Đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm – Có nên không?
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Cần lưu ý gì khi đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm? Đây chắc hẳn đang là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Cùng tìm hiểu về môn thể thao này, tư thế đạp xe đúng cách giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh nhé!
Xem thêm:
- 15 bài tập thể dục chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả tại nhà
- Top 8 dụng cụ chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay
1. Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp không?
Để có thể chữa khỏi bệnh thì đòi hỏi người bệnh phải có một liệu trình điều trị đúng đắn, phù hợp với tình trạng bệnh và cơ thể được chỉ định từ các y bác sĩ chuyên môn.
Ngoài việc điều trị bệnh theo đúng chỉ định thì dinh dưỡng và vận động cũng là yếu tố rất quan trọng cho việc hỗ trợ điều trị. Vì thế các biện pháp vận động, các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe,… được đánh giá rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm.
Trong đó đạp xe là môn thể thao dễ thực hiện, mang đến cho người bệnh nhiều lợi ích như:
- Giúp các cơ và xương khớp hoạt động tốt hơn: Việc đạp xe thường xuyên sẽ giúp cho xương khớp được vận động thường xuyên, tăng sự linh hoạt và chắc khỏe cho xương khớp.
- Giúp kéo giãn các gân cơ, cột sống: Đạp xe mỗi ngày làm tăng khả năng đàn hồi và kéo giãn của gân, cơ và gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống thắt lưng, cổ. Từ đó sẽ giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn, mang đến lợi ích tích cực trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Cải thiện tuần hoàn máu: Đạp xe sẽ giúp cho máu được lưu thông tốt hơn, làm tăng lượng oxy đi vào các tế bào trong cơ thể để cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
- Cải thiện hô hấp: Người bị thoát vị đĩa đệm đi xe đạp sẽ giúp làm tăng thể tích khí lưu thông, tăng khả năng sử dụng oxy đối với các mô ở các mức độ khác nhau, làm giảm khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp.
Như vậy, có thể thấy rằng việc đi xe đạp hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm rất tốt. Do đó người bệnh có thể thực hiện môn thể thao này mỗi ngày với cường độ phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như tăng cường sức khỏe.
Tuy nhiên để đạt được kết quả điều trị tốt nhất cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mỗi người.
2. Hướng dẫn cách đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm
2.1. Lựa chọn xe đạp phù hợp
Để việc đạp xe hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm mang đến hiệu quả tốt, điều cần thiết đầu tiên đó là người bệnh cần lựa chọn cho mình một chiếc xe đạp phù hợp, căn cứ vào những yếu tố sau đây:
- Kích thước, chiều cao của xe: Người bệnh cần căn cứ vào chiều cao của cơ thể và cân nặng để lựa chọn xe có chiều cao thích hợp. Chiều dài của thân xe, độ dài sải tay với cổ xe cần phù hợp với vóc dáng của người dùng. Nếu sử dụng xe không cảm thấy thoải mái thì cần điều chỉnh lại độ dài và khoảng cách để đảm bảo phù hợp nhất.
- Nâng yên xe phù hợp: Tùy thuộc vào chiều cao của cơ thể, người bệnh sẽ điều chỉnh phần yên xe cho phù hợp. Khi ngồi lên xe và bắt đầu việc đạp xe cần quan sát đầu gối của bạn cần phải nâng lên cao bao nhiêu so với hông, vị trí của đầu gối nên thấp hơn hông một chút là tốt nhất. Nên nhờ người khác quan sát để có đánh giá chính xác nhất.
- Nâng tay cầm phù hợp để giảm áp lực lên đốt sống và xương vai: Người tập ngồi trên yên xe và dơ hai tay về phía trước một cách tự nhiên có thể nắm lấy tay lái. Không để người bệnh phải dơ tay cao lên để nắm tay cầm hay cúi thấp sẽ khiến các đốt sống và xương vai phải chịu áp lực lớn.
2.2. Tư thế đạp xe đúng
Tư thế đạp xe rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả của việc tập luyện. Người bệnh cần lưu ý để có được tư thế đạp xe đúng.
- Cơ thể hơi nghiêng đổ về phía trước, hai tay duỗi thẳng ra, bụng hóp chặt và thở ra bằng bụng.
- Đùi song song với phần thanh ngang của xe, để đầu gối, hông phối hợp cách nhịp nhàng.
- Chân đạp xuống dưới, bàn chân co lại và kéo lên trên, nâng bàn đạp rồi đẩy xuống.
- Động tác đạp xe bao gồm 4 động tác đó là đạp, kéo, nâng và đẩy.
- Thực hiện đạp xe nhẹ nhàng sẽ giúp tiết kiệm sức lực và đẩy nhanh tốc độ hơn, đồng thời giúp cho người tập cảm thấy thoải mái dễ chịu.
2.3. Tránh đạp xe ở đường gồ ghề
- Không nên đạp xe ở những đoạn đường gồ ghề, không bằng phẳng, có nhiều ổ gà. Bởi ở những đoạn đường xấu có thể khiến cho đốt sống bị lệch ra bên ngoài gây nên tình trạng đau nhức dữ dội hơn cho người bệnh.
- Người bệnh chỉ nên đạp xe ở những đoạn đường bằng phẳng, không có các chướng ngại vật. Nên đạp xe ở những nơi rộng rãi như sân vườn, công viên và bắt đầu với một đoạn đường nhỏ sau đó tăng dần lên, không nên đạp nhanh và vội vàng.
2.4. Không đạp xe với vận tốc nhanh
Người bệnh cũng cần lưu ý khi đạp xe nên cần bắt đầu với việc đạp chậm và tăng dần vận tốc để cơ thể được làm quen dần.
Không nên đạp quá nhanh vì có thể gây nguy hiểm do cột sống của người bệnh bị đau sẽ không xử lý được những tình huống bất ngờ. Việc đạp xe với vận tốc lớn còn làm ảnh hưởng đến cột sống, khiến cột sống bị đau hơn.
2.5. Đạp xe với quãng đường ngắn trước
Khi mới bắt đầu đạp xe, người bệnh nên bắt đầu với quãng đường ngắn trước để cơ thể làm quen dần với cường độ, sau đó mới tăng dần dần lên mỗi ngày.
Không nên vội vàng đạp xe đường dài sẽ gây quá sức, mệt mỏi và khiến cho tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.
2.6. Nên sử dụng đai cột sống khi đạp xe
- Đai cột sống được đánh giá là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp giảm sự chèn ép cho cột sống và làm giảm đau nhức.
- Nếu bạn thường xuyên đạp xe, đặc biệt là đạp xe ở quãng đường dài thì hãy sử dụng một chiếc đai lưng, nó vừa giúp ổn định cột sống, vừa mang đến tác dụng duy trì cho bạn một vóc dáng đạp xe chuẩn, không bị cong vẹo.
- Lưu ý cần lựa chọn đai cột sống phù hợp với cơ thể và trọng lượng không nên quá nặng sẽ làm căng cơ hông.
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo sử dụng sản phẩm đai lưng DiskDr. để hỗ trợ cho quá trình đạp xe được hiệu quả hơn. Đai lưng DiskDr. sẽ giúp cho cột sống được cố định, tránh được những tác động xấu đến cột sống khi thực hiện bài tập đạp xe, đặc biệt là khi di chuyển qua đoạn đường gồ ghề.
Xem thêm: Cách lựa chọn đai kéo giãn cột sống phù hợp
2.7. Đạp xe kết hợp với hít thở nhịp nhàng tránh mất sức
Trong khi đạp xe cần lưu ý về hơi thở, cần hít thở một cách nhẹ nhàng để giúp cho việc đạp xe được duy trì tốt hơn, tránh tình trạng mất sức, càng tập cơ thể càng cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
2.8. Khởi động bằng vài động tác yoga trước khi đạp xe
Việc thực hiện các động tác yoga mang đến lợi ích trong việc làm giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây nên. Tư thế Tandasana được đánh giá là tư thế tốt, giúp hỗ trợ cho việc đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm mang đến hiệu quả.
Người bệnh thực hiện động tác bằng cách:
- Đứng khép hai chân, đầu gối cong lại
- Sau đó đặt tay lên hông và nghiêng xương chậu về phía sau.
