Phồng đĩa đệm là gì? Sự khác nhau giữa phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm trước đây. Rất có thể bạn biết cả hai bệnh đều liên quan cột sống và gây ra đau đớn. Tuy nhiên chúng không giống nhau. Nói một cách ngắn gọn: mặc dù cả hai đều ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống nhưng chúng là những trạng thái khác nhau. Hãy cùng tìm kiểu kỹ ở bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về bệnh phồng đĩa đệm
1.1. Phồng đĩa đệm là gì?
Như nhiều người đã biết, đĩa đệm là bộ phận được sắp xếp nằm xen kẽ giữa các đốt sống và đóng vai trò giống như những miếng đệm “giảm xóc” giúp cơ thể di chuyển linh hoạt và dễ dàng hơn.
Theo thời gian, đĩa đệm cột sống có dấu hiệu hao mòn và yếu dần theo tuổi tác. Các đĩa đệm mất dần nước và lớp sụn của chúng cứng lại. Cùng với áp lực của cơ thể tác động lên mỗi khi vận động, đĩa đệm dần dần phình ra về một hoặc nhiều phía khác nhau. Người ta gọi đó là hiện tượng phồng đĩa đệm hoặc phình lồi đĩa đệm.
1.2. So sánh giữa phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm?
Một số người sử dụng thuật ngữ phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm thay thế cho nhau. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai.
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ đĩa đệm bị nứt vỡ khiến nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài và chèn ép lên các rễ thần kinh, gây ra các hiện tượng đau mỏi, tê nhức cho người bệnh.
Không giống như thoát vị đĩa đệm, phồng đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy gặp áp lực và muốn thoát ra ngoài nhưng không được do các lớp bao xơ bên ngoài vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, do phần đĩa đệm nhô ra ngoài ống sống nên vẫn có thể chèn ép rễ thần kinh và gây đau.
Đĩa đệm bị phồng sẽ càng tạo ra áp lực lớn lên phần bao xơ phía ngoài. Nếu không có biện pháp điều trị, bao xơ sẽ nứt vỡ và dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
So với phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm có nhiều khả năng gây đau hơn vì nó thường nhô ra xa hơn và dễ dàng kích thích các rễ thần kinh hơn. Vậy phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?
2. Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Nguyên nhân
Có thể nói phồng đĩa đệm được coi là giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm. Hiện tượng này cũng có thể gây đau mỏi nếu như phần đĩa đệm bị phình ra chèn vào dây thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đa phần đĩa đệm bị phình lồi sẽ thường xảy ra ở vùng cột sống thắt lưng và vùng cột sống cổ vì đây là những khu vực hoạt động nhiều nhất.
Đĩa đệm bị phồng ở vùng thắt lưng có thể dẫn đến các cơn đau ở vùng thắt lưng, gây yếu và tê chân, khả năng kiểm soát bàng quang kém đi. Còn ở vùng cổ, đĩa đệm bị phồng có thể gây ra các cơn đau vai gáy, tê bì vùng cánh tay và lan xuống bàn tay.
Nguyên nhân chính gây phồng đĩa đệm:
- Do thoái hóa: đĩa đệm cột sống có dấu hiệu hao mòn và yếu dần theo tuổi tác. Cùng với áp lực cơ thể đè nén nên cột sống sẽ khiến đĩa đệm dễ bị phồng hơn so với những người trẻ.
- Tư thế sai lệch khi đứng hoặc ngồi: Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho những người trẻ tuổi dễ bị phồng đĩa đệm. Ví dụ khi bạn nghiêng người, một bên của đĩa đệm sẽ bị nén xuống và một bên sẽ căng ra. Điều này sẽ tạo áp lực lên một phần chứ không phải toàn bộ đĩa đệm, khiến phần bị nén lâu ngày có nguy cơ phồng và thoát vị.
- Chấn thương do mang vác hoặc nâng vật nặng sai tư thế: áp lực được dồn nén đột ngột cũng sẽ khiến đĩa đệm dễ tổn thương hơn bình thường.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, thừa cân, béo phì cũng sẽ tạo điều kiện cho phình lồi đĩa đệm được biểu hiện ra ngoài.
3. Những phương pháp giúp cải thiện tình trạng phồng đĩa đệm tại nhà.
Qua những phân tích ở trên chúng ta có thể thấy nguyên nhân chính gây phình lồi đĩa đệm là tuổi tác và các áp lực lên đĩa đệm. Việc lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp sẽ dựa trên chính những nguyên nhân đó.
