Thoái hóa cột sống thắt lưng và những phương pháp điều trị mới nhất 2022
Thoái hóa cột sống thắt lưng (hay còn gọi là Spondylosis) là một dạng của thoái hóa cột sống. Đây là bệnh mãn tính về xương khớp. Bệnh không chỉ gây đau nhức, ê ẩm trên cột sống thắt lưng của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới vận động, sinh hoạt hàng ngày. Vậy để biết cách điều trị bệnh hiệu quả đầu tiên cần phải hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng là gì. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.
1. Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng đĩa đệm, khớp và vùng cột sống thắt lưng (hay còn gọi là lưng dưới) bị thoái hóa và hao mòn do tuổi tác gây ra hiện tượng đau lưng dưới.
Mặc dù căn bệnh này không được coi là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện kịp thời sẽ có nhiều biến chứng khó lường. Cột sống thắt lưng khi bị thoái hóa sẽ diễn ra ở những phần khác nhau của cột sống:
- Phần giữa cột sống bị ảnh hưởng do gai cột sống ngực
- Phần lưng dưới bị ảnh hưởng bởi thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Nhiều phần của cột sống có thể bị ảnh hưởng bởi các phần ngạnh của khớp xương nhô ra.
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, có khoảng 85% người trên 60 tuổi bị thoái cột sống. Tuy nhiên, với tính chất công việc và sự phát triển của công nghệ hiện nay thì hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể nhìn thấy ở một số người trẻ đang ngày càng nhiều.
Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ
2. Triệu chứng
Hầu hết các triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng đều là cảm giác đau nhức và ê ẩm phần lưng. Ban đầu mức độ đau sẽ rất nhẹ rồi tăng dần trong một vài ngày nếu bạn không phát hiện kịp thời.
Các triệu chứng có thể khác nhau, nhưng có một số đặc điểm chung bao gồm:
- Đau trầm trọng khi cúi hoặc vặn người: Khi vận động vặn cột sống và uốn cong về phía trước, phía sau và từ bên này sang bên kia có thể gây ra cơn đau dữ dội, tập trung xung quanh đĩa đệm.
- Đau khi ngồi một chỗ: Ngồi trong thời gian dài thường gây đau thắt lưng trầm trọng hơn cho đến khi đứng lên hoặc thay đổi tư thế.
- Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ dẫn đến các triệu chứng thần kinh bao gồm tê, yếu hoặc đau nhói ở hông, mông hoặc lưng chân. Đau chân do bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường không lan xuống quá đầu gối.
- Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng điển hình là khó khăn trong vận động hàng ngày, bị cứng khớp và đau dữ dội khi nằm ngủ sai tư thế.
- Nặng hơn có thể bị biến chứng bao gồm đau thần kinh tọa ở sau đùi, cảm giác nóng, buốt, nhói…
3. Các cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng tập trung vào việc giảm thiểu cơn đau, ổn định cột sống và cải thiện hoặc duy trì khả năng vận động. Bệnh thoái hóa thắt lưng có thể được điều trị bằng sự kết hợp của các kỹ thuật kiểm soát cơn đau, vật lý trị liệu hoặc chữa trị tại nhà trong giai đoạn đầu.
3.1. Điều trị bảo tồn
- Kéo giãn cột sống bằng Đai DiskDr
Đây là một phương pháp được rất nhiều người lựa chọn sử dụng và tin tưởng bởi những gì sản phẩm này mang lại. Đai kéo giãn cột sống giúp khí huyết lưu thông, giảm đau nhức và ê buốt vùng lưng.
Khác với những phương pháp điều trị thông thường vốn chỉ điều trị bệnh về mặt triệu chứng thì DiskDr tác động trực tiếp vào bản chất của vấn đề gây đau lưng do chèn ép dây thần kinh bằng cách kéo giãn vùng bị đau và giảm áp lực tác dụng thường xuyên lên các khu vực này.
Đây vẫn luôn được coi là liệu pháp “vật lý trị liệu tại nhà”, hỗ trợ bạn trong các hoạt động thường ngày như đứng ngồi, đi lại, lái xe,…
Được sản xuất tại Hàn Quốc, có mặt tại Việt Nam từ 2012 đến nay, DiskDr. đã giúp cho hàng chục ngàn khách hàng bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,… trở lại với cuộc sống bình thường không đau đớn. Chi tiết sản phẩm xem TẠI ĐÂY.
- Vật lý trị liệu
Một trong những phương pháp được tin tưởng nhất chính là vật lý trị liệu. Đây là thao tác thường được kết hợp với chăm sóc thần kinh cột sống, là phương pháp kiểm soát cơn đau phổ biến cho bệnh đau thắt lưng.
Người tập dùng tay tác động lực lên lưng, hông hoặc các vùng khác với mục đích giảm căng cơ và khớp. Thao tác vật lý trị liệu được chứng minh là một biện pháp hiệu quả để giảm đau tạm thời và trong một số trường hợp có hiệu quả tương tự như dùng thuốc.
- Liệu pháp xoa bóp
Liệu pháp xoa bóp có thể làm giảm căng thẳng và co thắt ở cơ thắt lưng, giảm áp lực lên cột sống và giảm đau đáng kể. Ngoài ra, liệu pháp mát xa có thể cải thiện tuần hoàn, cung cấp chất dinh dưỡng chữa bệnh và oxy cho các cơ bị căng.
3.2. Các bài thuốc nam cho người thoái hóa cột sống thắt lưng
Thuốc nam rất hiệu quả để chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng trong giai đoạn đầu. Ưu điểm là chi phí rẻ, có thể tự làm tại nhà và an toàn, không có tác dụng phụ cho người bệnh.
Một số bài thuốc nam gia truyền có thể tự thực hiện như:
- Chữa thoái hóa thắt lưng bằng ngải cứu: Đây có lẽ là cách phổ biến nhất được nhiều người tin tưởng sử dụng. Ngải cứu có những đặc tính dược lý để điều trị những bệnh thường gặp không chỉ được chế biến trong món ăn. Bạn có thể kết hợp giữa ngải cứu và muối biển, ngải cứu và mật ong hoặc uống nước ngải cứu hàng ngày để bệnh thuyên giảm.
- Chữa bệnh bằng lá lốt: Không chỉ được sử dụng trong các món ăn thường ngày, lá lốt còn là nguyên liệu cực kỳ hiệu quả cho việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Bạn có thể sử dụng lá lốt để đun nước uống hàng ngày hoặc đắp lá lốt bằng cách xào qua cùng muối để có kết quả tốt nhất.
- Chữa bệnh bằng hạt đu đủ: Đu đủ là loại quả có rất nhiều công dụng như giải nhiệt, mát gan, và trong đó có điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng. Bạn cần chuẩn bị quả đu đủ vừa chín, sau đó lấy hạt và giã hạt, bọc vào miếng vải cotton sạch sau đó đắp thuốc. Mỗi tuần bạn nên thực hiện từ 2 – 3 lần và mỗi lần 15 phút để giảm đau nhức, ê buốt.
- Chữa bệnh bằng cây xương rồng: Cách chữa bằng xương rồng có lẽ là bài thuốc mới đối với nhiều người. Xương rồng có công dụng đặc biệt trong việc điều trị gai cột sống, các bệnh xương khớp hoặc táo bón, giải độc. Bạn có thể mua xương rồng về rồi ngâm cùng nước muối. Sau đó nướng trên lửa rồi cho vào miếng vải cotton mỏng là đắp lên phần thắt lưng bị đau.
3.3. Các bài tập tại nhà
- Các bài tập kéo giãn cho các cơ ở lưng dưới, hông và xương chậu cũng như cơ gân. Sự căng cứng của các cơ này tạo áp lực nhiều hơn lên cột sống thắt lưng và góp phần gây ra đau thắt lưng. Bởi vậy mỗi ngày bạn nên vận động thân thể và tập các bài tập kéo giãn cơ để bệnh thuyên giảm trông thấy.
- Tăng cường tập các bài tập xây dựng cơ lưng dưới và cơ bụng để duy trì tư thế khỏe mạnh, hỗ trợ cột sống tốt hơn. Các chương trình tập thể dục tăng cường có thể bao gồm chương trình pilates, thái cực quyền, ổn định thắt lưng…
- Bài tập aerobic tác động thấp giúp nâng cao nhịp tim để cải thiện tuần hoàn và cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết để chữa lành các mô của cơ thể. Ví dụ về các môn thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng cho cột sống bao gồm đi bộ, bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước, dùng máy đạp xe tại chỗ và chạy trên đường elip.
Ngoài ra, việc thay đổi lối sống hàng ngày giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh. Bạn còn có thể sử dụng ghế làm việc khoa học hỗ trợ hoặc nẹp lưng để cảm giác thoải mái hàng ngày. Không nên dùng chất kích thích như rượu, bia, cafe hay ngủ muộn, ăn uống không điều độ.
4. Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?
Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì để giảm triệu chứng và hiệu quả hơn trong việc điều trị? Có rất nhiều dưỡng chất vừa ngon miệng vừa hiệu quả điều trị người bệnh nên cho vào thực đơn:
- Vitamin C
Dưỡng chất trong vitamin C có tác dụng giảm viêm, giảm đau, chống lão hóa xương, tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai. Người bệnh cần bổ sung những món ăn có vitamin C để hạn chế sự phát triển của thoái hóa cột sống. Một số loại hoa quả có vitamin C như bưởi, cam, quýt, kiwi… hoặc rau củ.
- Vitamin D
Bạn có thể tìm thấy trong nấm, đậu, sữa, trứng… Những thực phẩm này giúp cho việc chuyển hóa canxi được diễn ra tốt hơn để có một cơ thể khỏe mạnh. Người bệnh cần bổ sung đủ vitamin D để xương khớp dẻo dai hơn.
- Canxi
Canxi cần cho vào thực đơn ngay nếu bạn muốn quá trình điều trị hiệu quả hơn. Một số đồ ăn như cá, tôm, cua, đồ biển… đều có canxi và đây là chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng.
Trên đây là tổng quát về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và đưa những nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cái nhìn tổng quan về hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên nếu bệnh đã trở nặng thì các bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán bệnh.
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. Cho đến nay các phiên bản DiskDr. đã có Đai lưng, Đai cổ, Đai gối, Đai cổ tay với sự cải tiến ngày càng tốt hơn trước. Sản phẩm đã có mặt tại hơn 30 quốc gia và được người sử dụng Việt Nam tin dùng trong nhiều năm vừa qua với chất lượng cao và chế độ bảo hành 12 tháng. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr tại https://www.diskdr.vn/shop
Nếu bạn cần tư vấn về các vấn đề cột sống, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn sản phẩm DiskDr. phù hợp nhất.