Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Hiện nay bệnh thoát vị đĩa đệm vô cùng phổ biến trong xã hội hiện nay không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Căn bệnh thoát vị đĩa đệm này tuy rằng không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh tuy nhiên chúng đem lại cảm giác đau đớn gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đến cuộc sống thường nhật của người bệnh.

Hãy cùng với DiskDr tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh qua bài viết dưới đây nhé.

Thoát vị đĩa đệm là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống với cấu tạo gồm hai phần là bao xơ và nhân nhầy bên trong thực hiện nhiệm vụ co giãn, giúp các đốt xương sống hoạt động trơn tru mà không bị ma sát với nhau. 

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách do chấn thương, tai nạn hay thoái hóa… dẫn đến các nhân nhầy phía bên trong thoát ra ngoài, chèn ép ảnh hưởng đến dây thần kinh và tủy sống ở khu vực gần đó gây nên những cơ đau đớn, khó chịu.

Các bất thường về đĩa đệm có liên quan đến một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống ở trên cột sống của người bệnh. 

Hai dạng thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất của tình trạng này là thoát vị đĩa đệm thắt lưng và thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ.

>>> Đọc thêm: Thoát vị đĩa đệm có thực sự nguy hiểm không? 

Các giai đoạn chính của bệnh thoát vị đĩa đệm

Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Giai đoạn này, đĩa đệm có dấu bị biến dạng do nhân nhầy biến dạng, bắt đầu xuất hiện một số vết đứt, rách nhỏ khiến người bệnh có cảm giác hơi đau nhẹ ở vùng thắt lưng.

Giai đoạn 2: Sau đó nhân nhầy sẽ nhô ra về phía vòng sợi bị suy yếu, đĩa đệm bắt đầu bị phồng ra. Biểu hiện là đau thắt lưng cục bộ, thỉnh thoảng sẽ có triệu chứng kích thích vào  rễ thần kinh.

Giai đoạn thoát vị đĩa đệm
Các giai đoạn chính của bệnh thoát vị đĩa đệm

Giai đoạn 3: Nhân nhầy lồi về phía vòng sợi bị suy yếu, các lớp của vòng sợi sẽ đứt rách hoàn toàn, nhân nhầy cùng với mô đĩa đệm thoát ra khỏi khoang gian đốt sống, bệnh đã tiến triển rất là năng. Xuất hiện các triệu chứng chèn ép rễ thần kinh, làm cho người bệnh đau đớn, hạn chế vận động cho người bệnh.

Giai đoạn 4: Nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi hoàn toàn bị phá vỡ, rạn rách nặng ra nhiều phía. Chiều cao của khoang đĩa đệm đốt sống giảm đáng kể dẫn đến hẹp ống sống thứ phát và gây hư hỏng khớp đốt sống. Giai đoạn này là nguy hiểm nhất. 

Triệu chứng thường thấy nhất là đau thắt lưng mãn tính, tái phát, có thể có hội chứng ép rễ thần kinh nặng do chèn ép trong lỗ tiếp hợp, gây teo cơ, thậm chí có thể gây tàn phế ở người bệnh.

Những nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Liên quan đến tuổi tác: Càng cao tuổi, hệ thống xương khớp, đặc biệt là đĩa đệm hoạt động càng kém hiệu quả, dễ bị tổn thương hơn.
  • Do đặc thù công việc: Quá trình làm việc lâu với một tư thế không thoải mái làm việc nặng, hoặc làm các công việc nặng nhọc sẽ làm cho cột sống nhanh bị thoái hóa, gây áp lực, ảnh hưởng cực kỳ xấu đến chức năng của đĩa đệm.
Nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm
Những nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Do chấn thương: Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã cao cũng tác có tác động động mạnh đến xương khớp và đĩa đệm. Chính vì thế, khi gặp những chấn thương liên quan đến xương khớp, bạn không nên quá chủ quan mà cần đi thăm khám, chụp chiếu ngay lập tức để phát hiện những tổn thương mà mắt thường khó có thể nhìn thấy.
  • Béo phì: Vấn đề thừa cân cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, gây cực kỳ nhiều áp lực đến cột sống
  • Những thói quen xấu như nhìn xuống để xem điện thoại, kẹp điện thoại vào vai nói chuyện để làm việc khác trong nhiều giờ cũng ảnh hưởng đến đĩa đệm cổ. 
  • Yếu tố di truyền: Người trong gia đình có thành viên bị thoát vị đĩa đệm cũng có nguy cơ bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao hơn những người bình thường.

Tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh thoát vị đĩa đệm này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị và cải thiện tình trạng đau nhức và khó chịu. 

>>> Đọc thêm: Cùng tìm hiểu về căn bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng và phương pháp điều trị mang lại hiệu quả

Những cách phòng, tránh bệnh thoát vị đĩa đệm

Dù có nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh thoát vị đĩa đệm bằng những cách

Đối với những người cao tuổi: Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để tăng độ chắc khỏe của xương khớp.

Hạn chế mang vác đồ vật nặng, mang vật nặng phải đúng tư thế, để tránh gây áp lực lên cột sống gây tổn thương cho đĩa đệm.

Những cách phòng, tránh bệnh thoát vị đĩa đệm
Những cách phòng, tránh bệnh thoát vị đĩa đệm

Xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các thực phẩm giàu canxi, các loại rau, củ xanh.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích, các đồ uống có cồn vì đây cũng là những yếu tố gia tăng cao nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

Trong khi làm việc hãy giữ cho cột sống thẳng, giữ khoảng cách phù hợp với máy tính và không quá cúi cổ. Cứ sau mỗi 45 phút làm việc, bạn hãy đứng dậy đi lại tại chỗ khoảng 5 phút để cột sống và đĩa đệm không bị mỏi.

Cần tập luyện các động tác, các môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe. Tuy nhiên, cần có chế độ tập luyện khoa học và điều độ.

Giữ ấm vùng cổ, vai, lưng khi thời tiết lạnh, khi đi xe máy và đi ngủ.

Hãy dành thời gian đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời. 

>>> Đọc thêm: Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả

Lời kết

Với thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm mà DiskDr đã cung cấp trong bài viết ở trên. DiskDr hi vọng bạn đã có thêm những kiến thức, giúp bạn phòng, tránh bệnh thoát vị đĩa đệm.

Bạn có thể liên hệ ngay với DiskDr để tham khảo và giải đáp các thắc mắc theo thông tin tại website https://www.diskdr.vn/. DiskDr luôn nỗ lực cải thiện từng ngày để mang đến sự hài lòng đến khách hàng và người sử dụng.

Rate this post

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.