Một điều nữa đó là phồng đĩa đệm sẽ dễ điều trị hơn là thoát vị đĩa đệm. Vì vậy chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp ngay tại nhà cũng mang lại hiệu quả đáng ngờ đấy. Cụ thể:
3.1. Sử dụng thiết bị hỗ trợ
Một số sản phẩm hỗ trợ cột sống tại nhà hiện nay cũng được sử dụng rất nhiều vì chúng mang lại hiệu quả mà lại tiện lợi. Tiêu biểu nhất chính là đai kéo giãn cột sống, gối kê lưng, con lăn và ghế massage. Những sản phẩm này giúp massage vùng lưng và làm giảm trạng thái đau mỏi rất hiệu quả.
Đặc biệt không chỉ giúp massage lưng, đai kéo giãn cột sống còn được nhiều khách hàng sử dụng hơn hết, giúp điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Việc kéo giãn và nâng đỡ cột sống bằng các thanh hơi sẽ giúp giảm áp lực chèn ép lên phần đĩa đệm. Dần dần sẽ giúp đĩa đệm có cơ hội phục hồi về trạng thái ban đầu.
Dùng thử đai kéo giãn cột sống DiskDr
Với sự thành công của sản phẩm đai lưng DiskDr tại Việt Nam, hiện nay trên thị trường xuất hiện một số sản phẩm nhái theo các phiên bản cũ của DiskDr. Vì vậy các bạn chỉ nên mua và DÙNG THỬ đai DiskDr tại các địa chỉ uy tín. Chi tiết xem tại: https://www.diskdr.vn/mua-hang
Xem thêm: 5 bước để không mua phải hàng nhái
3.2. Tập các môn thể thao phù hợp
Các môn thể thao tốt cho người phình lồi đĩa đệm chính là những môn thể thao giúp tăng cường sức mạnh cơ lưng và giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm. Một số môn thể thao được chuyên gia khuyến cáo:
- Bơi lội
Không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe, bơi lội còn là môn thể thao hàng đầu mà những người phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm nên tập luyện mỗi ngày. Dưới nước, trọng lực cơ thể giảm nhiều, làm giảm sức nặng của cơ thể lê các khớp, giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống.
Ngoài ra, bơi lội giúp tim tăng cường co bóp, cung cấp đầy đủ oxi đến đĩa đệm giúp giảm đau, giảm viêm hiệu quả.
Người bệnh nên duy trì 30 phút đến 1 tiếng trong mỗi lần tập. Một tuần duy trì từ 3-5 buổi để đạt hiệu quả. Tuy không tác dụng nhanh trong vài ngày, nhưng về lâu về dài thì bơi lội mang lại hiệu quả vô cùng lớn.
- Tập xà đơn
Điều mà tập xà đơn mang lại cho người bệnh chính là khả năng kéo giãn cột sống và điều chỉnh tư thế phù hợp. Với những bệnh nhân bị phình lỗi đĩa đệm do ngồi nhiều, việc điều chỉnh tư thế là vô cùng quan trọng.
Bên cạnh đó, tập xà đơn thường xuyên cũng giúp tăng sức bền của cơ thể. Tập xà đơn kết hợp với động tác hít thở đủ sẽ tạo điều kiện cho máu lưu thông tới các cơ quan trong cơ thể dễ dàng.
- Các bài tập cơ lưng
Các bài tập này sẽ giúp các nhóm cơ ở vùng lưng khỏe mạnh hơn, giúp nâng đỡ cột sống tốt hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi đĩa đệm.
3.3. Những bài thuốc nam
Bên cạnh việc sử dụng dụng cụ hỗ trợ và các bài tập, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm các bài thuốc nam đơn giản, hiệu quả tại nhà để làm tăng hiệu quả điều trị. Phồng đĩa đệm được coi là giai đoạn trước của thoát vị, vậy nên các bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau đây:
- Bài thuốc từ lá lốt: lá lốt với muối hạt, lá lốt với đinh lăng, lá lốt với sữa bò,…
- Bài thuốc từ ngải cứu: Ngải với với dấm gạo, ngải cứu với mật ong, ngải cứu với muối hạt,…
- Bài thuốc với xương rồng: Xương rồng giã nát vs muối hạt hoặc sử dụng cùng ngải cứu để đắp lên vùng đau cũng rất hiệu quả.
- Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng hạt đu đủ, nước từ thân cây chuốt hột để hỗ trợ phồng đĩa đệm cũng rất tốt nhé.
Xem thêm: Các bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm.
Phồng đĩa đệm sẽ không đau nhiều và nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, thì rất có thể sẽ chuyển biến thành thoát vị. Vì vậy các bạn hãy cố gắng tìm hiểu và chọn những phương pháp phù hợp để tránh bệnh nặng thêm nhé!
Chúc các bạn nhiều sức khỏe!
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop