Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và phương pháp chữa trị
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một căn bệnh gây đến nhiều đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh. Vậy nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì và cách điều trị ra sao, các bạn hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Tổng quan về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
1.1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí thông thường, khi chúng chèn lên các dây thần kinh sẽ gây ra những cơn đau nhức.
Bất cứ đốt sống nào cũng có khả năng bị thoát vị, tuy nhiên thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phổ biến hơn cả, đặc biệt là đốt sống L4, L5. Bởi đây là vị trí phải chịu áp lực lớn từ cơ thể cũng như các áp lực từ hoạt động cúi hay bê vác đồ.
1.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia xương khớp thì thoát vị đĩa đệm không thể tự phục hồi hoàn toàn, mà nếu điều trị tốt nhất thì chỉ có thể khôi phục đến 90 – 95%. Đặc biệt nếu không điều trị, tác động kịp thời, thoát vị có thấy gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt toàn thân, rối loạn đại tiểu tiện…
1.3. Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Các đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đó là:
- Người cao tuổi: tuổi càng cao dẫn đến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh, cấu trúc xương khớp bị yếu, tạo áp lực lớn lên đĩa đệm gây thoát vị đĩa đệm.
- Người lao động phổ thông: Những người phải lao động nặng nhọc, thường xuyên phải khuân vác nặng cũng là đối tượng dễ mắc bệnh.
- Người ngồi lâu: thường xuyên ngồi làm việc, học tập trong thời gian dài hay ngồi sai tư thế như nhân viên văn phòng, thợ may,…. cũng dẫn đến dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống.
- Người mắc các bệnh bẩm sinh về cột sống như gù, hay gai cột sống
- Người thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên cột sống, gây thoát vị đĩa đệm.
2. 7 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
2.1. Lão hóa
Tuổi càng cao khiến cho tế bào sụn gặp phải tình trạng thoái hóa, làm giảm cũng như gây rối loạn khả năng tổng hợp các dưỡng chất cho cơ thể. Thông thường khi bước sang tuổi 30 các cấu trúc và hình thái đĩa đệm có thể dần bị thoái hóa từ đó dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
Giải pháp:
- Xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học
- Lao động, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh cũng như sự dẻo dai của xương khớp.
2.2. Hoạt động sai tư thế
Hoạt động sai tư thế như nâng đồ không đúng cách, ngồi không đúng tư thế… đều khiến trọng lượng bị dồn nén, không được phân bố đều sang hai bên, tạo thành áp lực lớn cho cột sống.
Do đó trong quá trình lao động, làm việc cần thực hiện đúng tư thế, đặc biệt là khi khuân vác đồ đạc nặng.
2.3. Do chấn thương cột sống
Các chấn thương cột sống xảy ra như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương trong thể thao…. trực tiếp đến cột sống có thể gây ra thoát vị.
Vì thế để phòng tránh các chấn thương cột sống, bạn cần lưu ý:
- Đảm bảo an toàn lao động
- Chơi các môn thể thao lành mạnh, phù hợp với bản thân.
- Khi gặp phải các chấn thương cần đi thăm khám để được chữa trị, không nên tự ý điều trị khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.
2.4. Di truyền
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng có thể xảy ra do yếu tố di truyền. Trong gia đình khi có bố mẹ gặp phải những bất thường về cấu trúc của đĩa đệm thì con cái cũng dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
2.5. Béo phì
Người nặng cân béo phì có thể làm tăng áp lực, đè ép lên cột sống, đặc biệt là phần thắt lưng. Khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến xương khớp bị suy yếu, đĩa đệm có thể bị trượt ra ngoài gây thoát vị.
Ngoài ra người béo phì ít vận động, chế độ ăn nhiều chất béo… cùng là nguyên nhân khiến cho hệ xương khớp bị lão hóa nhanh hơn, gây thoát vị đĩa đệm.
Giải pháp:
- Mỗi người cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau củ, thực phẩm giàu canxi… để cho xương cốt được chắc khỏe, dẻo dai.
- Bên cạnh đó cần tập thể dục thường xuyên, đều đặn và duy trì cân nặng ở mức thích hợp, để tránh tình trạng béo phì.
2.6. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học chính là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, có thể kể đến như:
- Ngồi bắt chéo chân khiến khung xương bị lệch
- Ngồi quá lâu một tư thế mà không vận động, làm tăng áp lực lên các cơ và đĩa đệm.
- Không tập thể dục hoặc tập luyện không đúng cách khiến xương khớp bị trì trệ hoặc tập cường độ lớn cùng các động tác mạnh tạo áp lực lên cột sống, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Ngủ sai tư thế khiến cột sống gặp phải những tổn thương như bị cong.
- Mang vác đồ quá nặng sai cách, tạo áp lực lớn đột ngột cho cột sống, có thể gây tổn thương cột sống.
Vì thế bạn cần lưu ý:
- Mang vác đồ đúng cách đó là cúi xuống bê đồ rồi từ từ đúng lên, không ngồi làm việc quá lâu, sau 1-2 giờ nên đứng dậy di chuyển.
- Không ngồi bắt chéo chân.
- Thường xuyên tập luyện thể dục nhưng phải đúng cách và cường độ thích hợp,….
2.7. Đặc thù công việc
Các đối tượng lao động chân tay thường xuyên phải bê vác đồ nặng, lâu ngày sẽ gây ra những tổn thương cho xương khớp; hay người lái xe phải ngồi trong thời gian dài khiến xương khớp bị cơ cứng, không được vận động,…. cũng là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Khi đó cần cố gắng khắc phục như:
- Người lao động bê vác đúng tư thế, tránh bê quá nặng.
- Người lái xe có thể tranh thủ vận động, thực hiện những bài tập nhỏ ngay tại vị trí ngồi để giúp thư giãn xương khớp,….
3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ngoài đau đớn tại vùng thắt lưng bị thoát vị người bệnh sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây:
- Triệu chứng tê bì tay chân: Việc rễ thần kinh bị chèn ép sẽ gây tê bì vùng cổ, lưng sau đó sẽ lan xuống mông, đùi, tay chân. Khi đó người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác, luôn cảm thấy như bị kiến bò ở người.
- Yếu cơ, bại liệt: Khi tình trạng bệnh trở nên quá nặng có thể xuất hiện tình trạng yếu cơ dẫn đến khó vận động và lâu dần có thể gây liệt chi.
- Đau nhức tay hoặc chân: Người bệnh có thể xuất hiện những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng hay tay chân sau đó có thể lan rộng ra vùng vai gáy. Các cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ trong vài ngày hay vài tuần, hoặc vài tháng, sau đó sẽ là tình trạng đau dữ dội hơn, đặc biệt là khi vận động, di chuyển, và giảm đau khi ngồi một chỗ.
Trên đây là những nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng như cách khắc phục. Các bạn hãy tham khảo và áp dụng để xua tan nỗi đau đớn mà căn bệnh này gây ra nhé.
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop