10 thông tin ĐẦY ĐỦ NHẤT về đau thần kinh tọa năm 2022

Đau thần kinh tọa đang là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên những thông tin về bệnh này không phải ở đâu cũng chính xác. Qua quá trình tìm hiểu và tham khảo ý kiến các chuyên gia hàng đầu về xương khớp, chúng tôi đã tổng hợp được “10 thông tin BẠN CẦN BIẾT về bệnh lý đau thần kinh tọa”. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

1. Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa (hay còn gọi là đau dây thần kinh tọa) là hội chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.

Đây được coi là dây thần kinh dài nhất và quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta. Dây thần kinh tọa chạy dọc từ cột sống thắt lưng xuống tới các ngón chân. Do đó, cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng thắt lưng khu vực các đốt sống L4, L5 và S1, sau đó lan xuống hông, mông, đùi, bắp chân và lan xuống bàn chân.

Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa là gì?

Bệnh đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện ở những người đang độ tuổi lao động (từ 30 đến 60 tuổi). Một thống kê gần đây ở bệnh viện Bạch Mai cho thấy, đây chính là bệnh có độ phổ biến cao thứ hai chỉ sau viêm khớp dạng thấp.

Mặc dù bệnh không nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên những triệu chứng của đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và những sinh hoạt hằng ngày của chúng ta.

2. Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa

  • Do thoát vị đĩa đệm

Các nghiên cứu gần đây cho thấy hơn 80% bệnh nhân bị đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm và các tổn thương ở vùng đĩa đệm như phình, lồi. Khối đĩa đệm bị thoát vị sẽ chèn ép lên dây thần kinh tọa và gây ra những cơn đau cho người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa
  • Do chấn thương

Những chấn thường trong quá trình làm việc có thể gây ra các tổn thương ở vùng cột sống và đĩa đệm, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

  • Thoái hóa đốt sống, trượt đốt sống

Tuổi tác càng cao thì nguy cơ bị thoái hóa đốt sống càng lớn. Cột sống bị thoái hóa sẽ hình thành những sai lệch hoặc các “gai” ở khớp đốt sống, gây chèn ép lên dây thần kinh tọa.

  • Do các dị tật, khối u

Trường hợp các khối u chèn ép lên dây thần kinh khá hiếm gặp, tuy nhiên đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân đau thần kinh tọa.

3. Triệu chứng, dấu hiệu của đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa xảy ra với mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ xuất hiện những triệu chứng và dấu hiệu đau khác nhau. Với nhiều người, cơn đau xuất hiện dữ dội, có lúc đau như bị điện giật. Nhưng có nhiều người lại xuất hiện những cơn đau âm ỉ, đôi khi là cảm giác nóng rát, châm chích.

Triệu chứng đau thần kinh tọa
Triệu chứng đau thần kinh tọa

Tuy nhiên, triệu chứng đau thần kinh tọa thường gặp chủ yếu sẽ là:

Cơn đau bắt đầu xuất hiện ở vùng thắt lưng rồi lan ra xung quanh hoặc lan xuống phần mông. Cơn đau tiếp tục lan tới những bộ phận mà dây thần kinh tọa đi qua bao gồm phần sau đùi và bắp chân, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Thông thường, cơn đau sẽ chỉ xuất hiện ở một bên chân.

Cơn đau sẽ có xu hướng tăng lên khi người bệnh ngồi quá lâu một tư thế, khi ho hoặc khi hắt hơi. Một vài trường hợp sẽ gây ngứa ở bàn chân và làm yếu các nhóm cơ ở chân.

4. Những đối tượng có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa

Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau. Một số đối tượng tiêu biểu dưới đây là những người có nguy cơ cao mắc bệnh:

  • Người làm việc văn phòng, ít vận động

Việc ngồi quá lâu trong một thời gian dài và ít vận động sẽ là nhóm người có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nhiều so với những người vận động đều đặn mỗi ngày.

Người làm văn phòng có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa
Người làm văn phòng có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa
  • Thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể quá lớn dẫn đến áp lực lên cột sống và đĩa đệm cũng lớn hơn so với người bình thường. Khi cột sống và đĩa đệm chịu sức nặng lớn hơn bình thường thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn. Do đó, đây là một trong những nhóm người dễ bị đau do chèn ép dây thần kinh tọa.

  • Người lao động nặng

Những người làm công việc lao động nặng sẽ rất dễ gặp phải các chấn thương liên quan đến cột sống. Và khi các chấn thương xuất hiện, việc dây thần kinh tọa bị chèn ép rất dễ xảy ra.

  • Người lớn tuổi

Khi xương khớp, đĩa đệm và các nhóm cơ dần yếu đi theo tuổi tác thì cũng là lúc những bệnh lý về xương khớp xảy ra mạnh mẽ hơn.

  • Người bị đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường được phát hiện là một trong những nguyên nhân kích thích cơn đau xảy ra và lan dọc theo dây thần kinh tọa.

5. Những biến chứng đau thần kinh tọa

Những cơn đau thường gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến tới các hoạt động sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Hơn thế nữa, nếu người bệnh để lâu mà không điều trị sẽ dẫn tới một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm như sau:

  • Suy giảm chức năng vận động

Việc để lâu không điều trị sẽ gây ra hệ lụy là sức khỏe lao động bị giảm sút, các chi dần dần mất đi cảm giác dẫn tới các cơ xung quanh dây thần kinh bị teo đi và ảnh hưởng vô cùng lớn tới cuộc sống.

  • Rối loạn chức năng bàng quang và cơ vòng

Các chức năng ở bàng quang và cơ vòng bị ảnh hưởng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng là chức năng bài tiết và việc tiểu tiện của người bệnh sẽ bị mất kiểm soát.

  • Bại liệt vùng chi dưới

Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất. Bại liệt toàn bộ vùng chi dưới khiến bệnh nhân mất khả năng đi lại, vùng chi dưới không thể vận động. Những sinh hoạt hằng ngày phải phụ thuộc vào những người xung quanh khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Biến chứng nặng nhất của đau thần kinh tọa là bại liệt chi dưới
Biến chứng nặng nhất của đau thần kinh tọa là bại liệt chi dưới

Khi tới gian đoạn cuối cùng này, người bệnh gần như không còn khả năng phục hồi. Vì vậy, khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu đau thần kinh tọa, các bạn nhanh chóng tiến hành thăm khám để phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp.

6. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Với những trường hợp nhẹ, đau thần kinh tọa sẽ xuất hiện và giảm dần sau khi bạn sử dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như chườm nóng hoặc chườm lạnh. Tuy nhiên, nếu sau vài ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm, hoặc khi cảm thấy xuất hiện các dấu hiện sau, bạn nên liên hệ với các cơ sở y tế:

  • Cơn đau tăng lên và thường xuyên cảm thấy phần lưng hoặc chân bị tê và yếu hơn bình thường.
  • Việc kiểm soát ruột và bàng quang gặp nhiều khó khăn.

Hoặc trong trường hợp cơn đau xuất hiện do chấn thương hoặc tai nạn, bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín để nắm bắt được tình trạng bệnh của bản thân.

Xem thêm: 5 địa chỉ khám đau thần kinh tọa uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Gặp bác sĩ ngay sau khi xuất hiện triệu chứng đau thần kinh tọa
Gặp bác sĩ ngay sau khi xuất hiện triệu chứng đau thần kinh tọa

7. Các biện pháp chẩn đoán và phân loại đau thần kinh tọa

Biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán đúng nhất về bệnh đau thần kinh tọa, ngoài việc các bác sĩ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, thì việc căn cứ vào kết quả chẩn đoán cận lâm sàng là một phần không thể thiếu để mang lại kết quả chính xác.

Các nghiệm pháp chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng bao gồm:

  • Hệ thống điểm đau Valleix cùng với dấu chuông bấm dương tính.
  • Dấu hiệu Lasègue là dương tính.
  • Phản xạ gân xương: Phản xạ gân bánh chè giảm hoặc mất nếu như xảy ra tổn thương rễ L4, phản xạ gân gót chân giảm hoặc mất nếu xảy ra tổn thương ở rễ S1.
  • Dấu hiệu Chavany và dấu hiệu Bonnet

Chẩn đoán cận lâm sàng sẽ căn cứ vào các kết quả sau:

  • Chụp X quang: Ít có giá trị chẩn đoán nguyên nhân nhưng kết quả này giúp định hướng tới các nguyên nhân xuất hiện do thoái hóa cột sống, trượt đốt sống. Tuy nhiên, chụp X quang sẽ giúp loại trừ một số nguyên nhân như: viêm đĩa đệm, các dị tật, khối u,…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kết quả sẽ cho thấy mức độ tổn thương cũng như vị trí khối thoát vị, mức độ chèn ép lên rễ thần kinh, đồng thời hình ảnh chụp MRI có thể phát hiện các nguyên nhân hiếm gặp khác như: viêm đĩa đệm, chèn ép do khối u,…
  • Chụp CT – Scan: Được thực hiện khi bệnh nhân không có điều kiện hoặc không thể chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Điện cơ (EMG): Kết quả giúp phát hiện và đánh giá mức độ tổn thương các rễ thần kinh.
Chụp X quang, MRI, CT giúp chẩn đoán đau thần kinh tọa
Chụp X quang, MRI, CT giúp chẩn đoán đau thần kinh tọa

Phân loại

Thông thường, đau dây thần kinh tọa được chia ra theo nhóm nguyên nhân gây bệnh, đó là:

  • Đau do bệnh lý (thoái hóa cột sống, chệch khớp đốt sống, thoát vị đĩa đệm,…)
  • Đau không phải do bệnh lý (khối u, dị tật,…)

8. Cách phòng ngừa đau thần kinh tọa

Việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa có thể không mang lại hiệu quả ngay trước mắt nhưng về lâu về dài nó sẽ là những biện pháp cần thiết, góp phần giảm thiểu tối đa việc xuất hiện những cơn đau.

Một số biện pháp và lưu ý để hạn chế bệnh:

  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao để tăng cường sức bền cho các nhóm cơ quan trọng, đặc biệt là cơ lưng dưới và cơ bụng. Việc áp dụng các bài tập chữa đau thần kinh tọa mỗi ngày là vô cùng cần thiết đối với những người thừa cân, béo phì và những người ngồi văn phòng hay làm việc quá lâu ở một tư thế.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Hạn chế các tư thế sai lệch, mang vác nặng: Việc làm này giúp bạn giảm thiểu tối đa các chấn thương lên cột sống. Với những công việc đặc thù phải mang vác, các bạn nên ngồi xổm xuống trước khi nâng vật nặng, hoặc bước 1 chân lên cao hạ gối thấp xuống để cột sống luôn được giữ ở trạng thái thẳng.
  • Chế độ ăn uống phù hợp: Hạn chế các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia; tăng cường các thực phẩm giàu canxi giúp xương khớp khỏe mạnh hơn.
  • Hạn chế đi giày cao gót: Với chị em phụ nữ, việc hạn chế đi giày cao gót cũng là một việc làm cần thiết để bảo vệ cột sống.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: Ngày nay, các sản phẩm hỗ trợ cột sống như đai lưng, nịt lưng cũng được sử dụng rất nhiều. Các sản phẩm này vừa giúp nâng đỡ cột sống khi hoạt động, vừa giúp ổn định đường cong sinh lý cột sống và giảm thiểu tối đa các chấn thương.

9. Những phương pháp điều trị phổ biến

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị đau thần kinh tọa phổ biến. Mỗi phương pháp đều mang lại tác dụng và một độ hiệu quả nhất định. Hãy cùng tìm hiểu 4 phương pháp chữa đau thần kinh tọa phổ biến nhất hiện nay:

9.1. Vật lý trị liệu

Là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất hiện nay bởi sự an toàn và hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Vật lý trị liệu giúp giải quyết gốc rễ vấn đề, hỗ trợ phục hồi chức năng và ngăn ngừa những tái phát trong tương lai.

Các biện pháp vật lý trị liệu được sử dụng phổ biến trong chữa đau thần kinh tọa chính là:

  • Kéo giãn cột sống: Sử dụng các loại máy kéo giãn hoặc đai kéo giãn cột sống để giảm áp lực lên rễ thần kinh bị chèn ép. Loại đai được sử dụng nhiều nhất hiện nay là đai kéo giãn cột sống Hàn Quốc DiskDr.
  • Nắn chỉnh cột sống: Giúp điều chỉnh các sai lệch xảy ra tại cột sống, hỗ trợ việc trả lại đường cong sinh lý cột sống như bình thường.

Xem thêm: Có nên mua đai kéo giãn cột sống?

Vật lý trị liệu bằng đai kéo giãn cột sống là phương pháp rất nhiều người sử dụng
Vật lý trị liệu bằng đai kéo giãn cột sống là phương pháp rất nhiều người sử dụng

9.2. Sử dụng thuốc

Một số nhóm thuốc kháng viêm, giãn cơ,… là những loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau thần kinh tọa. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hiện nay không được ưu tiên nhiều do các tác dụng không mong muốn mà nhiều loại thuốc gây ra trên đường tiêu hóa, có thể gây ảnh hưởng tới tim, gan và thận.

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng các bài thuốc nam với những trường hợp đau nhẹ.

Dùng thuốc tây nhiều để điều trị đau sẽ ảnh hưởng tới tim, gan, thận
Dùng thuốc tây nhiều để điều trị đau sẽ ảnh hưởng tới tim, gan, thận

9.3. Châm cứu, bấm huyệt

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng châm cứu có thể giúp giảm đau lưng, tuy nhiên không phải ai cũng cảm nhận được sự hiệu quả của phương pháp này.

Nếu bạn lựa chọn châm cứu, hãy tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ những nơi đáng tin cậy và có chuyên môn cao để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe.

Châm cứu cũng sẽ mang lại một độ hiệu quả nhất định
Châm cứu cũng sẽ mang lại một độ hiệu quả nhất định

9.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật giúp giải quyết cách vấn đề gây đau bằng cách cắt bỏ phần đĩa đệm hoặc những phần gai xương gây chèn ép lên cột sống. Thông thường việc phẫu thuật sẽ tốn rất nhiều chi phí, việc phục hồi sẽ lâu hơn ở những người lớn tuổi.

Sau khi phẫu thuật, các triệu chứng của bệnh có tái phát hay không còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Các bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này.

Việc phẫu thuật chưa chắc đã mang lại hiệu quả tốt nhất
Việc phẫu thuật chưa chắc đã mang lại hiệu quả tốt nhất

10. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa

Hiện nay, có rất nhiều yếu tố khác nhau, gây ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ bị đau lưng, đau cột sống. Những yếu tố chính làm tăng nguy bị bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
  • Nghề nghiệp: các công việc nặng nhọc, công việc phải ngồi lâu một tư thế,…
  • Sinh hoạt, vận động: các tư thế khi vận động không đúng, tư thế nằm sai lệch.
  • Dinh dưỡng: Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Cân nặng: Kiểm soát cân nặng cũng là một trong những yếu tố cần thiết để hạn chế bệnh xuất hiện.

Trên đây là TẤT TẦN TẬT 10 thông tin bạn cần nắm vững về bệnh đau thần kinh tọa. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ có cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để phòng tránh và cải thiện bệnh một cách tốt nhất.

Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.