Bỏ túi 10+ cách điều trị đau lưng đơn giản, hiệu quả

Đau lưng là tình trạng mà hầu hết mọi người đều đã từng gặp phải. Có nhiều người bị đau lưng dai dẳng và thường xuyên ảnh hưởng đến cuộc sống. Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Những cách điều trị đau lưng đơn giản và hiệu quả sau đây sẽ là gợi ý cho bạn.

Có thể bạn quan tâm:

1. Nguyên nhân gây đau lưng

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng đau lưng, cụ thể như:

  • Do giãn dây chằng lưng, căng cơ: Các dây chằng bao quanh khớp xương, giúp cố định đầu khớp, khi bị giãn, tổn thương sẽ gây ra các cơn đau.
  • Các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị… có thể gây đau, sưng viêm và chèn ép dây thần kinh.
  • Chấn thương: Các chấn thương trong công việc hoặc chơi thể thao tác động trực tiếp tới phần lưng gây ra đau lưng.
  • Tính chất công việc: Những người làm công việc thường xuyên gây áp lực cho lưng như: cúi xuống nhiều, mang vác vật nặng thường xuyên,…
mang đồ vật nặng dễ gây đau lưng
Mang đồ vật nặng thường xuyên và sai tư thế dễ gây đau lưng
  • Tập luyện, chơi thể thao quá sức: Các bài tập hoặc môn thể thao tác động nhiều tới lưng như đạp xe, bóng rổ, bóng đá, chạy bộ,… khi thực hiện nhiều sẽ khiến lưng thường xuyên chịu áp lực lớn và dẫn tới đa
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt Canxi: Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi khiến xương mất đi độ chắc khỏe, dẻo dai cần thiết dẫn tới đau lưng.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa gây thêm áp lưng cho xương cột sống ở phần lưng khiến chúng bị đau.

Bất cứ ai cũng có thể bị đau lưng, ngay cả trẻ em và thiếu niên. Những yếu tố này có thể khiến bạn có nguy cơ bị đau lưng cao hơn:

  • Mang thai, kinh nguyệt: Chị em phụ nữ thường đau lưng khi mang thai do áp lực của trọng lượng vùng bụng. Trường hợp đau lưng do kinh nguyệt là vì sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
  • Di truyền, tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ bị đau lưng của bạn càng cao, bắt đầu khoảng 30 hoặc 40 tuổi. Nhiều người cùng bị đau lưng do di truyền từ các thành viên trong gia đình.
  • Nghề nghiệp: Hầu hết những người thường xuyên phải ngồi nhiều như công việc văn phòng rất dễ mắc bệnh đau lưng.
  • Lạm dụng thuốc Tây: Việc quá lạm dụng 1 số loại thuốc như thuốc giảm đau có thể dẫn tới giòn xương, loãng xương.
  • Hút thuốc lá: Điều này làm giảm lưu lượng máu đến cột sống, có thể khiến cho cơ thể bạn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các đĩa ở lưng. Hút thuốc cũng làm chậm quá trình cung cấp Canxi cho xương dẫn tới loãng xương.
đau lưng
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng

2. Điều trị đau lưng bằng Đông Y

2.1. Massage lưng

Các động tác massage lưng có tác dụng giúp giảm đau tức thời và giúp làm giãn các khu vực cơ bị co cứng. Nó cũng giúp người bệnh cảm thấy được thư giãn hơn, giảm căng thẳng. Một số phương pháp massage lưng giúp giảm đau cho các bạn tham khảo:

  • Massage mô sâu: Phương pháp này sẽ tập trung vào các nhóm cơ nhất định để giảm cơn đau. Người massage sẽ dùng bàn tay, khuỷu tay, cẳng tay để tạo áp lực cho vùng cơ.
  • Massage Nhật Shiatsu: Người massage sẽ dùng ngón tay và lòng bàn tay để tạo áp lực cho các nhóm cơ lưng.
  • Massage lưng cổ truyền Ấn Độ: Liệu pháp massage của Ấn sẽ kết hợp cùng với 1 số loại thảo mộc để thư giãn cơ thể và hỗ trợ chữa lành các mô tổn thương. Các túi thảo mộc sẽ được làm nóng với dầu và áp vào lưng để giãn các vùng cơ bị căng.

Phương pháp massage nên thực hiện với những người bị đau lưng nhẹ, đau lưng âm ỉ. Khi thực hiện cần lưu ý không chà xát da lưng quá mạnh và cần kiên trì thực hiện để mang lại kết quả tốt.

massage điều trị đau lưng
Khi thực hiện massage lực đạo cần phù hợp với tình trạng bệnh

2.2. Xoa bóp, bấm huyệt

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt có thể giúp tăng lưu thông máu đến vùng lưng để giảm đau tức thời. Bấm huyệt còn giúp cho người bệnh phục hồi tư thế đúng để đẩy lùi đau lưng và tránh thoát vị đĩa đệm.

Các quy trình bấm huyệt sẽ được thực hiện bởi những bác sĩ giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ sẽ tập trung vào một số huyệt đạo chính như:

  • Huyệt Đại trường du: Ở vị trí dưới gai sống thắt lưng thứ 4, tiết đoạn thần kinh L3, L4.
  • Huyệt Thận du: Vị trí nằm dưới gai sống thắt lưng thứ 2, tiết đoạn thần kinh L1, L2.
  • Huyệt Thiên khu: Nằm ở ngang rốn đo ra 2 thốn. Tiết đoạn thần kinh D10.
Vị trí thiên khu
Vị trí bấm huyệt Thiên Khu
  • Huyệt Túc tam lý: Cách mắt gối ngoài 2 thốn ở phía sau đầu gối.

Xem thêm: Vị trí các huyệt trong điều trị đau lưng và cách bấm huyệt hiệu quả

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt áp dụng với những người bị đau lưng mãn tính. Để thực hiện phương pháp này, cần tìm đến những người có kinh nghiệm và thực hiện kiên trì.

2.3. Bài thuốc chữa đau lưng

2.3.1. Ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng giúp khí huyết lưu thông, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Các cách dùng ngải cứu chữa đau lưng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể để áp dụng các cách chữa khác nhau:

Đau lưng do gai đốt sống:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu tươi, 1 bát giấm, 1 chiếc khăn sạch.
  • Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch để ráo nước và thái thành từng khúc nhỏ. Đem giã nát ngải cứu sau đó trộn đều với giấm. Lọc lấy phần nước đun sôi. Cho khăn thấm hỗn hợp và xoa dọc sống lưng khoảng 15 phút. Áp dụng liên tục trong 1 tháng.

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm: 

  • Chuẩn bị: 200g lá ngải cứu khô, 2 vỏ bưởi khô, 2l rượu trắng, 1kg vỏ chanh khô.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem sao vàng sau đó ngâm với rượu trắng. Sau 1 tháng bắt đầu uống mỗi ngày 1 ly nhỏ.

Đau thắt lưng: 

  • Chuẩn bị: 300g ngải cứu tươi, 3 thìa mật ong.
  • Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch để ráo nước sau đó giã nhuyễn. Thêm mật ong vào trộn đều và lọc lấy nước cốt. Chia nước làm 2 phần và uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 15 ngày.
Ngải cứu và mật ong điều trị đau lưng hiệu quả
Ngải cứu và mật ong điều trị đau lưng hiệu quả

Đau lưng cho bà bầu: 

  • Chuẩn bị: 300g ngải cứu tươi, muối hạt.
  • Cách thực hiện: Ngải cứu đem rang với muối hạt cho tới khi vàng. Dùng khăn mỏng quấn lại đắp lên vùng lưng bị đau. Ngày đắp 2-3 lần.

2.3.2. Bài thuốc từ lá lốt chữa đau lưng

Lá lốt có tính ấm với tác dụng giảm đau xương khớp, tăng lưu thông khí huyết. Để chữa đau lưng bằng lá lốt có các bài thuốc như:

Bài thuốc đắp:

  • Lấy 1 nắm lá lốt tươi giã nhỏ, cho lên bếp đun cùng 1 chút muối trắng. Dùng vải bọc hỗn hợp đắp lên vùng bị đau.
  • Dùng lá lốt, ngải cứu, cây chó đẻ rửa sạch sau đó giã nát, làm nóng. Lấy túi hoặc khăn sạch bọc hỗn hợp đắp lên vùng lưng đau.

