Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng và những lưu ý quan trọng!

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng là một loại bệnh gặp phải do tình trạng đốt sống lưng bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng khác nhau và việc tìm ra cách điều trị bệnh phù hợp là vô cùng quan trọng để có thể đẩy lùi bệnh, ngăn bệnh trở nặng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. 

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng
Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Thoát vị đĩa đệm là vấn đề xảy ra với một trong các đệm đàn hồi (đĩa) giữa một số xương (đốt sống) xếp chồng lên nhau để tạo nên cột sống. Đĩa đệm cột sống có phần trung tâm mềm, giống như thạch (nhân nhầy) được bao quanh bởi phần ngoài cứng, dẻo. Thoát vị đĩa đệm, đôi khi được gọi là tình trạng trượt hoặc vỡ đĩa đệm, xảy ra khi một số nhân đĩa phình ra ngoài qua vết rách ở vòng xơ. 

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên đốt sống lưng, cột sống lưng nhưng phổ biến nhất là ở vùng lưng dưới. Tùy theo vị trí thoát vị đĩa đệm mà có thể gây đau, tê hoặc yếu tay hoặc chân. Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng sẽ tạo nên những cơn đau nghiêm trọng, dữ dội ở vùng lưng dưới. 

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên đốt sống lưng, cột sống lưng nhưng phổ biến nhất là ở vùng lưng dưới
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên đốt sống lưng, cột sống lưng nhưng phổ biến nhất là ở vùng lưng dưới

Đối với những người bệnh thoát vị đĩa đệm nhẹ thì hầu hết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đều không có triệu chứng. Ở những người có triệu chứng, các triệu chứng thường được cải thiện theo thời gian và triệu chứng này có thể thuyên giảm mà không cần phẫu thuật.

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Tất cả những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm không nhất thiết phải quy gộp vào một đối tượng cụ thể, nghĩa là một người bệnh sẽ có thể không có hết toàn bộ những triệu chứng này. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở mỗi người phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh. Theo điều tra y tế, triệu chứng phổ biến của người mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng gồm: 

Đau thắt lưng

Hầu hết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đều bị đau thắt lưng
Hầu hết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đều bị đau thắt lưng

Hầu hết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đều bị đau thắt lưng, một số có thể xuất hiện sau khi bị bong gân hoặc chấn thương rõ ràng, nhưng một số bệnh nhân không có yếu tố khởi phát rõ ràng. Phạm vi của chứng đau thắt lưng tương đối rộng, nhưng chủ yếu là ở vùng thắt lưng dưới và vùng thắt lưng cùng, với những cơn đau âm ỉ  lúc nặng lúc nhẹ. Ở giai đoạn cấp tính, có thể xuất hiện những cơn đau xé rách, khi nằm có thể đỡ đau nhưng càng nặng hơn khi ngồi lâu hoặc cúi xuống, cơn đau có thể hạn chế hoạt động của vùng thắt lưng.

Tê và đau chân

Các cơn tê ở chân thường xảy kèm theo các cơn đau hoặc tê xảy ra sau khi các cơn đau giảm bớt. Khi thời tiết thay đổi thất thường nhất là khi thời tiết đột ngột trở lạnh thì các cơn đau và tê có thể bùng phát dữ dội.

Các cơ tê liệt hoặc yếu: Thoát vị đĩa đệm sẽ chèn ép rễ thần kinh, trường hợp nặng có thể xảy ra liệt dây thần kinh, dẫn đến yếu cơ hoặc thậm chí bị liệt, biểu hiện là bàn chân cẳng chân rất khó để duỗi hoặc uốn. 

Cảm giác đi lại khó khăn

Các triệu chứng đau thắt lưng và đau chân trở nên trầm trọng hơn khi quãng đường đi bộ của người bệnh tăng lên. Sau một thời gian nghỉ ngơi, họ có thể đi lại  nhưng các triệu chứng tương tự lại xuất hiện sau khi đi bộ cùng một quãng đường.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm mà những người bệnh thoát vị đĩa đệm cần lưu ý để bệnh không diễn biến nặng. Ngoài ra đối với những người không mắc bệnh, nếu duy trì thói quen sinh hoạt không đúng cách hoặc đang có những yếu tố dưới đây thì nguyên nhân mắc thoát vị đĩa đệm rất cao.

