Những chấn thương khớp gối thường gặp khi đá bóng và cách phòng tránh

Bóng đá là môn thể thao yêu thích của rất nhiều người, đặc biệt là với phái mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là một bộ môn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương, gây nguy hiểm cho cơ thể bạn. Một trong số đó là chấn thương khớp gối. Những tổn thương này có thể để lại di chứng và làm giảm khả năng vận động sau này. Để có cách phòng tránh hiệu quả, bạn cần nắm được 5 chấn thương khớp gối thường gặp nhất khi chơi bóng đá trong bài viết sau đây.

5 chấn thương khớp gối thường gặp trong bóng đá

Đầu gối là bộ phận chịu tác động lớn nhất khi bạn chạy và thực hiện các động tác kỹ thuật như dẫn bóng, sút và tâng bóng,… Do đó, chúng cũng rất dễ bị tổn thương dẫn đến tình trạng đau nhức liên tục.

Dưới đây là top 5 chấn thương khớp gối thường gặp nhất khi bạn lựa chọn môn thể thao vua này.

Bong gân

Bong gân ở khớp gối là một trong những chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá. Hiện tượng này xảy ra là do những thay đổi đột ngột khi di chuyển và tấn công của các cầu thủ. Hành động này khiến dây chằng bị kéo căng và chùng lại quá nhanh, dẫn đến đứt, rách và khiến khớp gối bị đau nhức.

Bong gân khớp gối là một chấn thương thường gặp khi đá bóng
Bong gân khớp gối là một chấn thương thường gặp khi đá bóng

Thông thường, người bị bong gân sẽ phải nghỉ thi đấu trong khoảng 4 – 6 tuần tiếp theo, kết hợp với việc thực hiện một số phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian nghỉ ngơi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào khả năng phục hồi và mức độ bong gân của từng cầu thủ.

Căng cơ

Căng cơ có thể xảy ra do người chơi vận động không kỹ trước khi bước vào thi đấu. Điều này khiến các thớ cơ không được chuẩn bị sẵn sàng và bất ngờ bị kéo căng gây đau nhức.

Chấn thương ở dây chằng khớp gối

Dây chằng là bộ phận nối liền giữa xương chày và xương đùi, có tác dụng duy trì sự liên kết giữa các khớp xương, giúp cơ thể vận động một cách linh hoạt nhất. Dây chằng đầu gối bao gồm nhiều loại như dây chằng bên, dây chằng chéo trước, chéo sau,…

Dây chằng gối có thể bị tổn thương khi chơi đá bóng
Dây chằng gối có thể bị tổn thương khi chơi đá bóng

Khi bạn vận động đột ngột hoặc với cường độ quá mạnh, dây chằng sẽ bị có thể bị đứt, rách dẫn đến chấn thương khớp gối. Hiện tượng này là nguyên nhân khiến những cơn đau nhức ở đầu gối liên tục tái phát.

Trật khớp gối

Chấn thương trật khớp gối rất dễ xảy ra trong các tình huống va chạm trực diện giữa các cầu thủ. Lúc này, khớp gối sẽ bị chệch sang một bên, lệch khỏi trục cố định thông thường. Đây là một trong những chấn thương  nghiêm trọng nhất trong bóng đá. Nếu gặp phải tình trạng này, các cầu thủ sẽ phải rời sân để được điều trị kịp thời.

Chấn thương sụn chêm khớp gối

Sụn chêm là một bộ phận có dạng hình chữ C, thực hiện nhiệm vụ như một tấm đệm lót giữa hai khớp xương chày và xương đùi. Lớp sụn này có tác dụng cố định vị trí giữa hai đầu khớp và làm giảm áp lực chèn ép lên đầu gối.

Chấn thương sụn chêm khớp gối thường xảy ra khi các cầu thủ xoay chuyển một cách đột ngột, khiến khớp đùi và khớp xương chày va vào nhau với cường độ rất mạnh. Từ đó làm dập, bể hoặc rách lớp sụn chêm. Lúc này, người chơi sẽ nhanh chóng nhận thấy cảm giác đau đớn, khớp sưng và có thể bị kẹt.

Cách phòng tránh

Khởi động kỹ trước khi ra sân
Khởi động kỹ trước khi ra sân tập để giảm nguy cơ chấn thương

Những chấn thương khớp gối khi chơi bóng đá không chỉ khiến bạn mất cơ hội thi đấu mà còn có thể để lại nhiều di chứng nặng nề sau này. Dù không thể phòng tránh tuyệt đối những tai nạn này, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ chấn thương nếu tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

  • Khởi động đúng cách trước khi thi đấu ít nhất trong 5 – 10 phút: điều này sẽ giúp bạn đánh thức các cơ và xương khớp, không để chúng bị tác động đột ngột. 
  • Sử dụng bóng chất liệu tổng hợp, không thấm nước để tránh làm bóng nặng hơn và tăng nguy cơ chấn thương khi thi đấu.
  • Lựa chọn trang phục thoải mái, dễ cử động. Đi giày có đế đinh cao su để làm giảm ma sát.
  • Sử dụng thường xuyên các loại đai hỗ trợ để bảo vệ khớp gối.

Những điều cần lưu ý sau khi bị chấn thương khớp gối

Khi khớp gối bị chấn thương, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe và đẩy nhanh quá trình hồi phục tự nhiên của cơ thể. Theo các chuyên gia, người bị chấn thương đầu gối nên bổ sung những thực phẩm sau đây:

  • Thức ăn dạng lỏng và dễ tiêu hóa: nước hầm xương, súp, cháo, canh,…
  • Thực phẩm giàu Omega-3: cá thu, cá trích, cá hồi, quả bơ,… với tác dụng chống viêm và bổ sung Collagen cho cơ thể.
  • Những món ăn giàu đạm: thịt, cá, sữa, đậu xanh, trứng,… nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất.
  • Thực phẩm có hàm lượng vitamin C và E dồi dào: các loại rau xanh, hoa quả tươi, bí đỏ, đậu que,… để tăng sức đề kháng. 
Bổ sung các chất dinh dưỡng để cơ thể hồi phục sau chấn thương khớp gối
Bổ sung các chất dinh dưỡng để cơ thể hồi phục sau chấn thương khớp gối

Bên cạnh đó, để khớp gối có đủ thời gian hồi phục, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Sử dụng thực phẩm bổ sung Glucosamin giúp xương khớp khỏe mạnh hơn.
  • Chỉ trở lại tập luyện khi chấn thương đã được chữa trị hoàn toàn và nên bắt đầu với những bài tập từ nhẹ đến nặng.
  • Không nghỉ ngơi, nằm quá nhiều khiến các cơ bì trì trệ và yếu đi.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để bảo vệ đầu gối.
  • Nên đi giày có đệm lót để làm giảm áp lực lên đầu gối.

Trên đây là top 5 chấn thương khớp gối thường gặp nhất ở những người chơi bóng đá. Nếu tuân thủ đúng các nguyên tắc phòng tránh, bạn vẫn có thể bảo vệ khớp gối và giữ gìn sự linh hoạt của cơ thể một cách tốt nhất.

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.