Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả: Tây Y và Đông Y
Dùng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp chữa bệnh được sử dụng nhiều trong điều trị nội khoa. Với dược tính mạnh mẽ các loại thuốc sẽ nhanh chóng đẩy lùi cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra, giảm triệu chứng sưng viêm, đồng thời cải thiện chức năng vận động cho cột sống. Cùng tham khảo những loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay nhé.
1. Top 5 nhóm thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến
Hiện nay, thuốc chữa thoát vị đĩa đệm có rất nhiều loại khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc dưới đây.
1.1. Nhóm thuốc giảm đau
Nhóm thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm chủ yếu được dùng hiện nay là Aspirin, Paracetamol, và một số NSAID. Đây đều là những thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến và không chứa chất gây nghiện.
Công dụng: Giảm đau nhanh chóng, tức thì. Từ đó, các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cũng giảm xuống và bệnh nhân phục hồi bệnh tốt hơn.
Thành phần: Đa số các thuốc giảm đau hiện nay đều được bào chế từ hoạt chất Paracetamol.
Chỉ định: Dùng cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhẹ.
Liều dùng:
Bậc 1: Paracetamol 500 mg/ngày uống 4 đến 6 lần, không quá 4g/ngày. Thuốc có thể gây hại cho gan
Bậc 2: Paracetamol kết hợp với codein hoặc kết hợp với tramadol:
- Ultracet: liều 2-4 viên/24giờ, tuy nhiên uống thuốc này thường gây chóng mặt, buồn nôn.
- Efferalgan-codein: liều 2-4 viên/24giờ.
Bậc 3: Opiat và dẫn xuất của opiat.
Nguồn gốc xuất xứ: Paracetamol là thuốc giảm đau nằm trong danh mục của WHO nên rất nhiều nước sản xuất được loại thuốc này trong đó có Việt Nam.
Lưu ý: Nhóm thuốc giảm đau thường gây tác dụng phụ cho gan, thận, dạ dày… Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra.
1.2. Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc chống viêm không steroid được chia làm rất nhiều loại khác nhau. Trong đó Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib… là các loại thuốc thường được chỉ để điều trị thoát vị đĩa đệm.
Công dụng: Chống viêm, giảm đau ngoại vi, không gây nghiện.
Thành phần: Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib, Etoricoxib
Chỉ định: Dùng cho những bệnh nhân bị đau thoát vị đĩa đệm nhiều, đau kèm theo triệu chứng viêm sưng ở vị trí đĩa đệm thoát vị.
Liều dùng:
Tên thuốc | Liều dùng |
Diclofenac viên 25mg, 50mg, 75mg |
|
Meloxicam viên 7,5 mg |
|
Piroxicam viên hay ống 20 mg |
|
Celecoxib viên 200mg |
|
Etoricoxib (viên 60mg, 90mg, 120mg) |
|
Thuốc chống viêm bôi ngoài da: diclofenac gel, profenid gel… | Xoa 2-3 lần/ngày ở vị trí đau. |
Lưu ý: Chỉ chọn một trong các loại thuốc trên để điều trị bệnh. Tuyệt đối không phối hợp thuốc vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
1.3. Thuốc nhóm thần kinh
Các thuốc thần kinh dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm chủ yếu là các vitamin nhóm B như B1, B6, B12.
Công dụng: Bổ thần kinh, bổ máu, tăng cường chuyển hóa năng lượng, lưu thông khí huyết, giúp hệ vận động linh hoạt nhanh nhẹn hơn.
Thành phần: vitamin B1, B6, B12…
Chỉ định: Dùng cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh.
Liều dùng:
-
- Vitamin B1: 1,5mg/ngày
- Vitamin B6: 2mg/ngày
- Vitamin B12: 100 – 500mcg/ngày
Lưu ý: Mặc dù các loại vitamin nhóm B rất tốt nhưng nếu quá lạm dụng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như: khó thở, nổi mề đay, giảm trí nhớ, buồn nôn…
1.4. Thuốc tiêm ngoài màng cứng
Tiêm ngoài màng cứng hay tiêm corticoid là việc đưa thuốc vào không gian xung quanh tủy sống để làm giảm đau và kháng viêm tạm thời do thoát vị đĩa đệm gây nên.
