Kéo giãn cột sống cổ – Quy trình và một số lưu ý

Kéo giãn cột sống cổ được áp dụng khi điều trị các chứng đau tại vị trí cột sống cổ. Lực kéo giãn làm tăng khoảng cách và thể tích của khoang gian đốt sống trong một khoảng thời gian nhất định. Khi thường xuyên thực hiện phương pháp kéo giãn cột sống giúp điều trị tốt các triệu chứng đau cổ vai gáy và giúp cho người bệnh giảm cảm giác đau nhức khó chịu mỗi khi thời tiết thay đổi.

Kéo giãn cột sống cổ - Quy trình và những lưu ý
Kéo giãn cột sống cổ – Quy trình và những lưu ý

1. Một số triệu chứng đau mỏi nên sử dụng phương pháp kéo giãn cột sống cổ

1.1. Đau mỏi vai gáy

Triệu chứng đầu tiên và thường gặp là đau mỏi vai gáy. Lúc này, các đốt sống cổ ở trong giai đoạn mới bị tác động xấu. Các đốt sống và bộ phận liên quan bắt đầu chịu tác động bởi các tác nhân. Khi các cơ bị căng cứng thụ động, không được kéo và làm mềm lại thì bạn sẽ có cảm giác mỏi và hơi đau ở phía sau gáy và lan sang hai vai.

Lúc đầu bạn cảm thấy mỏi mỗi khi làm việc hoặc vận động nhưng càng để lâu thì tần suất đau mỏi càng xuất hiện nhiều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Khi thường xuyên có triệu chứng đau mỏi vai gáy thì đây là dấu hiệu cho thất khu vực cột sống cổ của bạn đang bị tổn thương và bạn nên sớm tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ
Các cơn đau cổ, vai, gáy là dấu hiệu đầu tiên của thoát vị đĩa đệm cổ

1.2. Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ

Khi các đốt sống cổ có dấu hiệu bị tổn thương, các dây thần kinh khu vực này sẽ bị chèn ép. Dây thần kinh bị chèn ép làm cho máu và ôxi khó lưu thông lên não từ đó dẫn đến hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Cảm giác hoa mắt có thể xuất hiện khi bạn di chuyển từ môi trường có ánh sáng yếu sang môi trường có ánh sáng mạnh hơn. Khi thay đổi cường độ ánh sáng, mắt của bạn không kịp điều tiết dẫn đến việc bị hoa mắt.

Các triệu chứng đau đầu và suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nếu nguyên nhân là do tổn thương cột sống cổ thì bạn cần thận trọng và theo dõi thường xuyên.

Vì nếu kéo dài tình trạng trên thì bệnh có thể chuyển biến phức tạp hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nặng và khó chữa như rối loạn tiền đình, và nặng nhất có thể dẫn đến bại liệt.

1.3. Hội chứng tăng – giảm huyết áp        

Các bệnh về cột sống cổ có thể dẫn đến hội chứng về huyết áp. Khi các dây thần kinh bị chèn ép, máu khó lưu thông và có thể dẫn đến tắc nghẽn ở một số vị trí. Khi xuất hiện các đoạn tắc nghẽn mạch máu, huyết áp của bạn có thể tăng lên và bệnh trở nặng dẫn đến huyết áp tăng cao.

Ngoài ra, có những đoạn cột sống lại tác dụng ngược lại, tức là làm cho huyết áp bị giảm nhưng hội chứng này hiếm khi xảy ra hơn là tăng huyết áp.

Các bệnh về cột sống cổ có thể dẫn đến hội chứng về huyết áp
Các bệnh về cột sống cổ có thể dẫn đến hội chứng về huyết áp

1.4. Mất ngủ

Mất ngủ cũng là một trong những triệu chứng phái sinh của tổn thương cột sống cổ. Khi các triệu chứng như đau đầu, đau mỏi vai gáy và tăng giảm huyết áp xuất hiện làm cho người bệnh cảm thấy khó ngủ hơn.

Trong thời gian đầu, bạn có thể cảm thấy khó ngủ rồi dần dần là mất ngủ hoàn toàn, ngủ không sâu giấc hoặc không có cảm giác buồn ngủ.