Bài thuốc uống:

  • Lấy 1 nắm lá lốt tươi đem rửa sạch sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Dùng lá lốt, tầm gửi, tục đoạn sắc lấy nước uống.
  • Lá lốt, rễ bưởi, rễ cỏ xước, rễ cây vòi voi đem rửa sạch sao vàng. Sắc lấy nước uống trong ngày.

2.3.3. Cây xương rồng điều trị đau lưng

Cây xương rồng chữa đau lưng
Cây xương rồng: Phương thuốc điều trị đau lưng hiệu quả ít người biết

Trong xương rồng có chứa nhiều hợp chất với tác dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu thũng. Dùng xương rồng có thể chống viêm, giảm đau và làm tăng tuần hoàn máu. Một số bài thuốc chữa đau lưng dùng xương rồng như:

  • Xương rồng bỏ gai kết hợp với cúc tần, ngải cứu, dây tơ hồng đem sao nóng. Dùng vải bọc lại và đắp lên vùng lưng bị đau.
  • Dùng xương rồng tai thỏ cắt bỏ hết phần gai rửa sạch. Nướng xương rồng đến khi cháy xém và dùng khăn bọc lại để chườm lên lưng.
  • Xương rồng cắt bỏ gai thái lát. Giã nát xương rồng với chút muối và đem làm nóng. Sử dụng vải bọc lại cho hết nóng và chườm ở vùng lưng.

2.3.4. Bài thuốc ngâm rượu

Sự kết hợp của một số loại thảo dược với rượu mang lại tác dụng điều trị đau lưng rất tốt. Có thể kể đến như:

Rượu hạt gấc

  • Cách làm: Hạt gấc phơi khô đem nướng vàng sau đó bóc lấy phần vỏ bên ngoài. Phần nhân đem giã nhỏ. Cho rượu vào ngâm trong 2 tuần.
  • Sử dụng: Dùng rượu gấc thoa lên lưng để đấm bóp, massage.
Bài thuốc ngâm rượu gấc điều trị đau lưng
Bài thuốc ngâm rượu gấc điều trị đau lưng

Rượu ngâm tỏi: 

  • Cách làm: Dùng khoảng 50g tỏi khô hoàn toàn bóc vỏ ngâm với 100ml rượu trắng 45 độ. Để ở nơi tránh nắng và gió trong 10 ngày.
  • Sử dụng: Uống 2 chén nhỏ mỗi ngày vào sáng và tối.

Rượu gừng:

  • Cách làm: 50g gừng rửa sạch thái nhỏ. Đem ngâm với nửa lít rượu trắng. Để sau 10 ngày là dùng được.
  • Sử dụng: Dùng để uống trước bữa ăn ngày 2 lần hoặc dùng xoa bóp.

Rượu đinh lăng:

  • Cách làm: Rễ và thân cây đinh lăng đem băm nhỏ ngâm cùng với rượu. Để kín khoảng 1 tuần là sử dụng.
  • Sử dụng: Dùng rượu thoa lên lưng và massage mỗi ngày.

3. Điều trị đau lưng bằng Tây Y

3.1. Thuốc trị đau lưng

Các nhóm thuốc, loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau lưng là:

Nhóm thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau phổ biến được chia thành 3 nhóm cơ bản là:

  • Nhóm 1: Gồm các loại thuốc giảm đau loại biên được áp dụng cho các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Chúng gồm các loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc không opioid. Thông thường, sau 30 phút sử dụng là thuốc đã có tác dụng giảm đau.
  • Nhóm 2: Được sử dụng cho các cơn đau lưng với cường độ trung bình. Chúng bao gồm thuốc opioid yếu như codein hay tramadol.
  • Nhóm 3: Là các loại thuốc giảm đau mạnh dành cho các cơn đau nghiêm trọng.

Thuốc kháng viêm: Các loại thuốc nhóm NSAIDs được sử dụng phổ biến để chữa đau lưng. Chúng ức chế hoạt chất trung gian gây viêm nên có tác dụng giảm đau khu vực ngoại vi. Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen…là các thuốc hay được sử dụng.

Thuốc giãn cơ: Được sử dụng để giúp các cơ tránh hiện tượng co cứng và được thư giãn. Các loại thuốc chống co thắt thường được sử dụng như Soma, Norflex…

3.2. Miếng dán đau lưng

Hạn chế cơn đau bằng miếng dán lưng
Dùng miếng dán sau lưng là cách hạn chế cơn đau được nhiều người áp dụng.