Thừa cân: Cân nặng không kiểm soát, thừa cân là yếu tố hàng đầu gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi trọng lượng cơ thể ở mức quá tải, cột sống phải chịu áp lực lớn từ phía thân trên gây nên tình trạng các đốt sống bị chèn ép, các đĩa đệm bị chèn gây nên những cơn đau. 

  • Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu, di truyền cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm. Nghiên cứu chỉ ra những người có quan hệ huyết thống mắc thoát vị đĩa đệm đời trước có khả năng ảnh hưởng đến đời sau, những người đời sau có khả năng và tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn hẳn người bình thường. 
  • Sử dụng các chất kích thích: Sử dụng những chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng cần hạn chế tuyệt đối việc sử dụng các chất kích thích. 
Sử dụng những chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm
Sử dụng những chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh nghề nghiệp: Những người làm việc văn phòng với thời gian ngồi lâu cũng làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm và nguy cơ mắc cao hơn nếu bạn ngồi sai tư thế. Ngoài ra những nghề nghiệp như: tài xế, công việc bốc vác, công nhân, thợ xây công trình,… là những đối tượng có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao. 
  • Ít vận động: Cuộc sống hiện đại có nhiều tiện nghi, tiện ích nhưng cũng chính vì thế con người trở nên phụ thuộc và ít vận động dần đi. Việc ít hoặc lười vận động cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm. 

Một số lưu ý giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Sau đây DiskDr gửi đến bạn đọc một số lưu ý giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng:

Duy trì tư thế ngồi đúng chuẩn

Duy trì tư thế ngồi tốt: Đối với những người thường xuyên ngồi văn phòng, việc hình thành thói quen tốt là đứng dậy nghỉ ngơi và giữ tư thế ngồi đúng là điều rất cần thiết. Đặc biệt sau khi ngồi lâu, bạn nên đứng dậy đúng giờ để thư giãn, giãn cơ để giảm bớt cảm giác khó chịu ở lưng.

Tư thế ngồi đúng như sau: Người ngả về phía sau, có tựa vào cổ; hai tay buông thõng tự nhiên và đặt trên thành đỡ ghế; hai tay song song với bàn phím; đầu gối cao hơn mặt ghế một chút, giữ cho máu lưu thông thuận lợi, màn hình hơi thấp hơn tầm mắt.

Giữ đúng tư thế thắt lưng

Đứng thẳng lưng và duy trì độ cong tự nhiên của cột sống. Khi ngồi xổm, hãy uốn cong đầu gối của bạn càng nhiều càng tốt và giảm độ cong ở thắt lưng. Khi nâng đồ vật, hãy giữ đồ vật sát người và không bao giờ nâng chúng cao hơn ngực. Đối với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ở mức độ nhẹ, cần thực hiện các biện pháp điều trị sớm để giảm thiểu cử động cúi người, giữ tư thế thẳng, đi lại với tư thế ngực và đầu ngẩng cao để duy trì trạng thái bình thường của cơ thể.

Chú ý nghỉ ngơi điều độ 

Chú ý nghỉ ngơi điều độ 
Chú ý nghỉ ngơi điều độ

Giảm bớt các hoạt động và nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định có thể giúp con người thư giãn về thể chất và tâm lý, đồng thời loại bỏ hoặc giảm bớt mệt mỏi. Sau khi ngồi khoảng hai mươi phút, bạn nên đứng dậy và di chuyển xung quanh. Khi đứng lâu thỉnh thoảng bạn hãy nhấc một chân lên và thỉnh thoảng đổi chân. Khi một người nằm, áp lực lên cột sống thắt lưng là rất nhỏ, nhưng cần lưu ý rằng nệm phải mềm hoặc có độ cứng vừa phải, quá cứng hoặc quá mềm sẽ làm tổn thương cột sống thắt lưng.

Tập luyện phù hợp

Để đảm bảo sức khỏe của cột sống thắt lưng, việc tăng cường khả năng chịu lực và độ dẻo dai của thắt lưng là điều quan trọng. Vì vậy, cần thực hiện một số bài tập nhắm vào chức năng eo, chẳng hạn như bài tập cột sống thắt lưng: đưa hai tay ra sau lưng và uốn cong eo về phía trước hoặc phía sau.

Chú ý giữ ấm cơ thể

Người bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng cần chú ý giữ ấm, lạnh, nhất là vào mùa thu đông, tránh gió lạnh, ẩm ướt kích thích vùng thắt lưng. Người bệnh nên thường xuyên tập vật lý trị liệu và giữ ấm thắt lưng bằng cách chườm nóng và tắm nước nóng.

Đối với những bệnh nhân tình trạng trở nên nặng hơn và điều trị vật lý trị liệu lâu dài không có hiệu quả thì nên đến bệnh viện thông thường để điều trị bằng phẫu thuật, hiện nay công nghệ phẫu thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng rất hiệu quả, là giải pháp tốt nhất để chữa bệnh ở giai đoạn nặng.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không? Lời khuyên cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Có 2 phương pháp điều trị bệnh chính là điều trị không cần phẫu thuật và điều trị bằng cách phẫu thuật.

Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng không phẫu thuật

Đa số tình trạng thoát vị đĩa đệm được chữa trị mà không cần phẫu thuật. Với những trường hợp thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ và vừa, bác sĩ sẽ không khuyến khích bệnh nhân lựa chọn cách phẫu thuật mà khuyến khích điều trị bằng những cách sau:

Sử dụng thuốc 

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu bạn bị đau nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) hoặc naproxen natri (Aleve).
  • Thuốc hướng thần kinh: Những loại thuốc này ảnh hưởng đến các xung thần kinh do đó giúp làm giảm đau. Những loại thuốc này bao gồm gabapentin (Gralise, Horizant, Neurontin), pregabalin (Lyrica), duloxetine (Cymbalta, Drizalma Sprinkle) hoặc venlafaxine (Effexor XR).
  • Thuốc giãn cơ: Bác sĩ có thể kê toa những loại thuốc này nếu bạn bị co thắt cơ. An thần và chóng mặt là những tác dụng phụ thường gặp.
  • Tiêm cortisone: Nếu thuốc uống không làm giảm cơn đau, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiêm corticosteroid vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống. 

Các liệu pháp trị liệu

Các bài tập vật lý sẽ hỗ trợ giảm bớt những cơn đau nhức do triệu chứng của bệnh gây ra. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện những bài tập hỗ trợ để bệnh nhân có thể tự lập luyện kết hợp với điều trị tại nhà. 

Sử dụng đai kéo giãn cột sống

Sử dụng đai kéo giãn cột sống
Sử dụng đai kéo giãn cột sống

Đai kéo giãn cột sống là sản phẩm y tế tuyệt vời để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Đai kéo giãn cột sống giúp người bệnh điều trị bệnh mà không cần tốn nhiều thời gian để tập luyện. Đặc biệt đây là sản phẩm được các chuyên gia y tế khuyên dùng nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. 

Một trong những sản phẩm đai kéo giãn cột sống DiskDr là sản phẩm y khoa điều trị thoát vị đĩa đệm hàng đầu được người bệnh đánh giá cao về hiệu quả sau khi dùng sản phẩm. Sản phẩm đến từ thương hiệu DiskDr – Thương hiệu có hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển và đạt giấy chứng nhận tiêu chuẩn Hàn Quốc. 

Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng bằng phẫu thuật

Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng bằng phẫu thuật
Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng bằng phẫu thuật

Rất ít bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Nếu các triệu chứng của bệnh nhân không cải thiện sau sáu tuần điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, đặc biệt nếu bệnh  nhân vẫn còn các triệu chứng sau:

  • Khó kiểm soát cơn đau
  • Tê hoặc yếu chân
  • Khó đứng hoặc đi lại
  • Không có khả năng kiểm soát nhu động bàng quang hoặc ruột

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật chỉ có thể loại bỏ phần thoát vị của đĩa đệm, hiếm khi toàn bộ đĩa phải được gỡ bỏ. Trong những trường hợp như vậy, đốt sống có thể cần được nối với mảnh ghép xương.Trong một số trường hợp bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị bệnh nhân cấy ghép đĩa đệm nhân tạo.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm?

Những thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng như: nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị đã được DiskDr tổng hợp gửi đến bạn đọc. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ những bệnh nhân đang điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. 

Rate this post

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.