Những biện pháp hỗ trợ Thoát Vị Đĩa Đệm hiệu quả nhất
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh về xương, cột sống tương đối phức tạp, những cơn đau âm ỉ bất chợt kéo dài, đi lại, cúi xuống khó khăn làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Hiện tại có rất nhiều phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng cả tây y lẫn đông y. Tuy nhiên để có thể chữa trị hiệu quả bệnh nhân nên kết hợp điều trị cùng với những biên pháp hỗ trợ trợ thoát vị đĩa đệm sau đây
Để có thể hỗ trợ tốt nhất trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm bệnh nhân nên có một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp cùng những bài tập thể dục bổ trợ mỗi ngày.
1. Những bài tập hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
a. Bài tập 1:
– Cách tập: Nằm sấp và hướng thân trước lên cao, khủy tay vuông góc với mặt đất, cẳng tay và bàn tay đặt trên mặt đất và song song với nhau, nâng người từ 5 – 8 lần, mỗi lần nâng giữ nguyên tư thế khoảng 5s.
– Có thể luyện tập cả ngày, cách nhau khoảng 2 tiếng.
– Bài tập có tác dụng xoa dịu cơn đau vùng chân và đùi.
b. Bài tập 2:
– Cách tập: Tư thế sấp người, chống hai tay xuống dưới đất để đẩy người lên cao, chú ý đề tay rộng bằng vai. Phần hông và chân đặt thoải mái trên sàn, chân cũng dang rộng bằng vai. Chú ý vừa đẩy người vừa duỗi thẳng chân nhất có thể sau đó lại thả lỏng. Thực hiện động tác này liên tục 6 – 8 lần, mỗi lần giữ tư thế khoảng 5s.
– Có thể tập ở mọi thời gian trong ngày, mỗi ngày cách nhau 2 tiếng.
– Bài tập này có tác dụng xoa dịu cơn đau phần lưng.
c. Bài tập 3
– Cách tập: Quỳ gối và chống 2 tay xuống sàn nhà(tay vuông góc với sàn). Tay trái giơ thẳng về phía trước đồng thời chân phải duỗi thẳng ra sau. Giữ tư thế này khoảng 5 phút rồi lại tiếp tục đổi bên.
– Bài tập này có tác dụng nhanh chóng xoa dịu cơn đau vùng thắt lưng, tuy nhiên nếu tập bài tập này xong vẫn không có tác dụng thậm chí có dấu hiệu nặng hơn thì bạn nên dừng tập khoảng 1 – 2 ngày. Sau đó nếu tập tiếp mà vẫn tiếp tục đau thì bạn hãy tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ.
Chú ý: Người bị thoát vị đĩa đệm không nên đi bộ quá nhiều, không nên tập tạ và be vác những vật nặng bởi nó gây ảnh hưởng đến cột sống. Bỏ thói quen vặn mình khi mỏi vì động tác tưởng chừng đơn giản đó lại khiến bạn bị cong vẹo và thoái hóa đốt sống lưng.
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý cũng là một trong những biện pháp hỗ trợ người bị thoát vị đĩa đệm. Bổ sung những thực phẩm tốt cho xương giúp xương chắc khỏe, đẩy lùi quá trình lão hóa xương.
Thực đơn cơ bản dành cho người thoát vị đĩa đệm:
a. Sáng
– Nước lọc mỗi sang giúp thanh lọc cơ thể đẩy lùi độc tố ra ngoài.
– Tập những bài tập thể dục tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mỗi sang trước khi ăn sang.
– Ăn sang nhẹ nhàng như sữa hoa quả… không nên ăn đồ ăn nhanh cùng với đồ uống có cồn.
b. Trưa
– Thêm vào thực đơn những thức ăn bổ sung nhiều canxi như tôm, cua, cá, ăn thật nhiều rau xanh và nên hạn chế các món chiên xào.
c. Tối.
– Tiếp tục cung cấp canxi cho xương bằng hoa quả, rau xanh và thực phẩm tươi sống giàu canxi, hạn chế ăn những loại thịt đỏ (thịt chó, thịt bò)
3. Sử dụng Đai kéo giãn cột sống DiskDr
Đai kéo giãn cột sống DiskDr được nghiên cứu từ năm 1998 tại Hàn Quốc sử dụng nguyên lý bơm hơi để giảm bớt áp lực cơ thể lên cột sống. Tại Việt Nam đai lưng, đai cổ, đai gối DiskDr đã được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam từ năm 2012, đến nay DiskDr đã giúp đỡ cho hàng nghìn người bệnh yên tâm sống khỏe với bệnh thoát vị đĩa đệm.
Những bài tập thể dục bổ ích cùng với thực đơn ăn và sử dụng đai hỗ trợ như vừa nêu là một trong những biện pháp hỗ trợ thoát vị đĩa đệm mà bất cứ người bệnh nào cũng cần năm được. Ngoài ra trong quá trình điều trị sẽ có những phương pháp hỗ trợ khác mà bác sĩ chỉ định bạn hãy làm theo để có thể phục hồi sức khỏe nhanh nhất.
Mọi thắc mắc cần được hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Duy Quân