Công dụng: Giảm đau và sưng viêm ở bên trong hoặc xung quanh rễ thần kinh cột sống hoặc các dây thần kinh bị khối thoát vị chèn ép gây tổn thương.
Thành phần: Corticoid
Chỉ định: Dùng cho trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, khối thoát vị gây tổn thương nghiêm trọng cho dây thần kinh xung quanh cột sống.
Liều dùng: 3 mũi tiêm/ đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 7 ngày để thuốc đạt tác dụng tốt nhất.
Lưu ý:
- Sau tiêm bệnh nhân sẽ bị đau tại chỗ và tê bì thắt lưng từ 1 – 2 ngày.
- Nếu thấy các biểu hiện bất thường như chảy máu tại chỗ tiêm, mạch đập nhanh, tụt huyết áp, chân tay lạnh…bệnh nhân nên báo ngay với bác sĩ để có phương án chẩn đoán lại và điều trị kịp thời.
- Việc tiêm ngoài màng cứng rất dễ làm cho tủy sống bị tổn thương, do đó việc tiêm phải được tiến hành bởi các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và phải diễn ra trong môi trường vô khuẩn hoàn toàn.
1.5. Thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
Thực phẩm chức năng chữa thoát vị đĩa đệm được đánh giá là có khả năng cải thiện bệnh nhanh chóng, an toàn, không tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng có tác dụng giống như quảng cáo. Nhiều sản phẩm còn bị làm giả, nhái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Chính vì vậy, bệnh nhân nên nên thận trọng và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đặt mua.
Dưới đây là một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm tốt mà bệnh nhân có thể tham khảo.
1.5.1. Viên uống Glucosamine King Joint F1
Công dụng:
- Bổ sung glucosamine và các thảo dược thiên nhiên, giúp làm chậm quá trình lão hóa của sụn khớp.
- Tăng cường tái tạo sụn khớp, tăng chất nhờn cho khớp, từ đó giúp giảm đau nhức và hạn chế tổn thương cho đĩa đệm.
Thành phần: Glucosamine 1500mg, chiết xuất sụn vây cá mập, collagen thủy phân lên men, chiết xuất mầm đậu nành, vitamin B1, B6, D, K , acid folic..
Chỉ định: Dùng cho những người đang bị thoái hóa xương khớp, sưng viêm khớp, thoát vị đĩa đệm.
Liều dùng: Ngày uống 4 viên, chia làm 2 lần, uống sau ăn.
Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam
1.5.1 Thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm Davinci
Công dụng:
- Cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm.
- Giảm đau nhức xương khớp, cột sống thắt lưng.
- Cân bằng cấu trúc cột sống.
- Phòng ngừa tình trạng sưng viêm.
Thành phần: Chondroitin sulfate, pepsin, sụn khí quản bò rừng cùng các loại vitamin và khoáng chất khác.
Chỉ định: Dùng cho những người bị thoát vị đĩa đệm, nhất là những người trẻ. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao như dân văn phòng, lái xe, công nhân bốc vác…cũng có thể dùng thuốc để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.
Liều dùng:
- Uống tăng cường (cho người bị nặng): 2 viên/lần, ngày uống 2 – 3 lần.
- Uống liều trung bình: 2 viên/lần, ngày uống 1 – 2 lần.
- Uống duy trì: 2 viên/lần trong ngày
Nguồn gốc xuất xứ: Mỹ
Lưu ý:
- Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Sản phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
2. Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Muốn đạt hiệu quả trị bệnh tối ưu, khi sử dụng thuốc bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Uống thuốc đúng loại và đúng liều lượng đã quy định.
- Không tự ý tăng thêm liều lượng thuốc vì có thể dẫn tới nhờn thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ.
- Đối với các loại thuốc trị thoát vị đĩa đệm ở dạng tiêm, việc tiêm cần phải được tiến hành ở các cơ sở y tế uy tín, trong môi trường vô khuẩn và phải do các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực hiện.
- Theo dõi tình trạng của cơ thể sau khi sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ nếu thấy các biểu hiện bất thường.
- Không dùng lẫn lộn các loại thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Các loại thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng của bệnh, không có tác dụng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Vì vậy, bệnh nhân nên cảnh giác trước những sản phẩm được quảng cáo thổi phồng về khả năng chữa bệnh của thuốc.
- Song song với việc dùng thuốc, bệnh nhân nên duy trì chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý sẽ giúp cho bệnh tình mau chóng hồi phục hơn.
- Thường xuyên tái khám định kỳ để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
3. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm
Các loại thuốc tây y có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu dùng lâu sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Với lý do đó, người bệnh thường tìm tới các phương pháp mang lại hiệu quả lâu dài như vật lý trị liệu hay kéo giãn cột sống.
Tuy nhiên nếu trong trường hợp bị nhẹ hoặc mới xuất hiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm, các bạn có thể áp dụng các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm được lưu truyền trong dân gian cũng là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân.
3.1. 4 bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm
3.1.1. Bài thuốc từ lá lốt
Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà:
Công dụng:
- Trong Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm nên thường được dùng để làm thuốc chữa các bệnh liên quan đến xương khớp như thấp khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm.
- Các hoạt chất trong lá lốt sẽ giúp chống viêm, giảm các triệu chứng đau do thoát vị một cách nhanh chóng.
Nguyên liệu: 300ml sữa bò tiệt trùng, 100g lá lốt.
Cách làm:
- Lá lốt đem rửa sạch với nước muối pha loãng.
- Sau đó vớt ra rổ để cho ráo nước rồi cắt nhỏ, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
- Hòa nước cốt lá lốt với sữa bò tươi, cho vào nồi đun nóng.
- Khi sữa sôi, đổ ra cốc, chia làm hai phần bằng nhau.
Cách dùng:
- Uống sữa bò tươi và lá lốt vào bữa phụ buổi sáng và chiều.
- Có thể để sữa ở ngăn mát để bảo quản và hâm nóng lại trước khi uống.
- Uống liên tục sau một tuần, các cơn đau thoát vị sẽ thuyên giảm.
Lưu ý:
- Bài thuốc này chỉ thực sự hiệu quả với những người bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ, không có tác dụng nhiều với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng.
- Cần kết hợp thêm nhiều phương pháp điều trị khác như uống thuốc tây, vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý thì bệnh mới nhanh chóng hồi phục.
- Những bệnh nhân bị đau dạ dày, táo bón, nóng trong, không nên ăn hoặc uống nước lá lốt.
3.1.2. Bài thuốc từ cây cỏ xước
Công dụng: Trong đông y, cỏ xước có vị chua hơi đắng, tính mát nên có tác dụng rất lớn trong việc làm giãn mạch máu và chống viêm…Chính vì vậy, dân gian thường dùng cỏ xước để chữa các bệnh liên quan đến xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm.
Nguyên liệu: 40g cỏ xước, 30g hy thiên, 20g cỏ mực, 20g thổ phục linh,12g ké đầu ngựa, 12g ngải cứu.
Cách làm:
- Các nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào ấm đun sôi với 2 lít nước.
- Đến khi nước cạn còn 2 bát con thì tắt bếp.
- Đổ ra bát để nguội và uống ngay trong ngày.
Cách dùng: Uống liên tục trong nhiều ngày để thấy hiệu quả.
Lưu ý:
- Bài thuốc chỉ có tác dụng với các trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ. Trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng hiệu quả không đáng kể.
- Bệnh nhân phải kiên trì uống trong thời gian dài mới thấy các triệu chứng của thoát vị thuyên giảm.
3.1.3. Bài thuốc từ bí đỏ
Bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm từ bí đỏ có nhiều tác dụng rất tốt trong việc giảm đau và cải thiện tình trạng của đĩa đệm.
Công dụng:
- Trong bí đỏ có chứa nhiều vitamin A, B, E có tác dụng tăng cường sức khỏe cho cơ thể, phục hồi thể trạng cho người bệnh và hạn chế quá trình lão hóa của xương khớp.
- Vitamin C trong bí đỏ giúp làm giảm các cơn đau do thoát vị chèn ép dây thần kinh.
- Hai loại vitamin quý hiếm K và T giúp tổng hợp protein cho mô và xương, kích thích sụn xương phát triển.
Nguyên liệu: 15g hương nhu, 60g vỏ bí đỏ, 30g đường đỏ.
