Top 5+ cách chữa đau khớp gối hiệu quả

Để chữa đau khớp gối dứt điểm, giải quyết các cơn đau giúp cuộc sống trở nên thoải mái đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn top 5 cách chữa đau khớp gối hiệu quả nhất được nhiều người bệnh tin tưởng.

1. Nguyên nhân gây đau khớp gối

đau khớp gối
Đau khớp gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Đau khớp có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó hai nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh là: nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý.

1.1. Nguyên nhân cơ học

Những nguyên nhân cơ học gây ra đau khớp gối chủ yếu là:

  • Chấn thương: Khi đầu gối bị va chạm với vật cứng, dẫn đến các mô, dây chằng, sụn khớp… bị tổn thương, sưng viêm và gây đau khớp gối.
  • Đặc thù công việc: Những người thường xuyên phải cử động khớp liên tục như: vũ công, nhân viên bốc vác… là các đối tượng rất dễ bị viêm đau khớp gối.
  • Tuổi tác: Tuổi tác là yếu tố hàng đầu dẫn đến đau khớp gối. Tuổi càng cao, sụn khớp càng dễ bị bào mòn thoái hóa và hình thành nên gai xương. Khi vận động gai xương chọc vào các mô mềm xung quanh ổ khớp gây sưng và đau khớp gối.
  • Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: Đứng nhiều, ngồi vắt chéo chân và đi giày cao gót trong thời gian dài cũng khiến khớp gối bị khô, gây đau mỗi khi vận động.

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

viêm khớp gối
Đau khớp gối là một trong những triệu chứng của bệnh viêm khớp

Đau khớp gối có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như:

  • Thoái hóa khớp gối: Là hiện tượng sụn khớp bị bào mòn, hư hỏng dẫn đến làm tăng ma sát giữa hai đầu xương dưới sụn. Khi vận động hai đầu xương này cọ xát với nhau gây sưng đau khớp gối.
  • Viêm khớp gối tràn dịch: Lượng dịch bên trong khớp gối tăng lên quá nhiều khiến cho khớp gối bị phù nề, nóng đỏ, gây đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh.
  • Béo phì: Là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng bị đau khớp gối. Khi trọng lượng cơ thể quá lớn, sức ép lên đầu gối sẽ cao. Đầu gối bệnh nhân sẽ rất dễ bị tổn thương và gây đau khớp gối.

2. Chữa đau khớp gối bằng phương pháp hiện đại

1.1. Sử dụng thuốc Tây Y

Trường hợp đau đầu gối ở mức độ nhẹ hoặc trung bình các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc tây y để cắt những cơn đau cấp tính. Các loại thuốc Tây y thường dùng để giảm đau khớp gối bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, codein, tramadol…
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Naproxen, Diclofenac, Celecoxib…
  • Thuốc tiêm nội khớp: corticoid hay hyaluronic acid
  • Thuốc làm giảm triệu chứng tác dụng chậm: Methotrexate, cyclophosphamid, azathioprin,…

Lưu ý: Các loại thuốc Tây thường có tác dụng hiệu quả tức thì, giúp cải thiện tình trạng của bệnh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên nếu dùng lâu ngày có thể gây tác dụng phụ không mong muốn như: suy gan, thận, dạ dày, đau tim, tăng huyết áp…

Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc mà phải tuân thủ đúng theo liệu trình đã chỉ định của bác sĩ.

2.2. Vật lý trị liệu chữa đau khớp gối

Vật lý trị liệu chữa đau khớp gối
Vật lý trị liệu chữa đau khớp gối hiệu quả

Vật lý trị liệu chữa đau khớp gối là việc sử dụng các tác nhân vật lý như: nhiệt, điện, lực kéo giãn cơ học tác động vào vùng khớp gối bị tổn thương. Qua đó giúp kích thích phục hồi sụn khớp và cải thiện khả năng vận động của đầu gối.

Các phương pháp vật lý trị liệu chữa đau khớp gối bao gồm: sóng ngắn, chiếu hồng ngoại, điện trị liệu, chiếu laser…

2.2.1. Sóng ngắn

Khi dao động sóng ngắn thường phát ra nhiệt lượng. Nhiệt của sóng ngắn sẽ giúp ức chế các sợi dẫn truyền cảm giác đau từ đó các cơn đau sẽ được nhanh chóng xoa dịu.

Ngoài ra, nhiệt của sóng ngắn cũng có khả năng làm giãn mạch, tăng cường lưu thông máu nên giúp làm giảm phù nề, chống viêm sưng đầu gối cho người bệnh.

Lưu ý: sóng ngắn sử dụng trong trị liệu phải có bước sóng phù hợp và phải được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín.

2.2.2. Chiếu hồng ngoại

Chiếu đèn hồng ngoại chữa đau khớp gối
Chiếu đèn hồng ngoại chữa đau khớp gối

Chiếu hồng ngoại là liệu pháp sử dụng nhiệt phát ra từ tia hồng ngoại để làm nóng vùng khớp gối, giúp giãn mạch, giảm co cứng cơ, giảm đau nhức, tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng tại chỗ để phục hồi phần khớp gối bị tổn thương.

Lưu ý: dùng đèn hồng ngoại có bước sóng phù hợp để không gây hại cho da và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

2.2.3. Điện trị liệu

Điện trị liệu là liệu pháp sử dụng các dòng điện có cường độ nhỏ chạy xuyên qua da. Các xung điện phát ra sẽ làm giảm cơn đau, giúp giãn mạch, kích thích lưu thông máu giúp giảm sưng và cải thiện khả năng vận động của đầu gối.

2.2.4. Chiếu laser

Chiếu laser chữa đau khớp gối là liệu pháp sử dụng tia laser có bước sóng rộng và mạnh nhất thâm nhập sâu bên trong khớp gối chỗ có các mô bị tổn thương, kích thích tái tạo mô bằng ánh sáng, chữa lành tận gốc các cơn đau.

Lưu ý:

  • Phương pháp điều trị đau khớp gối bằng tia laser là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ điều trị phải có chuyên môn giỏi và dày dặn kinh nghiệm.
  • Trong suốt quá trình điều trị bệnh nhân phải được đeo kính mắt để bảo đảm an toàn.

2.2.5. Đai khớp gối

Đai khớp gối là dụng cụ hỗ trợ điều trị đau khớp gối rất hữu ích. Thông qua việc cố định, nẹp định hình, đai khớp gối giúp giảm đau và hạn chế chấn thương khi hoạt động cho đầu gối. Tuy nhiên, đa phần các loại đai khớp gối thông thường chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau tạm thời, không có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh từ căn nguyên.

đai khớp gối
Đai điều trị đau khớp gối DiskDr. NK30

Hiện nay trên thị trường có một dòng đai chất lượng giúp hỗ trợ điều trị đau khớp gối cực kỳ hiệu quả, được nhiều bác sĩ ở bệnh viện lớn khuyên dùng đó chính là đai kéo giãn khớp gối của DiskDr.

Bên cạnh khả năng cố định, DiskDr. còn sở hữu thêm một chức năng rất ưu việt đó chính là kéo giãn khớp gối. Với chức năng này, đai kéo giãn khớp gối của DiskDr. giúp làm giảm áp lực cho sụn khớp gối, bảo vệ sụn khớp gối không bị tổn thương, làm giãn cơ, giảm đau, tăng cường lưu thông máu từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh đau khớp gối từ sâu bên trong..

1.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp trị bệnh ngoại khoa thường áp dụng cho các trường hợp khớp gối bị tổn thương nặng nề, có nguy cơ dẫn đến biến chứng và các liệu pháp điều trị nội khoa không cho hiệu quả như mong đợi.

Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.
Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.

Một số phương pháp phẫu thuật điều trị đau khớp gối phổ biến đang được áp dụng hiện nay bao gồm:

  • Mổ nội soi khớp gối: Thường áp dụng để giải quyết các vấn đề dẫn đến đau khớp gối như rách sụn chêm, rách hoặc tổn thương dây chằng chéo trước và sau gối, trật xương bánh chè, lấy các mảnh vỡ của sụn khớp nằm trong khớp gối…
  • Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần: Là giải pháp hiệu quả nhất cho các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng. Thông qua việc thay khớp gối mới, sẽ giúp phục hồi lại cấu trúc của khớp, cải thiện triệu chứng đau và tránh được nguy cơ tàn phế suốt đời.
  • Phẫu thuật thay khớp gối bán phần: Với phương pháp này các sụn khớp và xương khỏe mạnh sẽ được giữ lại, các phần khớp gối bị tổn thương sẽ bị loại bỏ và thay thế bằng vật liệu nhân tạo.

Lưu ý: Phẫu thuật cho hiệu quả trị đau khớp gối tốt nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và biến chứng. Đặc biệt sau phẫu thuật bệnh vẫn có thể tái phát lại sau một vài năm. Do đó, bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng của bệnh.

2. Chữa đau khớp gối bằng Đông y

2.1. Xoa bóp, bấm huyệt chữa đau khớp gối

Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp chữa đau khớp gối cổ truyền có từ rất lâu đời. Phương pháp này sử dụng lực ấn của bàn tay, ngón tay tác động lên các điểm huyệt ở trên da để kích thích quá trình lưu thông khí huyết, giúp giảm triệu chứng sưng đau khớp gối.

Bấm huyệt chữa đau khớp gối.
Bấm huyệt chữa đau khớp gối.

Các huyệt đạo giúp chữa đau khớp gối là: Huyệt huyết hải, Huyệt độc tỵ, Huyệt âm lăng tuyền, Huyệt túc tam lý, Huyệt thừa sơn, Huyệt ủy trung.

Lưu ý: 

  • Mặc dù xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp đơn giản, an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, am hiểu sâu sắc về các hệ thống các huyệt đạo trên cơ thể người.
  • Bệnh nhân không nên tự ý bấm huyệt tại nhà vì nếu thao tác sai cách có thể dẫn đến rạn xương hoặc làm tổn thương cơ và các dây thần kinh xung quanh khớp gối.

2.2. Châm cứu

Châm cứu chữa đau khớp gối là việc sử dụng các kim châm, châm vào các huyệt đạo trên cơ thể, kích thích cơ thể sản sinh morphin nội sinh, giúp giảm đau khớp.

châm cứu chữa đau khớp gối
Châm cứu chữa đau khớp gối

Tùy theo nguyên nhân gây đau khớp gối mà các bác sĩ y học cổ truyền sẽ tiến hành châm cứu các huyệt đạo phù hợp.

  • Đau khớp gối do thoái hóa khớp gối: Tiến hành dùng kim châm vào các huyệt đạo như: Tất nhãn, Huyết hải, Độc tỵ, Âm lăng tuyền…
  • Đau khớp gối do viêm khớp dạng thấp: Tiến hành dùng kim châm vào các huyệt đạo: Hoàn khiêu, Huyền chung, Độc tỵ, Dương lăng tuyền…

Lưu ý: Việc châm cứu không đúng cách có thể gây ra nhiều rủi ro và tai biến như nhiễm trùng máu, đau tăng thêm, liệt chi dưới… Chính vì vậy, để châm cứu an toàn, hiệu quả bệnh nhân nên đến các cơ sở uy tín để được các sĩ có chuyên môn tốt điều trị.

2.3. Bài thuốc Đông Y

thuốc đông y chữa đau khớp gối
Điều trị đau khớp gối bằng thuốc Đông Y là phương pháp được nhiều bác sĩ chỉ định.

Sử dụng thuốc Đông Y để điều trị đau khớp gối cũng là phương pháp chữa bệnh được rất nhiều bác sĩ chỉ định. Dưới đây là hai bài thuốc chữa đau khớp gối phổ biến nhất.

2.3.1 Bài thuốc PT5

  • Nguyên liệu: 10g lá lốt, 12g hà thủ ô, 12g trinh nữ, 16g cỏ xước, 12g sinh địa, 8g quế chi và 16g thổ phục linh.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, đun sôi trong 60 – 90 phút rồi chắt lấy nước uống.
  • Cách dùng: Chia lượng thuốc thành 2 phần, uống hết trong ngày, uống khi còn nóng.

Lưu ý: Khi sắc nước phải ngập hết các vị thuốc. Chú ý, điều chỉnh ngọn lửa phù hợp.

2.3.2. Bài thuốc độc hoạt tang ký sinh

  • Nguyên liệu:12g Độc hoạt, 4g tế tân, 12g sinh địa, 12g đảng sâm, 4g quế chi 10g phòng phong, 12g đương quy,10g phục linh, 16g tang ký sinh, 12g ngưu tất, 10g bạch thược, 4g cam thảo, 8g tần giao, 12g đỗ trọng, 8g xuyên khung.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc cùng với nước. Khi nước cạn còn khoảng ½ thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Chắt thuốc vừa đun ra bát chia làm 2 lần và uống trong ngày.

2.4. Chữa đau khớp gối bằng diện chẩn

Diện chẩn là phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thông qua các điểm huyệt đạo ở trên mặt. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành dùng tay tác động lên các huyệt vị trên mặt để khai thông khí huyết bị tắc nghẽn, làm giảm tình trạng co cứng khớp và cải thiện các triệu chứng đau nhức khó chịu.

 Lưu ý: 

  • Trường hợp bệnh nhân bị đau khớp gối do thoái hóa khớp, hai huyệt đạo cần tác động trên mặt là huyệt số 9 và 197.
  • Để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả trị bệnh, việc diện chẩn cũng cần phải được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm.

3. Chữa đau khớp gối bằng thuốc nam

Chữa đau khớp gối bằng thuốc nam là một trong những phương pháp trị bệnh an toàn, hiệu quả, không biến chứng. Đây là phương pháp đang được rất nhiều bệnh nhân ưa chuộng và áp dụng trong thời gian gần đây.

3.1. Lá lốt

  • Công dụng: Lá lốt có chứa nhiều hoạt chất giảm đau và kháng viêm nên thường được ứng dụng để điều trị các bệnh về khớp như viêm khớp gối, đau khớp gối, thoái hóa khớp gối.
  • Nguyên liệu: 200g lá lốt, 2 lít nước.
  • Cách thực hiện: Lá lốt đem rửa sạch, cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước. Chắt lấy nước uống hàng ngày.
  • Lưu ý: Kiên trì áp dụng bài thuốc trong thời gian dài để thấy hiệu quả trị bệnh.

3.2. Ngải cứu và muối

Đắp ngải cứu rang muối giúp giảm đau khớp gối
Đắp ngải cứu rang muối giúp giảm đau khớp gối nhanh
  • Công dụng: Trong ngải cứu có chứa rất nhiều tinh chất giảm đau, kháng khuẩn tự nhiên nên có tác dụng cải thiện các triệu chứng đau khớp gối rất hiệu quả. Ngoài ra loại thảo dược này còn giúp kích thích lưu thông máu và làm lành tổn thương nên có khả năng phục hồi độ linh hoạt cho khớp gối.
  • Nguyên liệu: 1 bó ngải cứu, 1 bát muối.
  • Cách thực hiện: Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước. Trộn ngải cứu với muối rồi cho vào chảo sao nóng. Đổ ngải cứu ra một miếng vải sạch, bọc lại và đắp lên vùng khớp gối bị đau.

Lưu ý: Đắp ngải cứu và muối khoảng 2 lần/ngày. Đắp liên tục cho đến khi tình đau nhức, sưng viêm thuyên giảm.

3.3. Cây cỏ xước

  • Công dụng: Cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát. Đây là loại cây chuyên dụng để chữa bệnh viêm khớp gối, sưng khớp gối, thoái hóa khớp gối…trong Đông y.
  • Nguyên liệu: 40g rễ cỏ xước, 30g hy thiêm, 20g thổ phục linh, 20g cỏ mực, 12g ngải cứu, 12g ké đầu ngựa.
  • Cách thực hiện: Các loại nguyên liệu đem rửa sạch, thái nhỏ và để ráo nước. Cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước. Đun đến khi nước trong nồi cạn còn khoảng 2 bát thuốc thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống đều đặn 2 lần/ngày.

3.4. Rượu gừng

Xoa bóp bằng rượu gừng giúp làm giảm nhanh các cơn đau khớp gối.
Xoa bóp bằng rượu gừng giúp làm giảm nhanh các cơn đau khớp gối.
  • Công dụng: Theo đông y gừng có vị cay, tính ấm nên thường dùng ngâm với rượu để làm thuốc xoa bóp giảm đau cho các khớp.
  • Nguyên liệu: 2kg gừng, 3 lít rượu trắng, bình thủy tinh có nắp đậy.
  • Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, đập nát hoặc lấy dao cắt thành từng lát mỏng. Cho gừng vào bình thủy tinh, đổ rượu vào sao cho rượu ngập hết lượng gừng có trong bình. Đậy chặt nắp không để không khí bên ngoài lọt vào, để ở nơi khô ráo thoáng mát trong khoảng 1 tháng.
  • Cách dùng: Đổ một ít rượu gừng ra lòng bàn tay, rồi xoa lên vị trí đầu gối bị đau.

3.5. Rượu gấc

  • Công dụng: Theo ghi chép của y học cổ truyền, hạt gấc có tình ôn vị đắng, hơi ngọt, có tác dụng chữa sưng tấy và đau nhức do bệnh lý xương khớp gây ra. Ngoài ra, hạt gấc còn có khả năng giải phóng ứ trệ của khí huyết, đánh tan máu bầm, từ đó giúp giảm sưng và cứng khớp.
  • Nguyên liệu: 50 hạt gấc già, 2 lít rượu trắng 40 độ, bình thủy tinh có nắp đậy.
  • Cách thực hiện:

Bước 1: Hạt gấc cạo sạch lớp màng bên ngoài, rửa sạch, phơi khô. Nướng hạt gấc trên bếp than hồng trong khoảng 20 – 30 phút sau đó tắt lửa để nguội.

Bước 2: Giã nát hạt gấc đã nướng (không nát quá), rồi cho vào trong bình thủy tinh và đổ rượu trắng vào.

Bước 3:  Rượu gấc ngâm trong 7 ngày là có thể đem ra sử dụng. Tuy nhiên, nên ngâm hạt gấc lâu hơn để tác dụng chữa bệnh càng cao.

  • Cách sử dụng: Dùng bông thấm vào rượu gấc và bôi lên vùng bị đau nhức. Mỗi lần dùng khoảng 5 – 10ml.

Lưu ý: 

  • Bệnh nhân chỉ dùng rượu gấc để bôi ngoài da, không dùng rượu gấc để uống vì có thể gây ngộ độc.
  • Không bôi rượu gấc lên vết thương hở.

4. Chữa đau khớp gối khác

4.1. Bài tập yoga chữa đau khớp gối

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng có thể thực hiện các bài tập yoga để giảm đau và tăng tầm vận động của xương khớp. Dưới đây là một số động tác yoga chữa đau khớp gối được nhiều chuyên gia khuyến khích luyện tập hàng ngày.

Tư thế 1: Tư thế gập người về trước bắt chéo chân

Tác dụng: Kéo căng cơ đùi, cơ mông, cơ kheo, giảm căng thẳng cho phần đầu gối, giảm tình trạng cứng khớp.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân bắt chéo nhau sao cho mắt cá chân phải chạm mắt cá chân trái, đầu gối hơi khuỵu.
  • Cúi gập người về phía trước, các ngón tay chạm nhẹ trên sàn, từ từ thở ra.
  • Đưa hai tay về bên phải của thảm đồng thời đẩy hông sang bên trái để cảm nhận sự kéo giãn của hông, đùi trái và cơ kheo.
  • Giữ tư thế trong khoảng 8 nhịp thở rồi từ từ di chuyển hai tay về giữa, trở lại tư thế ban đầu.
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại.

Tư thế 2: Tư thế kéo giãn dây chằng

Tư thế kéo giãn dây chằng
Tư thế kéo giãn dây chằng tốt cho người bị đau khớp gối

Tác dụng: Giảm đau và bảo vệ phần gối sau.

Cách thực hiện: 

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên sàn, hai đầu gối co, lòng bàn chân trên mặt thảm.
  • Dùng hai tay nắm lấy bàn chân phải và từ từ duỗi thẳng chân về phía trước hướng lên trần nhà.
  • Chân trái duỗi thẳng và giữ nguyên trên mặt thảm, bàn chân dựng vuông góc.
  • Giữ tư thế trong khoảng 8 nhịp thở rồi đổi chân.

Tư thế 3: Tư thế móc câu hẹp

Tư thế móc câu hẹp
Luyện tập tư thế móc câu hẹp thường xuyên để giảm đau khớp gối

Tác dụng: Kích thích khớp gối tiết chất nhờn, cải thiện lưu thông máu giúp tăng tầm vận động cho khớp gối.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân ngồi thẳng trên sàn, hai chân duỗi thẳng thoải mái.
  • Co hai chân lại sao cho lòng hai bàn chân chạm vào nhau.
  • Di chuyển hai gót chân về phía háng càng sát, càng tốt.
  • Hai tay, vai, đầu giữ thẳng.
  • Giữ tư thế trong khoảng 30 giây thì trở lại tư thế ban đầu.
  • Thực hiện động tác khoảng 8 – 10 lần.

4.2. Bài tập thể dục

Ngoài các động tác Yoga thì các bài tập thể dục đơn giản như nâng chân, đứng và ngồi, kick-back cũng giúp giảm đau và đẩy nhanh tốc độ hồi phục các bệnh về khớp.

Bài tập 1: Bài tập nâng chân chữa đau khớp gối.

Bài tập nâng chân
Bài tập nâng chân dễ thực hiện

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân đứng thẳng dựa lưng vào tường.
  • Nâng chân sang ngang và lên cao, mũi chân hướng về phía trước..
  • Bệnh nhân đứng thẳng người, không được nghiêng người sang một bên theo chân.
  • Giữ chân trong khoảng vài giây sau đó hạ chân xuống và đổi chân.
  • Lặp lại động tác 10 – 15 lần mỗi bên.

Bài tập 2: Đứng và ngồi

Tư thế đứng và ngồi chữa đau khớp gối
Động tác đứng và ngồi giúp hỗ trợ chữa đau khớp gối.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân ngồi thẳng trên ghế, hai chân chạm đất.
  • Đưa hai tay về trước bắt chéo trước ngực sao cho tay trái chạm vai phải và tay phải chạm vai trái.
  • Từ từ đứng thẳng dậy rồi lại ngồi xuống.
  • Lặp lại động tác trong khoảng 1 phút.

Bài tập 3: Kick-backs

Thực hiện theo thứ tự sau:

  • Bệnh nhân đứng thẳng người, tay bám hờ vào thành ghế.
  • Một chân làm trụ, chân còn lại đưa ra sau, gót chân hướng về phía mông.
  • Giữ tư thế trong khoảng vài giây rồi hạ chân xuống.
  • Thực hiện động tác 10 – 15 lần mỗi bên.

5. Lưu ý chữa bệnh đau khớp gối ở người già

So với những người trẻ tuổi, việc chữa đau khớp gối ở người già thường gặp khó khăn hơn. Nguyên nhân là do xương khớp đã bị thoái hóa và không thể phục hồi được như ban đầu. Chính vì vậy, để việc điều trị mang lại hiệu quả cao. Các bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý tránh vận động nặng.
  • Thường xuyên tập luyện dưỡng sinh như nâng chân, xoay đầu gối, cúi gập người, hoặc các bài tập được bác sĩ chỉ định.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh để không bị hàn khí xâm nhập gây cứng khớp, đau khớp nhất là vào buổi sáng.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ, canxi, omega3 để giúp xương chắc khỏe, không bị thoái hóa.

Đau khớp gối có thể là dấu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, để biết chính xác nên áp dụng phương pháp điều trị nào, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ chữa đau khớp gối phù hợp.

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.