5 cách chữa thoát vị đĩa đệm không cần mổ người bệnh nên áp dụng

Nhiều người nghĩ đến điều trị thoát vị đĩa đệm là nghĩ đến phẫu thuật đắt đỏ. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh có thể lựa chọn những cách chữa thoát vị đĩa đệm không cần mổ có hiệu quả cao. Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ khi nào cần phải phẫu thuật và khi nào không cần tiến hành phẫu thuật trong điều trị.

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

1. 4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm và triệu chứng

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý về xương khớp khá phổ biến và làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người bệnh. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, bệnh sẽ có những biểu hiện về triệu chứng khác nhau.

1.1. Giai đoạn phình đĩa đệm

Ở giai đoạn này đĩa đệm bắt đầu bị biến dạng nhưng bao xơ chưa bị rách và phần nhân nhầy chưa bị thoát ra ngoài. Lúc này những cơn đau sẽ xuất hiện từng cơn sau đó hết, người bệnh sẽ không rõ nguyên nhân đau vì thế khó phát hiện ra bệnh ở thời kỳ này. Cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh chính là khám sức khỏe định kỳ.

1.2. Giai đoạn lồi đĩa đệm

Ở giai đoạn này bao xơ và sụn quanh đĩa đệm đã bị suy yếu đáng kể, nhân nhầy không còn được giữ ở vị trí chính giữa mà chuẩn bị thoát ra khỏi vòng vây của bao xơ khiến cho đĩa đệm bị phình to lên một cách bất thường. Lúc này người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau dữ dội và thường xuyên, đau chủ yếu ở vùng lưng hoặc vai gáy. Ngoài ra có thể xảy ra tình trạng tê bì một bên tay hoặc chân.

1.3. Giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ

Khi bệnh đã ở giai đoạn thoát vị bao xơ sẽ bị suy yếu hoàn toàn và bị rách đứt toàn bộ. Phần nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí và tràn vào tủy sống, gây chèn ép các rễ thần kinh ở xung quanh vùng cột sống. Các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều lên và cường độ đau cũng tăng, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, thậm chí không di chuyển được mà phải nằm một chỗ.

1.4. Giai đoạn thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Lúc này bao xơ và vòng sụn đã bị xơ hóa phát vỡ toàn bộ. Nhân nhầy thoát ra ngoài và gây chèn ép lên các rễ thần kinh. Các cơn đau dai dẳng xuất hiện và đau dữ dội hơn khi người bệnh đứng hoặc ngồi vì các khớp đốt sống đã bị hư và xẹp lại cùng với sự tổn thương của rễ thần kinh. Ở giai đoạn này người bệnh thường bị teo cơ, liệt cơ và dẫn đến bại liệt, mất hoàn toàn khả năng vận động.

4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm
4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm

2. 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm không cần mổ

2.1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là cách chữa trị bệnh không cần mổ vì thế an toàn và không gây ra các tác dụng phụ. Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp đó là:

2.1.1 Phương pháp kéo nắn xương khớp Chiropractic

Đây là phương pháp bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị với mục đích điều chỉnh các khớp cột sống, kéo cột sống để nó trở về vị trí đúng ban đầu. Theo đánh giá thì vị trí cột sống đúng sẽ giúp cho cột sống tự lành được mà không cần phải sử dụng thuốc hay tiến hành phẫu thuật.

Kéo nắn xương khớp điều trị thoát vị đĩa đệm
Kéo nắn xương khớp điều trị thoát vị đĩa đệm

Phương pháp kéo nắn xương khớp mang đến cho người bệnh nhiều lợi ích như:

  • Giúp giảm đau ở vùng bị ảnh hưởng do thoát vị đĩa đệm ở các khớp, cơ, xương, gân và dây chằng ở cột sống.
  • Làm tăng biên độ và khả năng vận động của vùng lưng hoặc cổ
  • Phòng ngừa những tổn thương có thể xảy ra do đĩa đệm bị thoát vị.

Người bệnh chỉ được tiến hành kéo nắn xương khớp sau khi được các bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh lý với các xét nghiệm MRI, CT scan hay X-quang và đánh giá tiền căn y khoa, tiền căn gia đình và tiền căn xã hội.

2.1.2. Phương pháp điện trị liệu

Trong phương pháp trị liệu bác sĩ sẽ sử dụng các liệu pháp như sóng ngắn, chiếu tia laser, hồng ngoại để tác động lên vùng bị thoát vị đĩa đệm giúp hồi phục khả năng vận động.

  • Sóng ngắn: Được sử dụng ở giai đoạn bệnh mãn tính khi xuất hiện các biểu hiện như co thắt, đau cứng khớp. Sử dụng máy sóng ngắn bức xạ điện với bước sóng 11,2m. Phương pháp này sẽ giúp tăng tuần hoàn máu đối với các mô sâu, để cho các vùng tổn thương nhận được đủ dưỡng chất, tăng khả năng hồi phục cũng như loại bỏ các chất gây viêm.
  • Chiếu tia laser: Được sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ trung bình, các bác sĩ sẽ sử dụng tia laser với mục đích đốt cháy một phần nhân nhầy và để cho đĩa đệm được ổn định hơn, từ đó giúp giảm đau nhức và kích thích sự tái tạo mô.
  • Hồng ngoại: Là phương pháp sử dụng bức xạ ánh sáng không nhìn thấy với bước sóng từ 620.000 nm đến 650.000 nm, sức nóng của đèn sẽ giúp làm giảm đau, chống tình trạng co cứng cơ đồng thời làm giãn mạch và tăng chuyển hóa dinh dưỡng tại chỗ.
Phương pháp laser trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Phương pháp chiếu tia laser trong điều trị thoát vị đĩa đệm

2.1.3. Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần mổ với việc sử dụng kim châm để tác động vào các huyệt đạo vùng cột sống giúp khí huyết lưu thông từ đó giúp giảm đau.

Khi tiến hành châm cứu phải hết sức chuẩn xác, đúng huyệt đạo vì nếu sai có thể đa vào bao xơ của khối thoát vị khiến cho bệnh nhân càng đau đớn hơn, và đặc biệt khi đâm phải dây thần kinh cột sống có thể dẫn đến tình trạng teo cơ, tê liệt.

Tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở uy tín để tiến hành châm cứu, không nên tự ý thực hiện tại nhà.

2.1.4. Massage

Massage sẽ giúp làm giảm tình trạng căng cứng ở cơ xương khớp, giảm đau nhanh chóng đặc biệt là ở những vị trị bị thoát vị đĩa đệm. Sau một thời gian massage các cơ, dây chằng và rễ thần kinh bị tổn thương sẽ được phục hồi một cách nhanh chóng. Dịch khớp và chất nhờn được tiết ra nhiều hơn còn giúp sụn khớp hoạt động tốt hơn để tránh xảy ra tình trạng khô khớp.

2.1.5 Đeo đai kéo giãn cột sống tại nhà

Đai kéo giãn cột sống lưng
Đai kéo giãn cột sống lưng DiskDr WG30G2

Đai kéo giãn cột sống có tác dụng hỗ trợ hoặc điều trị thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật. Hiệu quả mà đai hỗ trợ mang đến thông qua nguyên lý kéo giãn các khoảng cách của đĩa đệm đồng thời giúp cố định cột sống, ngăn chặn những tổn thương có thể xảy ra trong khi vận động.

Với phương pháp này bệnh nhân không phải đến phòng khám mà có thể sử dụng tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí lại không tốn nhiều thời gian, công sức.

Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn loại đai chất lượng như đai kéo giãn cột sống DiskDr. Đây là sản phẩm được Bộ Y tế xác nhận là thiết bị y tế loại A có tác dụng hỗ trợ điều trị thoát vị.  Cụ thể, DiskDr. giúp nới rộng khoảng cách giữa các đốt sống đến 3mm, tạo khoảng cách lý tưởng để máu và chất dinh dưỡng có thể đi vào thuận lợi nuôi đĩa đệm.

Đai DiskDr. đang được phân phối chính hãng bởi công ty T3 Việt Nam với chế độ bảo hành lên tới 1 năm sử dụng. Để đặt mua sản phẩm, bệnh nhân có thể truy cập vào website: https://www.diskdr.vn/ hoặc gọi điện đến hotline: 0969685333 nghe tư vấn và mua hàng trực tiếp.

2.2. Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt là sử dụng bàn tay để thực hiện các thao tác tác động vào huyệt vị nhằm mục đích:

  • Kích thích lưu thông máu và giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Thực hiện xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu.
  • Không chỉ giúp người bệnh giảm đau nhức mà còn có tác dụng làm giãn cơ, tăng cường sức mạnh cho các đốt sống để cải thiện khả năng vận động.
  • Đây cũng là phương pháp giúp người bệnh được thư giãn và cảm thấy thoải mái.

Cách thực hiện:

  • Trước khi xác định vị trí của các huyệt vị để tiến hành bấm huyệt người bệnh cần xoa bóp để làm nóng cơ thể. Có thể kết hợp thực hiện các động tác xoa, day miết, bóp, lăn để giúp làm nóng cơ thể và làm mềm các cơ.
  • Sau khi đã xác định được vị trí các huyệt người thực hiện sẽ dùng tay để bấm vào huyệt vị, ở mỗi huyệt nên bấm và giữ trong vòng 30 giây.

Kỹ thuật bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn, không được tự ý tiến hành có thể gây nguy hiểm.

2.3. Dùng thuốc

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc uống
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc uống

Có 2 loại thuốc phổ biến được sử dụng là thuốc dạng uống và thuốc tiêm:

  • Thuốc uống: Đối với các loại thuốc bạn nên uống theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ tùy thuộc vào tình trạng bệnh để tránh gây tác dụng phụ cho cơ thể. Những loại thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm phổ biến như:
    • Aspirin: Là loại thuốc có tác dụng để hỗ trợ giảm đau đối với người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, lưng.
    • Ibuprofen: Được dùng cho người bị đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra, mang đến tác dụng giảm đau, chống viêm.
    • Naproxen: Mang đến tác dụng giảm đau, chống viêm, được chỉ định cho người thoát vị đĩa đệm thắt lưng hoặc cột sống cổ.
  • Thuốc tiêm: Sử dụng thuốc corticosteroid để tiêm vào sát dây thần kinh cột sống hoặc tiêm trực tiếp vào ống tủy sống để giảm đau, viêm, sưng ở những khu vực xung quanh vùng bị thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này được áp dụng với nhiều trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn trung bình hoặc nặng, đặc biệt phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật giúp này bệnh không trở nên xấu đi.

2.4. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm

Áp dụng các bài thuốc dân gian là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần mổ đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao.

Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc như:

2.4.1 Bài thuốc từ lá lốt

Nguyên liệu: Lá lốt, đinh lăng, trinh nữ mỗi loại 30g

Cách thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch rồi cắt khúc nhỏ, mang đi phơi cho khô.
  • Đinh lăng và trinh nữ phơi khô.
  • Cho các vị thuốc đã được phơi khô sắc cùng với 1,5 lít nước, sử dụng để uống trong ngày.
  • Thực hiện mỗi ngày sẽ mang đến tác dụng giảm đau hiệu quả.

    Bài thuốc từ lá lốt giúp chữa thoát vị đĩa đệm
    Bài thuốc từ lá lốt giúp chữa thoát vị đĩa đệm

2.4.2 Bài thuốc từ ngải cứu

Nguyên liệu: 1 bó ngải cứu, 200ml dấm gạo

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu rửa sạch rồi giã nát
  • Trộn ngải cứu và dấm gạo sau đó đun nóng hỗn hợp
  • Gói hỗn hợp vào miếng vải để chườm lên vùng bị thoát vị trong vòng 15-20 phút.
  • Phương pháp này vừa giúp giảm đau nhức, vừa giúp người bệnh được thư giãn, thoải mái.

2.4.3 Bài thuốc từ xương rồng

Nguyên liệu: 2 lá xương rồng bẹ, 1 nắm muối hạt

Cách thực hiện:

  • Xương rồng rửa sạch và loại bỏ hết gai
  • Ngâm xương rồng vào nước muối pha loãng trong 5 phút
  • Nướng nóng miếng xương rồng rồi đắp lên vị trí bị thoát vị trong vòng 15 phút.
  • Thực hiện bài thuốc mỗi ngày sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Xem thêm: 12 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc dân gian đơn giản

2.5. Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà vô cùng đơn giản như:

2.5.1. Bài tập vận động, thể dục

Người bệnh có thể áp dụng các bài tập như xoay cổ, bài tập gập người, xoay eo,… mang đến hiệu quả rất tích cực. Các bài tập vận động thể dục mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh như:

  • Giúp xương khớp được vận động, linh hoạt hơn, tác dụng làm giãn cơ, tăng cường lưu thông máu.
  • Giảm sự đau nhức và cải thiện khả năng hoạt động của khớp.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm căng thẳng mệt mỏi cho người bệnh.

2.5.2. Bài tập yoga

Các bài tập yoga tư thế em bé, tư thế châu chấu, tư thế cái cầu,…sẽ giúp kéo giãn cột sống và dây chằng, giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau hiệu quả.

Tập luyện tư thế yoga em bé để điều trị thoát vị đĩa đệm
Tập luyện tư thế yoga em bé để điều trị thoát vị đĩa đệm

Tư thế 1: Tư thế em bé

  • Người bệnh quỳ trên thảm tập, ngồi trên gót chân và đầu gối mở rộng
  • Hít sâu rồi cúi gập người về phía trước sau cho trán chạm sàn và phần thân trên nằm giữa hai bên đùi, đồng thời hai tay duỗi thẳng về phía trước
  • Hít thở sâu và giữ tư thế trong 1 phút
  • Thở ra và trở về vị trí ban đầu
  • Thực hiện động tác này 5 lần

Tư thế 2: Tư thế con châu chấu

  • Người bệnh nằm úp xuống thảm tập, hai tay để dọc theo thân
  • Hít vào rồi từ từ nâng ngực, đầu và cẳng chân, cánh tay lên, lòng bàn tay úp vào thảm, bàn chân duỗi.
  • Giữ để tay và cẳng chân thẳng, duy trì tư thế trong vòng 5 giây, sau đó thở ra và trở về vị trí ban đầu.
  • Thực hiện động tác này 5 lần.

2.5.3. Tập Gym

Bài tập 1: Bài tập Hip Hinge

  • Người bệnh đứng trên sàn, để một chiếc gây dọc theo sống lưng để gậy chạm vào 3 điểm đầu, lưng và xương cụt, dùng tay giữ gậy.
  • Hít sâu rồi từ từ cúi người xuống để lưng song song với mặt sàn
  • Di chuyển hông, giữ nguyên cột sống để gậy vẫn chạm vào 3 điểm.
  • Thở ra sau đó đứng lên
  • Thực hiện động tác này 10 lần
Bài tập Hip Hinge điều trị thoát vị đĩa đệm
Bài tập Hip Hinge điều trị thoát vị đĩa đệm

Bài tập 2: Bài tập Deadbug

  • Sử dụng một chiếc gối nhỏ
  • Người bệnh nằm ngửa trên thảm, đầu gối vào gối, giữ lưng thẳng
  • Hít sâu rồi nâng hai chân lên một góc 90 độ, để cẳng chân song song với sàn nhà, hai tay giơ lên vuông góc với sàn nhà.
  • Duỗi chân phải thẳng ra, hạ hai tay xuống qua đầu và đặt song song với sàn, để tay và chân không chạm sàn.
  • Giữ tư thế trong 5 giây rồi trở về trạng thái ban đầu.
  • Thực hiện động tác này 3 lần.

3. Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?

Người bị thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng các phương pháp trên để điều trị bệnh, tuy nhiên trong một số trường hợp khi bệnh đã ở giai đoạn nặng người bệnh/ cần phải được tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đó là:

  • Điều trị nội khoa thất bại: khi áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa không mang đến kết quả thậm chí bệnh có thể trở nặng hơn thì người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật.
  • Chèn ép rễ thần kinh: bệnh thoát vị đĩa đệm gây chèn ép toàn bộ thần kinh vùng đuôi ngựa thì người bệnh cần được mổ ngay để tránh tình trạng bệnh nặng thêm gây liệt, yếu tay chân.
  • Ngoài ra khi bệnh nhân có các biểu hiện như sau cũng cần phải được mổ: Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn: đau, tê bì hoặc yếu cơ có thể gây cản trở sinh hoạt. Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang hoặc hội chứng mất cảm giác yên ngựa.

Xem thêm: Những lưu ý cần biết về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Với nhiều trường hợp người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần mổ mà vẫn mang đến hiệu quả tốt. Chúc các bạn chữa trị hiệu quả và có sức khỏe tốt.

Rate this post

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.