhẹ nhàng, tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao nhẹ như đi bộ, yoga, bơi lội,… để vừa giúp giảm đau lưng, cải thiện xương khớp, tránh bị cứng cơ vừa giúp hỗ trợ sinh sản tốt hơn.

Ăn uống đủ chất

Khi mang thai, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và sự phát triển bình thường của trẻ. Đặc biệt với các bà mẹ đang mang thai bị thoát vị đĩa đệm càng cần chú ý bổ sung thêm đạm, chất béo, tinh bột, vitamin hàng ngày. Ngoài ra mẹ bầu cần bổ sung các chất như: 

  • Canxi, vitamin D từ các loại hạt, các loại đậu, sữa, sữa chua, phô mai,…
  • Uống thật nhiều nước mỗi ngày
  • Ngoài ra, lưu ý thói quen ăn uống sao cho khoa học, tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, tránh xa các chất kích thích.

Giữ tâm lý thoải mái

Nhiều mẹ bầu khi phát hiện tình trạng bệnh thì tâm lý lo sợ, bất an. Đặc biệt là khi các cơn đau xuất hiện đột ngột càng khiến mẹ bầu stress. Việc tâm lý không ổn định cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế mẹ bầu cần giữ cho bản thân mình tâm lý thoải mái, lạc quan nhất có thể. 

Quan hệ vợ chồng

Quan hệ vợ chồng là một vấn đề rất quan trọng đặc biệt là trong quá trình mang thai. Vì quan hệ vợ chồng không đúng thời điểm, tư thế sai có thể rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bố mẹ nên chọn những tư thế quan hệ phù hợp, tránh tác động vào vùng thắt lưng và cột sống. 

Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Để phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm khi mang thai, các mẹ bầu cần chú ý một số điều sau: 

  • Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân nhanh quá mức.
  • Chú ý các hoạt động đi lại và vận động, tránh ngồi hoặc đứng sai tư thế, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột ảnh hưởng vùng cột sống thắt lưng.
  • Hãy nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên trái khi ngủ, sử dụng gối ôm hoặc đai đeo bụng để nâng đỡ phần bụng đang ngày càng lớn.
Hãy nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên trái khi ngủ, sử dụng gối ôm hoặc đai đeo bụng để nâng đỡ phần bụng đang ngày càng lớn
Hãy nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên trái khi ngủ, sử dụng gối ôm hoặc đai đeo bụng để nâng đỡ phần bụng đang ngày càng lớn
  • Buổi tối trước khi đi ngủ nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng thắt lưng để giảm đau nhức. Động tác này đặc biệt rất tốt cho thai nhi.
  • Thường xuyên luyện tập các bộ môn: đi bộ, bơi lội, yoga… với cường độ phù hợp, giúp cơ xương khớp dẻo dai, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng đau lưng hoặc đau vùng chậu. Tuyệt đối tránh các dạng bài tập gây mệt và buộc cơ thể phải thở nhanh, những bài tập có nguy cơ cao bị ngã hoặc chấn thương vùng bụng.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm L4 L5 sử dụng đai kéo giãn cột sống có tốt không? – PHẢN HỒI REVIEW THỰC TẾ! 

Bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai thì nên sinh thường hay sinh mổ

Phụ nữ mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm thì nên sinh thường hay sinh mổ? Các chuyên gia cho biết việc quyết định sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng người. 

Bạn hoàn toàn có thể sinh thường nếu tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ và tình trạng cơ thể mẹ ổn định.Mẹ bầu cần phải có sức khỏe thật tốt vì khi sinh sẽ cần rất nhiều lực từ các cơ và lưng để đẩy con ra ngoài. Phụ nữ sinh con lần 2 sẽ dễ dàng chuyển dạ nhanh hơn.

Trường hợp bệnh lý này trở nặng và gây tình trạng thoái hoá các đốt sống thì người mẹ được chỉ định đẻ mổ. Đây là cách tốt nhất để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé trong giây phút quan trọng.

Nếu bị thoát vị đĩa đệm thì cần lưu ý những gì trước khi mang thai

Nhiều người mắc thoát vị đĩa đệm nhưng đang có kế hoạch mang thai. Hãy lưu ý các vấn đề sau: 

  • Tập vật lý trị liệu: Nếu có thời gian, bạn hãy đến những bệnh viện lớn có khoa vật lý trị liệu hoặc các trung tâm uy tín để được hướng dẫn  những bài tập có lợi cho cột sống.
  • Hạn chế các tư thế gập người, mang ba lô, túi xách nặng: Người bị thoát vị đĩa đệm nói chung cần hạn chế lao động nặng, thậm chí không nên đeo balo, túi xách quá nặng trên lưng, vai; tránh các động tác xoắn, vặn người quá mức có thể làm tổn thương cột sống.
  • Ăn uống đa dạng, đủ chất: Người bệnh cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể có đủ năng lượng, sức khỏe chống chọi với bệnh.
  • Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho sụn khớp, giúp hỗ trợ giảm đau, ngăn viêm, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, cho khớp chắc khỏe toàn thân. 

Trên đây là những thông tin về thoát vị đĩa đệm khi mang thai. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Xem thêm: Cách đeo đai lưng thoát vị đĩa đệm đúng chuẩn, hiệu quả

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.

  • Messenger
  • Tư vấn
  • Địa chỉ Cách mua
  • Mua nhanh
  • Gọi 0969685333