Nguyên nhân, triệu chứng và những phương pháp điều trị gai cột sống

Bệnh gai cột sống không chỉ gây ra phiền toái và đau nhức cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Gai cột sống có nguyên nhân do đâu? Có những loại nào? Để biết cách chữa trị thì việc xác định biểu hiện bệnh là rất quan trọng, giúp phòng và chữa bệnh hiệu quả hơn.

1. Gai cột sống là gì?

Cột sống là phần xương quan trọng nhất với nhiệm vụ nâng đỡ và giúp cho cơ thể hoạt động hằng ngày.

Gai cột sống là gì
Gai cột sống là gì

Gai cột sống (hay còn được gọi là Spondylosis) là tình trạng các gai xương nhô ra và phát triển do sự lắng đọng của Canxi tại các đốt sống. Phần gai xương nhô ra nếu chèn ép lên các rễ thần kinh sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác ê buốt và đau nhức.

Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu vào năm 2020, số người Việt Nam bị gai cột sống chiếm đến 2% dân số. Trong số đó, những người có độ tuổi từ 60 trở lên chiếm tỷ lệ là 17%

Gai cột sống hình hành do quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể và là một dạng biến chứng của thoái hoá cột sống. Nếu để lâu không chữa trị sẽ rất có thể khiến dây thần kinh bị tê liệt dẫn đến liệt tứ chi. 

Hai khu vực dễ hình thành gai xương nhất chính là vùng cột sống thắt lưng và cột sống cổ (hay còn gọi là gai đốt sống cổ)

1.1. Gai đốt sống cổ 

Đốt sống cổ là vị trí dễ bị thoái hoá và dễ hình thành các gai xương nhất. Những người có nguy cơ mắc gai đốt sống cổ nhiều hơn thường làm công việc văn phòng, ít hoạt động hoặc hoạt động quá nhiều gây áp lực cho cổ như thợ xây, nhân viên văn phòng, công nhân… 

Gai đốt sống cổ sẽ gây ra hiện tượng đau mỏi vai gáy, đau nửa đầu, dần dần cơn đau lan xuống phần cánh tay, dẫn đến đau mỏi và tê bì cánh tay.

Gai đốt sống cổ
Gai đốt sống cổ

1.2. Gai cột sống thắt lưng

Đây là hiện tượng hình thành gai xương do thoái hóa đốt sống vùng thắt lưng, gây ảnh hưởng đến cả cột sống thắt lưng và cột sống xương dưới cùng.

Gai cột sống thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do tuổi tác, do tai nạn gây ra các chấn thương dẫn đến hư hại cột sống, do gen di truyền từ bố mẹ hoặc viêm khớp cột sống lâu dài. 

Khi phần cột sống bị viêm, lớp sụn đệm bọc ở hai phần đầu của xương sẽ bị phá vỡ. Lúc này, cơ thể sẽ tự sửa chữa lại bằng cách sản sinh ra các gai xương để ổn định cấu trúc cột sống.

Điều này vô tình gây ra những chèn ép lên các rễ thần kinh. Đây chính là lí do khiến những cơn đau ở vùng thắt lưng xuất hiện.

1.3. Gai cột sống có nguy hiểm không?

Gai cột sống có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Theo như thực tế chứng minh, bệnh gai đốt sống hoàn toàn không phải là bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng.

Gai cột sống nguy hiểm không?
Gai cột sống nguy hiểm không?

Tuy nhiên, nếu bạn không thăm khám và chữa trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và những biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Đau dây thần kinh liên sườn:

Việc gai xương hình thành nếu chèn ép lên phần dây thần kinh liên sườn sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến quá trình chúng ta sinh hoạt và làm việc.

  • Đau thần kinh tọa:

Gai xương hình thành tại các đốt sống L4, L5 và S1 sẽ rất rễ chèn ép lên dây thần kinh tọa – Dây thần kinh dài và quan trọng nhất trong cơ thể.

Khi dây thần kinh này bị chèn ép sẽ dẫn tới những cơn đau ở vùng thắt lưng, vùng mông, rồi lan xuống đùi, bắp chân và lan xuống bàn chân. Đó chính là hiện tượng đau thần kinh tọa.

2. Dấu hiệu, triệu chứng gai cột sống và cách chẩn đoán

Nhiều người bị gai đốt sống đi chụp phim X-quang không có bất kỳ triệu chứng nào. Thực tế cho thấy khoảng 27-37% người bị gai đốt sống lưng không xuất hiện các triệu chứng đau mỏi.

Nguyên nhân là do các gai xương mặc dù được hình thành nhưng không chèn ép lên các dây thần kinh vì thế không gây đau cho người bệnh.

Triệu chứng gai cột sống
Triệu chứng gai cột sống

Ở một số người, gai xương hình thành gây đau lưng và đau cổ do thần kinh bị chèn ép. Chèn ép dây thần kinh là do đĩa đệm và gai xương phồng lên trên các khớp xương gây hẹp lỗ chân lông. 

Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau cục bộ ở vùng bị thoái hóa đốt sống, thường ở lưng hoặc cổ. Hầu hết người trung niên và cao tuổi đều có phát hiện bất thường khi xét nghiệm X-quang về gai cột sống ngay cả khi họ hoàn toàn không bị đau.

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm do gai đốt sống cổ gây chèn ép dây thần kinh, từ đó cơn đau có thể bắn vào tứ chi. 

3. Những nguyên nhân gai cột sống bạn cần biết 

Nguyên nhân gai cột sống
Nguyên nhân gai cột sống

Tuổi tác: Gai cột sống là một hiện tượng lão hóa hay gặp ở độ tuổi 30 trở lên. Theo tuổi tác, xương và dây chằng ở cột sống bị mòn, dẫn đến thoái hóa cột sống và hình thành lên các gai xương.

Di truyền cũng là một yếu tố nguy cơ khác của bệnh gai cột sống. Nếu trong một gia đình có nhiều người bị bệnh thì có khả năng bị di truyền nhiều hơn. 

Canxi lắng đọng: phần đĩa đệm cột sống bị xẹp xuống sẽ khiến dây chằng bị giãn ra và gây ra hiện tượng chuyển động khớp. Khi đó, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách làm tăng độ dày của dây chằng để có thể giữ vững cột sống và hình thành các gai.

Các chấn thương vùng cột sống hoặc những tư thế sai lệch trong thời gian dài cũng sẽ là yếu tố hình thành lên các gai xương.

4. Những đối tượng có nguy cơ cao bị gai cột sống

Những đối tượng có nguy cơ cao bị gai cột sống
Những đối tượng có nguy cơ cao bị gai cột sống
  • Bẩm sinh: Một phần nhỏ bị gai cột sống bẩm sinh bởi ngay từ nhỏ đã thiếu vitamin dưỡng chất dẫn đến suy dinh dưỡng và còi xương, hệ thống xương khớp khó phát triển.
  • Ít hoạt động thể lực: Những đối tượng ít tiếp xúc với ánh mặt trời, hiếm khi ra ngoài hoặc làm những công việc không phải hoạt động thể lực nhiều như nhân viên đánh máy, nhân viên văn phòng rất dễ bị mắc gai đốt sống. 
  • Phụ nữ mang thai: Khi mang thai nếu người mẹ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết hoặc ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến sự thiếu hụt protein và canxi cho cả mẹ và bé.
  • Có vấn đề về đường ruột: Những người có bệnh lý về dạ dày, đại tràng sẽ làm lão hóa xương nhanh hơn, dễ mắc bệnh gai đôi cột sống. 

5. Những phương pháp điều trị gai cột sống phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để chữa trị cũng như hỗ trợ bệnh gai cột sống một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để biết chữa trị như thế nào là hiệu quả thì bạn nên hiểu qua một số phương pháp sau.

5.1. Vật lý trị liệu 

Phương pháp vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu

Đây được coi là phương pháp hàng đầu giúp điều trị các bệnh về xương khớp và cột sống nói chung chứ không chỉ riêng bệnh gai cột sống.

Các chuyên gia, bác sĩ và người có chuyên môn sẽ sử dụng nhiều thủ thuật và thiết bị giúp kéo giãn, nắn chỉnh cột sống với mục đích giảm sự chèn ép của gai xương lên các dây thần kinh.

Với công nghệ hiện đại ngày nay, các bạn có thể sử dụng phương pháp này ngay tại nhà bằng các thiết bị hỗ trợ, kéo giãn cột sống ngay tại nhà nhưng vẫn mang lại hiệu quả tuyệt vời như ở bệnh viện.

Giải pháp trị liệu DiskDr được cho là một thiết bị thông minh giúp cho người bệnh có thể tự sử dụng để chữa trị hiệu quả mà không cần đến xâm lấn, phẫu thuật. DiskDr hiện đang được các bác sĩ tại bệnh viện sử dụng cho rất nhiều bệnh nhân tại Bệnh viện Quân Y 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 354…

Cách sử dụng của đai kéo giãn đốt sống lưng DiskDr là sau khi đeo vào, đai sẽ được bơm hơi để giãn ra và trong thời gian đó cột sống lưng được nâng đỡ và kéo giãn, làm giải phóng sự chèn ép của những tác động lên đốt sống.

Đây được coi là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, giải quyết gốc rễ và nguyên nhân gây ra các cơn đau mà hiệu quả tương tự như việc kéo giãn ở bệnh viện.

5.2. Châm cứu

Chữa gai cột sống như thế nào là hiệu quả? Phương pháp đông y chữa trị bệnh không cần thuốc được nhiều người tin tưởng. Sử dụng kim châm cứu và ngải cứu có thể tác động lên các đốt sống.