Cách làm:
- Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm, sắc cùng với 3 chén nước
- Đến khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp, chắt thuốc ra bát con để nguội.
Cách dùng: Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối.
Lưu ý: Uống liên tục trong nhiều ngày để thấy hiệu quả trị bệnh của thuốc.
3.1.4. Bài thuốc từ rễ đinh lăng
Công dụng: Đinh lăng là loại cây nhỏ có mùi thơm đặc trưng. Toàn bộ cây từ rễ, thân, lá đều có thể sử dụng để làm thuốc. Đặc biệt dùng rễ đinh lăng sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu xoa bóp có thể giúp giảm đau nhức cho người bị thoát vị đĩa đệm.
Nguyên liệu: 30g rễ đinh lăng.
Cách làm: Rễ đinh lăng sắc lấy nước uống.
Cách dùng:
- Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén.
- Uống liên tục trong vòng 15 – 20 ngày, người bệnh sẽ thấy hiệu quả trị bệnh mà rễ cây đinh lăng mang lại.
Lưu ý:
- Trong đinh lăng có chứa nhiều chất saponin nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Do đó, trong quá trình sử dụng đinh lăng làm thuốc chỉ nên sử dụng đúng liều lượng đã quy định.
- Để có hiệu quả giảm đau thoát vị đĩa đệm tốt, bệnh nhân nên lựa chọn rễ cây đinh lăng từ 3 – 5 tuổi trở lên.
3.2. 4 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
3.2.1 Bài thuốc từ cây xương rồng
Cây xương rồng có nhiều tác dụng và được sử dụng nhiều trong Đông y điều trị các bệnh lý về xương khớp
Công dụng: Các thành phần trong xương rồng rất có lợi trong việc điều trị bệnh lý liên quan đến xương khớp. Với thoát vị đĩa đệm, xương rồng giúp giảm đau tiêu viêm và phòng chống co thắt.
Nguyên liệu: 2 – 3 lá xương rồng bẹ.
Cách thực hiện:
- Xương rồng loại bỏ gai, rửa sạch với nước muối.
- Đập dập lá xương rồng rồi trộn với muối hột sau đó cho lên chảo sao nóng.
- Đổ hỗn hợp lá xương rồng và muối đã sao ra một tấm vải để cho nguội bớt.
- Bọc tấm vải lại và chườm trực tiếp lên các đốt sống bị thoát vị.
Cách dùng: Kiên trì đắp xương rồng liên tục trong khoảng 15 ngày để thấy hiệu quả giảm đau.
Lưu ý:
- Trong tự nhiên có rất nhiều loại xương rồng, tuy nhiên không phải loại nào cũng có công dụng trị bệnh.
- Hiện nay, Đông y chỉ sử dụng ba loại xương rồng phổ biến để làm thuốc chữa thoát vị đĩa đệm là: xương rồng 3 cạnh, xương rồng bẹ và xương rồng tai thỏ.
- Nhựa xương rồng hơi độc có thể gây bỏng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng không nên để nhựa xương rồng tiếp xúc trực tiếp với da hoặc dính vào mắt.
3.2.2. Bài thuốc từ cây đu đủ
Với nguyên liệu dễ kiếm, hạt đu đủ là bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm đem lại hiệu quả không ngờ
Công dụng: Trong hạt có chứa nhiều hoạt chất papain có tác dụng làm mềm và giãn cơ, từ đó làm giảm các cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Nguyên liệu: 1 quả đu đủ vừa chín tới.
Cách thực hiện:
- Đu đủ bổ đôi lấy phần hạt ở bên trong.
- Cho hạt vào trong rổ rồi dùng tay xát nhẹ để tách hết lớp màng bên ngoài của hạt ra.
- Bỏ hạt đu đủ đã tách màng vào cối giã nát rồi bọc trong một miếng vải.
Cách dùng:
- Đắp hạt đu đủ lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm trong khoảng 15 phút để làm giảm đau nhức.
- Nghỉ 15 phút rồi tiến hành đắp lại thêm một lần nữa.
- Áp dụng đều đặn hàng ngày trong vòng 1 tháng để cải thiện tình trạng của bệnh.
Lưu ý:
- Hiệu quả nhanh chậm của bài thuốc còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.
- Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bệnh nhân nên hạn chế ngồi nhiều đứng lâu và vận động quá sức.
- Thường xuyên, tập luyện thể dục thể thao và duy trì chế độ ăn uống điều độ để cải thiện chức năng của hệ xương khớp.
3.2.3.Bài thuốc từ ngải cứu
Ngải cứu là vị thuốc dân gian có nhiều tác dụng rất tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Công dụng:
- Ngải cứu là vị thuốc dân gian có tác dụng trong việc chống viêm, giảm đau.
- Do đó người ta tận dụng các dưỡng chất trong ngải cứu để chữa các bệnh như nhức đầu, đau bụng, đau nhức xương khớp và thoát vị đĩa đệm.
Nguyên liệu: 300g lá ngải cứu tươi, 200ml giấm gạo.
Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch, đem giã nát rồi trộn đều với giấm gạo.
- Đun nóng hỗn hợp ngải cứu và giấm đến khi hỗn hợp đặc lại thì đổ ra một miếng vải nhỏ.
- Để cho nguội bớt rồi bọc lại.
Cách dùng:
- Đắp hỗn hợp ngải cứu và giấm lên vị trí bị đau khoảng 10 phút sau đó làm nóng lại thuốc và đắp tiếp thêm một lần nữa.
- Kiên trì dùng thuốc liên tục trong 1 – 2 tháng, các cơn đau sẽ dần dần biến mất.
- Nên đắp thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Một tuần chỉ nên đắp ngải cứu khoảng 2-3 lần không nên dùng quá vì các hoạt chất thujone có trong cây ngải cứu sẽ gây nên tác dụng phụ nếu như sử dụng quá nhiều.
3.2.4. Bài thuốc từ cây chìa vôi
Công dụng: Theo đông y, chìa vôi là loại thuốc có rất nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh về xương khớp như phong thấp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Loại cây này mọc rất nhiều trong tự nhiên do đó rất dễ dàng để tìm kiếm.
Nguyên liệu: 1 nắm lá chìa vôi tươi, 1 nắm muối hạt
Cách thực hiện:
- Lá chìa vôi đem rửa sạch, giã hoặc vò hơi nát.
- Trộn lá chìa vôi với muối hạt sau đó cho vào chảo sao nóng.
- Khi lá chìa vôi đã nóng đổ ra một tấm vải nhỏ để cho nguội bớt rồi đắp lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm.
Cách dùng: Đắp từ 3 – 4 lần/ngày, thực hiện liên tục trong nhiều ngày để thấy hiệu quả trị bệnh.
Lưu ý: Để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, bệnh nhân nên kết hợp giữa đắp với uống thuốc được sắc từ lá chìa vôi.
Trên đây là các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất hiện nay. Để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao nhất bệnh nhân tuân thủ đúng liệu trình điều trị. Song song với đó cũng nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý, ăn đủ uống đủ chất kết hợp với tập luyện thể dục thể thao đều đặn thường xuyên.
Nếu các bạn bị nặng hoặc chữa nhiều phương pháp không hiệu quả, muốn điều trị an toàn thì có thể tham khảo đai lưng chữa thoát vị đĩa đệm DiskDr. Hàn Quốc. Đây là sản phẩm được rất nhiều khách hàng Việt Nam và quốc tế sử dụng hiệu quả.
Đai thay thế cho việc kéo giãn cột sống tại các bệnh viện hay phòng vật lý trị liệu, giúp ổn định lại đường cong sinh lý cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm và phục hồi đĩa đệm một cách bền vững.
Hơn 9 năm ở Việt Nam, đai đã giúp cho hàng chục ngàn khách hàng trên khắp cả nước thoát khỏi những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Bạn có thể điều trị ngay tại nhà, tại cơ quan, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.
Các bạn có thể tới dùng thử tại:
- 96 Nguyễn Lương Bằng – Phường Nam Đồng – Đống Đa – Hà Nội
- 436 Hai Bà Trưng – Phường Tân Định – Quận 1 – Hồ Chí Minh
- Và hơn 60 đại lý trên toàn quốc.
Hotline tư vấn miễn phí: 0969685333
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop