Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả bất ngờ
Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cổ đang là phương pháp được nhiều bệnh nhân tìm kiếm và áp dụng. Vậy phương pháp này có tác dụng cụ thế nào, cách áp dụng ra sao, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây!
1. Tác dụng của vật lý trị liệu cho bệnh thoát vị đĩa đệm
Với bệnh thoát vị đĩa đệm cổ thì việc điều trị bằng phương pháp bảo tồn luôn là ưu tiên hàng đầu. Trong đó, vật lý trị liệu là phương pháp được đánh giá cao khi mang đến nhiều tác dụng như:
- Giảm áp lực lên các dây thần kinh, làm giảm sự chèn ép lên các đốt sống cổ, từ đó giúp các cơn đau nhức cũng giảm dần.
- Tăng lưu lượng máu chứa oxy, nước và chất dinh dưỡng đến đốt sống cổ, giúp nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương.
- Tăng tính dẻo dai do xương khớp được vận động thường xuyên, từ đó giúp phục hồi và hạn chế các bệnh xương khớp khác cho người bệnh.
2. Ai có thể sử dụng vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cổ?
Đối tượng phù hợp nhất để áp dụng vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cổ là những bệnh nhân còn ở giai đoạn đầu hoặc bệnh còn ở mức trung bình. Cụ thể là khi phần bao xơ chưa bị rách, hoặc rách ít, nhân nhày chưa chèn ép nhiều lên rễ thần kinh, các cơn đau chưa dữ dội…
Lý do là bởi áp dụng vật lý trị liệu sẽ cần thời gian để đĩa đệm hồi phục dần dần chứ sẽ không có hiệu quả ngay lập tức.
Chính vì vậy, với những trường hợp bệnh nặng, đau dữ dội, chèn ép nhiều lên rễ thần kinh… sẽ cần có những tác động kịp thời như phẫu thuật.
Ngoài ra, những người bị gãy xương, có khối u ở cột sống hoặc trường hợp rễ thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép… cũng không nên sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để tránh làm tăng gánh nặng lên cột sống, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến
Hiện nay có một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến mà người bệnh có thể áp dụng để chữa thoát vị đĩa đệm cổ đó là:
3.1. Kéo giãn cột sống bằng máy
Kéo giãn cột sống bằng máy là việc sử dụng máy móc tạo ra các lực cơ học để tác động vào cột sống, kéo giãn khoảng cách giữa các đốt sống, giúp điều trị bệnh hiệu quả.
- Thực hiện kéo giãn cột sống cổ bằng máy giúp làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau hiệu quả…
- Để kéo giãn cột sống cổ bằng phương pháp này thì y bác sĩ chuyên môn sẽ lập trình bằng vi tính, tùy theo tình trạng bệnh lý để điều chỉnh lực kéo, thời gian sao cho phù hợp.
- Một liệu trình kéo giãn sẽ kéo dài trong vòng 15 phút và thực hiện trong 15-20 ngày.
3.2. Đai kéo giãn cột sống cổ
- Đai kéo giãn cột sống cổ có nguyên lý hoạt động tương tự với máy kéo giãn cột sống cổ. Tuy nhiên với đai kéo giãn cột sống thì bạn có thể sử dụng linh hoạt tại nhà mà không cần đến bệnh viện.
- Sử dụng đai kéo giãn cột sống cổ giúp cố định vị trí đốt sống đang bị tổn thương
- Đồng thời kéo giãn khoảng cách giữa các đốt sống, làm giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh
- Giảm căng cứng cơ và giảm đau nhức hiệu quả.
Hiện nay trong các dòng đai kéo giãn thì đai kéo giãn cột sống cổ DiskDr. là sản phẩm được nhiều chuyên gia xương khớp tin tưởng và khuyên người bệnh nên sử dụng.
- Bởi đây là một trong những sản phẩm hiếm hoi được Bộ Y tế xác nhận là thiết bị y tế loại A có tác dụng điều trị bệnh.
- Với thiết kế thông minh cùng nguyên lý kéo giãn cột sống bằng các túi khí khoa học, đai DiskDr. giúp giải phóng chèn ép các rễ dây thần kinh, giảm áp lực cho nội đĩa đệm.
- Các kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy sau khi sử dụng đai, khoảng cách giữa các đốt sống tăng lên trung bình khoảng 3mm.
3.3. Phương pháp nhiệt
Nhiệt trị liệu cũng mang đến những hiệu quả nhất định trong việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, trong đó bao gồm 2 loại là nhiệt nóng (chườm nóng), nhiệt lạnh (chườm lạnh).
Chườm nóng:
- Có tác dụng làm giãn cơ, giảm sự chèn ép của đĩa đệm lên dây thần kinh và các cơ.
- Người bệnh sử dụng túi chườm nóng, chườm vào vùng cổ bị thoát vị trong khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày.
- Có thể kết hợp với xoa bóp để mang đến hiệu quả tốt nhất.
- Lưu ý nhiệt độ không được quá 70 độ C.
Chườm lạnh:
- Có khả năng chống viêm, giảm sưng tấy, và giảm đau tức thời.
- Để thực hiện, người bệnh tiến hành chườm lạnh trong vòng 15 phút lên vùng thoát vị đĩa đệm cổ.
- Nên thực hiện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
3.4. Phương pháp điện trị liệu
Đối với phương pháp điện trị liệu thì người bệnh cần tiến hành tại các cơ sở y tế uy tín chứ không thể tự thực hiện tại nhà. Các phương pháp điện trị liệu phổ biến hiện nay có thể kể đến:
- Sóng ngắn: Là sử dụng sóng điện từ có tần số cao với bước sóng từ 11m đến 22m (tương đương với tần số từ 27,12MHz đến 13,56MHz) nhằm ức chế các sợi dẫn truyền cảm giác đau, làm giảm đau, tăng tuần hoàn cục bộ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.
- Siêu âm: Sử dụng sóng dọc với tần số 500.000- 3.000.000 Hz giúp gia tăng tuần hoàn máu, tăng cường chuyển hóa và hoạt động của màng tế bào, đồng thời còn giúp làm giảm kết dính, làm mềm mô, có tác dụng kháng viêm, giảm đau.
- Kích thích điện: Là phương pháp sử dụng các xung điện mang đến tác động trực tiếp đến vị trí bị tổn thương. Làm tăng cường tuần hoàn máu, giảm tình trạng căng cứng cơ, giảm đau nhức và đau dây thần kinh.
- Tia laser cường độ cao: Là việc sử dụng năng lượng của tia laser để làm triệt tiêu một lượng nhân nhầy tại đĩa đệm, làm giảm áp suất lên cột sống, hạn chế được sự chèn ép lên đĩa đệm.
4. Bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cổ
Người bệnh có thể áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu sau đây cũng mang đến tác dụng rất tốt trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm cổ.
Bài tập 1: Nghiêng đầu sang hai bên
Cách thực hiện:
- Người tập đứng trên thảm, hai chân rộng bằng vai, hai tay để dọc theo cơ thể, lòng bàn tay úp vào đùi.
- Đặt tay trái lên đầu và kéo nghiêng đầu một góc 90 độ sang bên trái, giữ tư thế trong vòng 10 giây sau đó trở về vị trí ban đầu.
- Thực hiện tương tự cho bên còn lại, mỗi bên thực hiện 5-10 lần.
Bài tập 2: Xoay cổ
Bài tập xoay cổ có tác dụng làm hạn chế các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cổ gây nên.
Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi trên thảm tập, hai vai thả lỏng.
- Nhẹ nhàng xoay đầu sang bên trái, mắt nhìn thẳng, giữ tư thế trong 30 giây sau đó xoay qua bên phải và giữ trong 30 giây.
- Trở về trạng thái ban đầu.
- Thực hiện động tác này 5 lần mỗi ngày.
Bài tập 3: Bài tập duỗi cổ
Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi trên thảm tập sao cho phần gối gập lại, mông đặt lên gót chân.
- Từ từ ngả người ra phía sau, hai tay chống xuống đất, để lòng bàn tay tiếp xúc với sàn, các ngón tay hướng ra ngoài.
- Nâng ngực lên và uốn cong lưng và hạ thấp đầu về phía sau, sau đó duỗi cổ, kéo căng cơ ngực.
- Giữ tư thế trong vòng 30 giây rồi từ từ nâng đầu lên và trở về vị trí ban đầu.
- Thực hiện động tác từ 3-5 lần.
Bài tập 4: Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế gấp
Bài tập kéo giãn cột sống cổ ở tư thế gấp mang đến hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh, tăng cường sự dẻo dai đối với phần thân trên.
Cách thực hiện:
- Người bệnh đứng trên thảm tập, hai bàn chân song song với mặt đất, giữ lưng thẳng, ngực ưỡn.
- Giơ hai tay lên cao hướng thẳng lên trần nhà đồng thời hít sâu.
- Gập người về phía trước ở mức tối đa có thể cho tới khi hai tay chạm vào sàn, giữ tư thế trong vòng 5 giây sau đó từ từ trở về trạng thái ban đầu.
- Thực hiện động tác này 5 lần.
Bài tập 5: Kéo giãn cơ nâng vai
Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi trên thảm tập, lưng thẳng.
- Duỗi thẳng tay trái rồi từ từ đưa về phía phải của cơ thể, dùng tay phải giữ tay trái để giúp kéo giãn cơ, giữ tư thế trong vòng 30 giây.
- Thực hiện động tác với bên còn lại.
Xem thêm: 8 bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cổ
Có thể thấy rằng vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cổ mang đến hiệu quả rất tốt, tuy nhiên người bệnh cần đến thăm khám và thực hiện các bài tập theo chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.
DiskDr. thương hiệu đai kéo giãn cột sống đến từ Hàn Quốc với hơn 20 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu và phát triển. DiskDr. có các phiên bản Đai lưng, đai cổ và đai gối hỗ trợ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ thoái hóa cột sống và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Xem trọn bộ danh sách sản phẩm DiskDr. tại https://www.diskdr.vn/shop