Châm cứu
Châm cứu

Vị trí cổ và lưng khi bị thoái hóa được điều trị bằng châm cứu phổ biến nhất. Nhiều người luôn nghĩ rằng châm cứu gây đau đớn nhưng điều này hoàn toàn sai.

Châm cứu là thủ thuật điều trị bệnh vừa an toàn vừa đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái. Châm cứu được thực hiện bằng cách dùng những cây kim mỏng như tóc để đưa vào các huyệt đạo trên cơ thể.

Châm cứu có tác dụng trong việc kích thích hệ thần kinh trung ương. Điều này sẽ giải phóng các chất hóa học vào cơ và tủy sống. Đây cũng là một phương pháp giảm đau vô cùng hiệu quả.

5.3. Thuốc Tây

Khi đi thăm khám tại bệnh viện, chắc chắn bạn sẽ được kê thuốc Tây để điều trị bệnh vì đem lại hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt. Một số loại thuốc thường sử dụng cho bệnh gai cột sống như:

  • Nhóm thuốc bổ thần kinh: Vitamin D, vitamin B1, B2, B6 nhằm bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng hơn.
  • Nhóm thuốc giảm đau: Aspirin, Paracetamol, và một số NSAID
  • Nhóm thuốc kháng viêm: Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib, Etoricoxib
  • Thuốc giãn cơ
  • Nhóm thực phẩm bổ sung chứa Glucosamin, Canxi,…

5.4. Các bài thuốc Đông y tại nhà

Các bài thuốc đông y chữa trị bệnh 100% an toàn và không có tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc cơ bản.

Các bài thuốc Đông y tại nhà
Các bài thuốc Đông y tại nhà
  • Bài thuốc từ lá lốt: Bạn cần chuẩn bị 100gr ngải cứu, 100gr lá lốt và một ít muối biển. Sau đó cho lên chảo xào nóng với muối biển và đắp lên vùng cột sống bị đau nhức. Không nên đắp quá nóng sẽ bị kích ứng da.
  • Bài thuốc từ hạt đu đủ: Với bài thuốc này, bạn có thể giữ lại hạt đu đủ để sắc uống thay nước lọc. 
  • Bài thuốc từ ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhức và kháng khuẩn giúp người bệnh chữa trị hiệu quả hơn. Bạn có thể sắc thuốc ngải cứu hoặc xông lá ngải cứu vào phần cột sống bị đau nhức.

5.5. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Với thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Bệnh nhân còn có thể tự mình sử dụng mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ ai và cũng không phải dùng đến phương pháp phẫu thuật, xâm lấn.

Một số thiết bị có thể kể đến như: Đai lưng kéo giãn cột sống, con lăn, máy kéo giãn cột sống, ghế mát xa…

Xem thêm: Đai kéo giãn cột sống là gì?

Đai lưng DiskDr phù hợp nhiều đối tượng khác nhau
Đai lưng DiskDr phù hợp nhiều đối tượng khác nhau

6. Gai cột sống nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh gai cột sống nên ăn gì và kiêng gì? Để xương khớp luôn chắc khỏe và dẻo dai thì chế độ ăn hợp lý là điều đầu tiên phải thực hiện. Đây là cách phòng và chữa bệnh, hỗ trợ điều trị đắc lực giúp cơ thể khỏe mạnh.

Gai cột sống nên ăn gì và kiêng gì
Gai cột sống nên ăn gì và kiêng gì

6.1. Bị gai cột sống nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu canxi: Để xương khớp luôn khỏe mạnh tất nhiên phải có canxi trong bữa ăn hàng ngày. Buổi sáng bạn có thể uống sữa ít chất béo, phô mai hoặc sữa chua. Các bữa trưa và tối cần có rau xanh, hoa quả và hải sản.
  • Thực phẩm giàu Vitamin D: Vitamin D rất cần thiết cho việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống, có tác dụng giảm viêm và đau xương khớp. Có ở thực phẩm như trứng, cá, ngũ cốc…
  • Thực phẩm chứa omega 3: Có ở cá trích, cá ngừ, cá hồi, cá thu… 

6.2. Bị gai cột sống nên kiêng gì?

  • Chất kích thích, đồ uống có cồn: Uống rượu, bia, cà phê thường xuyên hay nghiện thuốc lá… không chỉ hại phổi và thần kinh mà còn tổn hại đến xương khớp dẫn đến đau, khó chịu và viêm khớp. 
  • Thực phẩm nhiều chất phụ gia: Những đồ ăn, uống có phẩm màu như coca, snacks và đường hóa học sẽ làm kích thích sự phát triển của gai xương.
  • Thịt đỏ: Nhiều người lầm tưởng ăn thịt đỏ rất tốt cho sự phát triển của xương khớp và chữa bệnh nhưng thực chất đồ ăn này sẽ làm tăng axit uric trong máu và làm tăng đau nhức cho người bệnh. 

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về bệnh gai cột sống mà bạn cần biết. Để điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả thì việc đầu tiên là người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín khi thấy những dấu hiệu của bệnh.  

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.