Ưu điểm của cách điều trị này là:

  • Tác dụng nhanh. Ngay sau khi dùng miếng dán, bạn có thể nhận thấy cơn đau dần dần được cải thiện.
  • Dễ sử dụng, an toàn, không gây dị ứng.
  • Không gây ra tác dụng phụ cho các cơ quan khác như dạ dày hoặc gan, thận.

Nhược điểm của miếng dán đau lưng là:

  • Không mang lại tác dụng về lâu dài.
  • Việc dán thường xuyên lên da có thể gây bí da.

4. Điều trị đau lưng bằng đai kéo giãn cột sống

Chữa đau lưng bằng đai kéo giãn cột sống đang là phương pháp được nhiều người lựa chọn áp dụng. Phương pháp này giúp kéo giãn cột sống để giải tỏa áp lực cho cơ thể và các đĩa đệm. Các dây thần kinh bị chèn ép sẽ dần hồi phục. Dùng đai kéo giãn cột sống mang lại nhiều ưu điểm như:

  • Có thể tự điều trị tại nhà: Bệnh nhân không cần điều trị tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác mà hoàn toàn có thể tự làm tại nhà.
  • Không cần phẫu thuật. Đai kéo giãn cột sống sẽ giúp điều trị các đĩa đệm về vị trí ban đầu và hạn chế các trường hợp đau nhức do căng cơ, dây thần kinh chèn ép.
  • Giảm nguy cơ chấn thương: Với những người từng bị chấn thương lưng thì dùng đai kéo giãn cột sống sẽ giúp bảo vệ lưng luôn trong trạng thái an toàn.

Tuy nhiên, để sử dụng đai kéo giãn cột sống có hiệu quả thì người bệnh cần lựa chọn sản phẩm chất lượng.

đai kéo giãn Disk Dr
Đai kéo giãn cột sống Disk Dr được bộ Y tế cấp phép

Đai kéo giãn cột sống DiskDr. chính là lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân đau lưng. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc với công nghệ tiên tiến. Thiết kế của DiskDr. sử dụng các cột khí giúp kéo giãn cột sống và nâng đỡ nhẹ nhàng. DiskDr. là đai lưng được Bộ y tế cấp phép là thiết bị y tế loại A giúp điều trị bệnh và được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp khuyên dùng, vì thế bạn có thể yên tâm sử dụng.

5. Bài tập yoga trị đau lưng

Tư thế 1: Tư thế con bò

Tư thế này giúp cột sống lưng duy trì được độ cong tự nhiên. Thực hiện tư thế mỗi lần từ 10 – 15s và lặp lại 5-6 lần. Cách thực hiện:

  • Hai tay và hai đầu gối chạm thảm. 2 chân mở rộng, tay đặt song song và vuông góc với sàn.
  • Hít vào và đẩy phần mông lên cao, lưng võng xuống hết mực. Đầu ngẩng cao và nhìn lên trần nhà.
  • Duy trì tư thế trong vài giây sau đó từ từ thở ra để trở về tư thế ban đầu.
tư thế con bò
Luyện tập tư thế con bò thường xuyên giảm cơn đau

Tư thế 2: Tư thế cái bàn

Tư thế cái bàn có thể giúp kéo dài và điều chỉnh cột sống, giúp xương sống được thẳng hàng. Cách thực hiện:

  • Ngồi trên thảm, đầu gối cong và tay thả lỏng.
  • Đặt tay ra phía sau lưng trên thảm. Các ngón tay hướng về phía bàn chân.
  • Xoay vai từ từ và hít thở đều. Xương bả vai ép nhẹ vào nhau.
  • Từ từ nâng hông về phía trần nhà để cơ thể thẳng như cái bàn. Duy trì tư thế trong 5s sau đó thả ra. Lặp lại động tác.
Tư thế cái bàn
Tư thế cái bàn giúp điều chỉnh cột sống

Tư thế 3: Tư thế lạc đà

Tư thế này giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện hệ hô hấp cho người tập. Tư thế này cũng giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thần kinh và hệ nội tiết. Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng trên thảm. Hai tay thả lỏng.
  • Nghiêng mình qua bên trái và dùng tay trái để chạm vào lòng bàn chân phải. Làm tương tự với tay trái và bàn chân trái.
  • Dồn lực vào cánh tay và rướn người hết cỡ về phía trước để bắp đùi được vuông góc với sàn nhà. Mặt hướng lên trần nhà. Duy trì tư thế trong 10s.
Tư thế lạc đà
Tư thế lạc đà

6. Bài tập thể dục chữa đau lưng

Thực hiện các bài tập tác động đến vùng lưng đúng cách giúp giảm đáng kể tình trạng đau lưng. Các bài tập thể dục giúp bạn chữa đau lưng như:

Bài tập 1: Đẩy hông lên cao

  • Người tập nằm ở trên thảm tập, hai tay thả lỏng.
  • Co đầu gối lại và cho phần bụng với chân áp sát với phần mặt đùi ở phía sau. Tạo góc vuông với mặt đất.
  • Dùng tay làm điểm tựa để nâng người lên cao. Duy trì tư thế trong 5s.
  • Hít thở và để phần lưng từ từ tiếp xúc với mặt đất. Lặp lại tư thế.

Bài tập 2: Vặn mình

  • Nằm ngửa trên thảm tập. Để hai tay và hai chân song song.
  • Uốn cong đầu gối và để cho phần cẳng chân, đùi tạo góc 60 độ. Từ từ nghiêng chân về 1 bên trong khi phần thân trên vẫn giữ thẳng.
  • Duy trì tư thế trong 15s sau đó trở về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại tư thế ở phần khác.

Bài tập 3: Động tác co thắt vùng bụng

  • Nằm ngửa trên thảm tập. Bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất.
  • Hít thở và co cơ bụng lại. Duy trì trong 5s.
  • Tiếp tục thực hiện động tác trong 10 lần.

Bài tập 4: Bài tập chữa đau lưng với bóng

  • Nằm úp trên thảm tập. Đặt quả bóng to ở dưới cẳng chân.
  • Hai tay chống xuống thảm và từ từ nâng người lên để mông, gót chân nằm trên một đường thẳng.
  • Duy trì tư thế trong 10s trước khi trở về tư thế ban đầu.
Bài tập chữa đau lưng với bóng
Bài tập chữa đau lưng với bóng

7. Cách phòng tránh đau lưng

Bạn có thể tránh đau lưng hoặc ngăn ngừa sự tái phát của nó bằng cách cải thiện tình trạng thể chất. Để giữ cho lưng của bạn khỏe mạnh và mạnh mẽ, hãy lưu:

  • Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập phù hợp có thể tăng sức mạnh, sức chịu đựng ở lưng và cho phép cơ bắp của bạn hoạt động tốt hơn. Cần duy trì tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày. Bạn nên tập bơi, đi bộ hoặc đạp xe.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể: Bị thừa cân gây căng cơ lưng. Nếu bạn thừa cân, hãy thực hiện chế độ ăn và tập luyện để giảm béo. Cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể ở mức thích hợp.
  • Tư thế đứng: Đứng thẳng lưng, thả lỏng hai vai. Nếu bạn phải đứng quá lâu, hãy thay đổi trọng lượng cơ thể lên từng chân. Đứng ở tư thế đúng có thể giảm căng thẳng cho phần cơ lưng hiệu quả.
  • Tư thế ngồi: Ngồi trên ghế có độ cao thích hợp và đặt một chiếc gối sau lưng để nó duy trì đường cong bình thường. Nên cố gắng đứng dậy sau mỗi nửa giờ ngồi liên tục.
  • Tư thế nâng vật nặng: Khi phải nâng vật nặng, hãy giữ cho lưng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, nâng từ từ và đứng dậy thật chậm.
  • Thực hiện chế độ ăn, nghỉ khoa học: Người bị đau lưng cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu Canxi như sữa, trứng, cá, cua,… Chế độ ăn cần đa dạng dinh dưỡng, nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Cùng với đó là cần có thời gian nghỉ ngơi khoa học và hợp lý. Người bị đau lưng nên hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, đặc biệt là các công việc cần cúi hoặc nâng nhiều.

Các phương pháp điều trị đau lưng trên đây có thể giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng của mình nếu thực hiện kiên trì. Trường hợp đau lưng nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Rate this post

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.