Triệu chứng mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến các sinh hoạt thường ngày, làm thay đổi giờ giấc sinh học của cơ thể, có thể gây nên suy nhược cơ thể và các biến chứng xấu khác.

Lười vận động có thể là nguyên nhân khiến khớp gối bị đau nhức
Mất ngủ cũng là một trong những triệu chứng phái sinh của tổn thương cột sống cổ

2. Quy trình kéo giãn cột sống cổ bằng máy

2.1. Điểm tỳ lực kéo

Để thực hiện phương pháp kéo giãn cột sống cổ, trước tiên cần chọn điểm tỳ lực kéo.

Trên hộp sọ của chúng ta hầu như không có những điểm tỳ nhô ra để cho khung kéo bám vào. Vì vậy khi kéo giãn cột sống cổ, người ta thường sử dụng hai vị trí để lấy điểm tỳ đó là xương hàm dưới và xương chẩm.

Trong quá trình kéo, phần cơ thể phía dưới có thể được cố định hoặc không cần thiết phải cố định.

Máy kéo giãn cột sống cổ
Máy kéo giãn cột sống cổ

2.2. Phương kéo

Phương kéo theo mặt phẳng trước – sau:

Theo mặt phẳng trước sau, chúng ta chọn phương kéo tác dụng lên cột sống để mở rộng lỗ tiếp hợp, cột sống hơi gấp ra trước khoảng 20 đến 30 độ là độ gấp vừa phải khi kéo giãn cột sống cổ.

Phương kéo theo mặt phẳng bên – bên:

Trong mặt phẳng này có thể kéo theo phương thẳng hoặc phương làm cho hộp sọ xoay sang bên không đau khoảng 10 đến 15 độ làm cho lỗ tiếp hợp bên đau mở rộng thêm.

2.3. Lực kéo

Lực kéo lý tưởng nhất là khoảng bằng 10% thể trọng, lực kéo này đang ở mức mạnh hơn áp lực ở khoang gian đốt sống.

Khi lực kéo tăng dần dần lên đến 30% trọng lượng cơ thể thì độ giãn của khoang dian đốt sống đạt đến mức độ giãn tối đa.

Nếu tiếp tục tăng thêm lực kéo thì không làm tăng khoảng cách của khoang gian đốt sống được nữa.

Chính vì vậy, lực kéo thường được áp dụng cho phương pháp kéo giãn cột sống cổ giao động từ 10-30% trọng lượng cơ thể. Trong gian đoạn mới thực hiện phương pháp này thì lực kéo được khuyến khích là mức trung bình tức là 15% trọng lượng cơ thể.

Sau đó có thể tăng dần dần mỗi lần từ 0,5 đến 1 kg, khi tăng đến mức 20% thể trọng cơ thể thì duy trì cho đến hết liệu trình điều trị.

Đối với mỗi triệu chứng cũng như tình trạng phát triển bệnh khác nhau chúng ta sẽ lựa chọn lực kéo khác nhau, thông thường sẽ tăng lực kéo dần dần cho đến khi cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất rồi dừng lại.

Đối với những trường hợp bệnh nhân có hiện tượng co cứng cơ nhiều, có thể lựa chọn lực kéo cao ngay từ đầu sau một thời gian khi đã đỡ đau và đỡ cứng cơ thì sẽ giảm lực kéo dần dần.

Lưu ý là đối với từ thế ngồi thì lực kéo phải cao hơn một chút vì khi đó sẽ xuất hiện trọng lực của đầu, vì vậy cần tăng lực kéo một chút.

Thời gian kéo giãn cột sống cổ thường là từ 15 đến 20 phút cho một lần điều trị và thời gian mỗi đợt là từ 15 đến 20 lần.

3. Quy trình kéo giãn cột sống cổ bằng đai

Hiện nay đai kéo giãn cột sống cổ được sử dụng tiện lợi cho phương pháp kéo giãn cột sống cổ ngay tại nhà, tại nơi làm việc hoặc tại phòng khám. Mang lại sự tiện lợi, hiệu quả ngay tại nhà và không cần phải phẫu thuật. Và loại đai được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất chính là đai kéo giãn cột sống cổ DiskDr.

Đai kéo giãn cột sống cổ DiskDr. gồm có các bộ phận: Miếng đỡ cằm, đai kéo giãn và bơm hơi cầm tay. Nguyên lý hoạt động của đai kéo giãn cột sống cổ là dùng cơ chế bơm hơi để tác dụng lực lên các đốt sống cổ. Thiết bị hỗ trợ rất tốt trong điều trị các vấn đề do thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm cổ gây ra.

Đai kéo giãn cột sống cổ DiskDr. Hàn Quốc
Hình ảnh khách hàng sử dụng đai kéo giãn cột sống cổ DiskDr. tại nhà

3.1. Các bước thực hiện kéo giãn cột sống cổ bằng đai ở tư thế ngồi:

Bước 1: Đặt cằm vào miếng đỡ cằm sao cho miếng đỡ ôm trọn phần cằm

Bước 2: Đưa phần đai kéo giãn ra phía sau cổ để đai ôm trọn vùng cổ gáy, dán cố định

Bước 3: Gắn bơm vào đai thông qua van kết nối để tiến hành bơm hơi vào bên trong.

Bước 4: Bơm nhẹ nhàng để đẩy khí vào trong các cột chứa khí của nẹp đến khi mức màu xanh hoặc màu vàng trên bơm thì dừng lại.

Bước 5: Tháo bơm ra bơm và bắt đầu sử dụng. Mỗi lần sử dụng 20-30 phút. Sử dụng 2-3 lần mỗi ngày.

3.2. Các bước thực hiện kéo giãn cột sống cổ bằng đai ở tư thế nằm:

Bước 1: Đặt chân đế lên sàn, gắn đai kéo vào chính giữa chân đế sao cho van bơm ở phía bên tay phải.

Bước 2: Dùng một tay đỡ đầu và đặt lên đai, khi cổ nằm chính giữa đai kéo giãn bạn mới nằm xuống

Bước 3: Cầm miếng đỡ cằm đặt lên cằm, dính miếng dán lên đai kéo giãn vào hai bên miếng đỡ cằm sao cho phần đai ôm sát vào cổ

Bước 4: Gắn đầu bơm vào van bơm, đảm bảo van bơm được gắn chặt để tránh hơi bị thoát ra ngoài

Bước 5: Bơm hơi vào đai đồng thời quan sát đồng hồ hiển thị áp suất.

Bước 6: Quan sát đồng hồ khi áp suất ở mức xanh hoặc vàng thì dừng lại, tháo bơm ra. Mỗi lần sử dụng 20-30 phút. Sử dụng 2-3 lần mỗi ngày.

Xem thêm: Đai kéo giãn cột sống tốt hay không? Sự thật ít ai biết về đai DiskDr.

4. Một số lưu ý khi kéo giãn cột sống cổ

Trong quá trình kéo giãn cột sống cổ bạn nên lưu ý những điểm sau:

  • Lực kéo tăng hoặc giảm đột ngột có thể kích thích chuỗi hạch sau cổ gây ra các triệu chứng như tăng nhịp tim hoa mắt, chóng mặt.
  • Khi thực hiện phương pháp kéo giãn cột sống cổ cần thực hiện đúng kỹ thuật tăng giảm lực từ từ. Hạn chế các triệu chứng giao cảm.
  • Khi gần đến thời gian kết thúc điều trị, áp lực nội đĩa đệm đang ở mức thấp và các cơ giãn tối đa nên lúc này cột sống cổ rất nhạy cảm nên dễ bị tổn thương. Cần phải giảm lực càng chậm càng tốt.
  • Khi kéo giãn bằng máy, cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Trên đây là bài viết giới thiệu về phương pháp kéo giãn cột sống cổ, một số lưu ý trong quá trình thực hiện phương pháp này, hi vọng rằng bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích trong quá trình lựa chọn phương pháp điều trị cho riêng mình.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi, chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.