- Ấn gót chân xuống sàn và hơi nhấc hông lên để đứng thẳng trở lại vị trí ban đầu.
Thực hiện động tác yoga này 3-5 lần trước khi đi xe đạp để giúp làm nóng cơ thể, giải quyết vấn đề về sự chèn ép của các dây thần kinh cột sống và vùng thắt lưng, hạn chế các cơn đau do đạp xe.
3. Tư thế đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm tại chỗ
3.1. Loại xe đạp tập cho người thoát vị đĩa đệm
Hiện nay có hai loại xe đạp tại chỗ đó là:
- Xe đạp đứng có yên cao yêu cầu người dùng phải cúi thấp về phía trước khi đạp xe.
- Xe đạp thấp có ghế ngồi để tựa lưng, sẽ giúp người bệnh ngồi đạp xe như đang ngồi thư giãn trong khi chân thì vận động.
Đối với người bị thoát vị đĩa đệm thì sử dụng loại xe đạp thứ hai là lựa chọn tốt hơn. Bởi xe này sẽ giúp cho người bệnh có được tư thế thoải mái khi đạp xe, tránh gây những áp lực lên cột sống, hỗ trợ tốt cho cơ lưng và hông khi tập luyện.
Ngoài ra còn có một loại xe đạp khác đó là xe đạp nằm với thiết kế ghế ngồi giúp loại bỏ các áp lực lên hông và đùi, để người bệnh cảm thấy thoải mái. Ghế trên xe đạp giúp người dùng có được tư thế thoải mái nhất, hạn chế được những chấn thương có thể xảy ra.
3.2. Tư thế tập đúng
Để đảm bảo hiệu quả trong việc tập luyện, người bệnh cần lưu ý về tư thế khi tập cần phải đúng kỹ thuật.
Đối với loại xe đạp đứng có yên cao:
- Người tập ngồi trên yên xe, cơ thể hơi nghiêng về phía trước
- Hai tay duỗi thẳng và cầm chặt vào phần tay cầm
- Đùi song song với thanh ngang xe
- Các bộ phận phối hợp một cách nhịp nhàng, bụng hóp chặt.
Đối với loại xe đạp có lưng tựa, người tập ngồi trên xe:
- Tựa lưng vào phần ghế ngồi, điều chỉnh ghế ngả nhẹ về sau để cơ thể được thoải mái nhất
- Hai tay nắm vào tay cầm
- Hai chân đặt vào bàn đạp phía trước.
Người bệnh lưu ý khi đạp xe thì chân đạp mạnh xuống dưới sau đó bàn chân co lại và kéo lên trên, nâng bàn đạp lên rồi lại đẩy xuống dưới.Thực hiện đạp xe đều đặn và nhẹ nhàng.
3.3. Lưu ý
Trước khi tiến hành đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý tới những điều sau đây:
- Điều chỉnh yên xe, ghế tựa trước khi tập với độ cao phù hợp và thoải mái nhất.
- Đồng thời điều chỉnh ghế tựa với độ nghiêng vừa đủ để lưng tựa vào có cảm giác dễ chịu và đảm bảo cho quá trình điều khiển xe diễn ra an toàn, tiện lợi.
- Cần có sự hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc y tế: Đối với người bị thoát vị đĩa đệm khi mới thực hiện bài tập đạp xe tốt nhất nên có sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Các chuyên gia sẽ giúp bạn xác định được tư thế đạp xe đúng, cường độ tập luyện phù hợp cũng như hỗ trợ đảm bảo an toàn cho bạn trong những trường hợp gặp nguy hiểm.
- Không nên tăng nhanh khối lượng và cường độ tập: Nên bắt đầu việc tập luyện với cường độ nhẹ, phù hợp với thể trạng để cơ thể quen dần sau đó mới tăng dần cường độ lên. Người bệnh không nên vội vàng tập luyện với cường độ lớn sẽ làm phản tác dụng, gây áp lực lớn cho cơ thể và làm tăng những cơn đau nhức.
Trên đây là cách đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng, giúp hỗ trợ cho việc điều trị mang đến kết quả tốt hơn, mau chóng lấy lại được cân bằng cuộc sống.
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop