Đau nhức đầu gối là biểu hiện của bệnh gì? Cách xử lý

Đau nhức đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà bạn không nên bỏ qua như viêm khớp, thoái hóa khớp,… Nếu chủ quan và không có biện pháp chữa trị kịp thời, bạn rất có thể phải chịu đựng những cơn đau nhức này vĩnh viễn, thậm chí là suy giảm và mất khả năng vận động khớp gối. Hãy cùng DiskDr tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây.

Bệnh lý nào dẫn đến đau nhức đầu gối

Đau nhức đầu gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là những người già và người thường xuyên phải vận động mạnh.

Nguyên nhân gây đau nhức khớp gối có thể đến từ những chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và khi chơi thể thao. Những cơn đau sẽ kéo đến đột ngột khi bạn vận động khớp gối quá mạnh. Đồng thời, chúng có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn.

Đau nhức đầu gối là biểu hiện của bệnh lý gì?
Đau nhức đầu gối là biểu hiện của bệnh lý gì?

Bên cạnh đó, yếu tố bệnh lý cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra chứng đau nhức khớp gối mà bạn không nên bỏ qua. Theo các chuyên gia, người bị đau khớp gối có nguy cơ mắc các bệnh lý sau đây.

  • Viêm khớp: bao gồm viêm khớp dạng thấp, Lupus,… Khi khớp gối bị viêm, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những biểu hiện như đau nhức, sưng tấy kèm theo sốt nhẹ. 
  • Viêm bao hoạt dịch: bệnh lý này thường xảy ra khi các túi đệm trong khớp gối bị kích thích và sưng tấy. Lúc này, đầu gối của bệnh nhân sẽ liên tục đau nhức và có cảm giác căng cứng ngay cả khi không vận động.
  • Nhiễm trùng khớp: hiện tượng nhiễm trùng xảy ra khi các loại vi khuẩn xâm nhập vào khớp gối qua vùng chấn thương hoặc từ bất cứ bộ phận nào khác trong cơ thể. Người bị nhiễm trùng khớp sẽ có biểu hiện đau nhức và sưng đỏ đầu gối, có thể mệt mỏi kèm theo tình trạng sốt cao.
  • Ung thư xương: đây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh sẽ bị ung thư liên kết cả 3 loại tế bào là tế bào xương, sụn và tế bào liên kết mô mềm. Các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp thông thường nên người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Như đã chia sẻ ở trên, đau nhức đầu gối là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm về xương khớp. Những triệu chứng sẽ ngày càng chuyển biến nặng theo thời gian và khiến bạn gặp khó khăn ngay cả khi thực hiện những vận động đơn giản nhất. 

Khi nào người bệnh nên đến gặp bác sĩ?
Khi nào người bệnh nên đến gặp bác sĩ?

Do đó, việc thăm khám và chữa trị từ sớm là hết sức cần thiết. Tuy nhiên nhiều người bệnh vẫn giữ tâm lý chủ quan, coi thường các triệu chứng đau nhức khớp gối.

Theo các bác sĩ, bạn cần đến các cơ sở thăm khám ngay khi có những dấu hiệu sau đây:

  • Cơn đau tái phát dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm, dù bạn đã nghỉ ngơi và không vận động nhiều.
  • Không thể co, duỗi hay gập đầu gối lại được.
  • Không thể đi lại bình thường.

Cách xử trí

Nhiều khách hàng lựa chọn đai DiskDr để thoát khỏi chứng đau nhức đầu gối
Nhiều khách hàng lựa chọn đai DiskDr để thoát khỏi chứng đau nhức đầu gối

Với những trường hợp bệnh mới khởi phát, chưa chuyển biến nặng, bạn có thể áp dụng ngay một số biện pháp để giảm tình trạng đau nhức ngay tại nhà sau đây:

  • Chườm nóng hoặc lạnh: đây là phương pháp đơn giản để giảm nhanh cơn đau nhức đầu gối. Bạn chỉ cần dùng túi chườm áp vào phần gối bị đau và giữ trong 15 – 20 phút. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời mà không có hiệu quả điều trị lâu dài.
  • Các bài tập trị đau khớp gối như bài tập nâng chân, động tác con sò, kéo giãn cơ đùi,… Những bài tập này sẽ giúp bạn giảm dần cơn đau và tập đầu gối vận động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, chúng thường chỉ được xem là những biện pháp hỗ trợ, có tác dụng duy trì hoạt động của khớp gối sau khi bệnh đã được cải thiện.
  • Sử dụng một số thiết bị hỗ trợ như đai gối,… đây là thiết bị y tế chuyên dụng để đẩy lùi các triệu chứng đau nhức đầu gối. Đai vừa có tác dụng nâng đỡ và hỗ trợ khớp gối, vừa bảo vệ xương khớp của bạn trước các tác động vật lý bên ngoài.

Chứng đau nhức đầu gối không chỉ gây ra nhiều phiền toái mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng trong cơ thể bạn. Do đó, người bệnh nên chủ động tìm đến các phương pháp hỗ trợ và sự tư vấn của bác sĩ khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn.

YÊU CẦU DISKDR TƯ VẤN
Bạn cần tư vấn về sản phẩm phù hợp cho bệnh cột sống? Hãy để lại thông tin, chuyên gia của chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.

Bạn cần Tư vấn sản phẩm, Đặt hàng hoặc Tìm địa chỉ mua hàng gần bạn?

ĐẶT HÀNG NHANH
Vui lòng nhập thông tin đặt hàng của bạn. Đối với sản phẩm có kích cỡ (size), chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua điện thoại để tư vấn sản phẩm phù hợp.
 

Để quay lại trang đang xem nhấn vào nút X ở góc trên bên phải.